Đa dạng và phân bố của các loài cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã.DOC

55 822 0
Đa dạng và phân bố của các loài cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Nam giáp Thái Bình Dương, bờ biển dài hơn 3.200km. Với vị địa lý như vậy làm cho Việt Nam có hệ sinh thái rừng phong phú là nơi giao lưu của nhiều luồng động, thực vật. Theo ước tính sơ bộ của các nhà nghiên cứu, ở Việt Nam có hơn 12.000 loài thực vật thuộc 387 họ, thực vật là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm vật liệu xây dựng cũng như nguyên liệu cho các ngành công nghiệp … Hệ động vật cũng rất phong phú và đa dạng cả về loài quý hiếm và loài đặc hữu. Theo nghiên cứu, có khoảng trên 7.000 loài côn trùng, 2.600 loài cá, gần 1.000 loài chim, 275 loài thú và 260 loài bò sát. Để bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm, Việt Nam hình thành nhiều trung tâm bảo tồn, trong số đó có vườn quốc gia Bạch Mã (VQGBM). VQGBM được thành lập năm 1991 theo QĐ 214/CT- HĐBT ngày 15/7/1991. Núi Bạch Mã- Hải Vân nằm ở khu vực trung Trường Sơn trên dãy núi cao chạy dọc theo hướng Tây Đông từ biên giới Việt-Lào và gặp biển Đông tại đèo Hải Vân. Đây là dãy núi tạo nên sự gián đoạn của dãy đồng bằng ven biển miền Trung và hình thành nên một ranh giới địa sinh vật giữa khu hệ thực vật miền Bắc và miền Nam Việt Nam. VQGBM có toạ độ: 16 0 05’-16 0 15’ độ vĩ Bắc và 107 0 45’-107 0 53’ độ kinh Đông. Dãy núi Bạch Mã- Hải Vân cũng ảnh hưởng đến tiểu khí hậu ở vườn quốc gia, nơi được xem là ẩm ướt nhất Việt Nam với lượng mưa trung bình năm cao nhất tại đĩnh Bạch Mã của vườn là 7.977mm. Các nhà khoa học đã ghi nhận ở VQGBM có 1.493 loài động vật bao gồm 132 loài thú (chiếm 1/2 tổng số loài thú ở Việt Nam), 358 loài chim, 21 loài ếch nhái, 57 loài cá, 894 loài côn trùng và nhiều loài bò sát, trong số này có 68 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Và 2.147 loài thực vật (chiếm 1/5 tổng số loài thực vật có ở Việt Nam, trong đó có 68 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng, có trên 500 loài có tiềm năng thương mại và được sử dụng làm cây thuốc). Đặc biệt ở đây có nhiều cây hạt trần, trong đó có nhiều loài đặc hữu. 1 VQGBM không chỉ có giá trị đa dạng sinh học mà còn mang ý nghĩa về kinh tế và tinh thần sâu sắc, đặc biệt với việc cung cấp nguồn giống. Các loài thực vật còn được sử dụng cung cấp giống để tạo ra cảnh quan thông thoáng ở các vườn, công viên, khuôn viên của các cơ quan, đường phố và làm cảnh phục vụ cho gia đình, vườn còn là nơi tham quan nghĩ dưỡng cho hàng trăm ngàn lượt khách mỗi năm. Hiện nay, với sự khai thác quá mức, chúng ta đang phải đối mặt với một số thách thức lớn, đó là sự gia tăng mất mát về các loài động, thực vật được gọi chung là đa dang sinh học (ĐDSH). Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất mà không thể tái tạo lại được trên thế giới. Nó là cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng và phát triển bền vững của loài người. Việc làm mất ĐDSH dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái và kéo theo những thảm hoạ mà loài người đang phải gánh chịu như hạn hán, lũ lụt, sự nóng lên của vỏ Trái Đất, băng hai cực tan…. Chính vì thế việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ các nguồn gen đã trở thành vấn đề cấp thiết trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, việc kiểm kê và đánh giá tính ĐDSH của các hệ thực vật có một ý nghĩa rất lớn, bởi công việc này không những cho phép đánh giá tính đa dạng của một hệ thực vật về số lượng, chất lượng của các thành phần mà nó còn chỉ ra được quy luật phân bố của thực vật trong những khu vực địa lý khác nhau và cấu hình các nhóm thực vật trong hệ thực vật. Đó là cơ sở để giúp các nhà quản lý hoạch định các chính sách bảo tồn một cách chính xác và có hiệu quả. Cho đến nay, công tác điều tra và nghiên cứu các hệ thực vật ở Việt Nam, đặc biệt là hệ thực vật tại VQGBM tuy đã có những bước tiến đáng kể nhưng vẫn còn nhiều vần đề chưa được quan tâm đầy đủ, đặc biệt là tính đa dạng của các loài cây hạt trần. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đa dạng và phân bố của các loài cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã”. 2 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẩn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên pham vi toàn thế giới. Đó là hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP), quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), viện tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI)…. Loài người muốn tồn tại lâu dài trên hành tinh này thì phải có một dạng phát triển mới và phải có một cách sống mới. Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của con người phụ thuộc vào tài nguyên của trái đất, nếu tài nguyên đó bị giảm sút thì chúng ta và con cháu của chúng ta sẽ bị đe doạ. Chúng ta đã quá lạm dụng tài nguyên của trái đất mà không nghĩ đến tương lai, nên ngày nay loài người đang đứng trước nhiều hiểm hoạ về môi trường như sự nóng lên của khí hậu trái đất, lũ lụt,hạn hán, sóng thần Để tránh sự huỷ hoại tài nguyên chúng ta phải tôn trọng trái đất và sống một cách bền vững, dù muộn còn hơn không chú ý, vì vậy hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh học đã được tổ chức tại Rio de janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992, 150 nước đã ký vào bảng công ước về ĐDSH và bảo vệ chúng. Từ đó, nhiều hội thảo được tổ chức để thảo luận và nhiều cuốn sách mang tính chất chỉ dẫn đã ra đời. Năm 1990 WWF đã cho xuất bản cuốn sách nói về tầm quan trọng của ĐDSH (The importance biological diversity) hay IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới (World conservation strategy) Wri, IUCN và WWF đưa ra chiến lược sinh vật toàn cầu (Global biological strantegy). Nawm 1991 Wri, Wcu và UNEP xuất bản cuốn chiến lược đa dạng sinh học và chương trình hành động. Tất cả các cuốn sách đó nhằm hưóng dẫn và đề ra các phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai. Năm 1992-1995 WCMC công bố một cuốn sách tổng hợp (Đánh giá đa dạng sinh học toàn cầu) các tư liệu về ĐDSH của các nhóm sinh vật khác nhau các vùng khác nhau trên toàn thế giới, làm cơ sở cho việc bảo tồn chúng có hiệu quả. 3 Bên cạnh đó, hàng ngàn tác phẩm, những công trình khoa học khác nhau đã ra đời và hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, về phương pháp luận và thông báo các kết quả đạt được ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực được nhóm họp tạo thành mạng lưới cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu. 2.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam 2.2.1 Vấn đề nghiên cứu đa dạng sinh học chung Ngoài những tác phẩm cổ điển của Loureiro (1790), của Pierre (1879- 1907), từ những năm đầu thế kĩ đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, là nền tảng cho đánh giá tính đa dạng sinh học ở Việt Nam, đó là bộ thực vật chí Đông Dương do H.Lecomte chủ biên (1907-1952). Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn lãnh thổ Đông Dương. Trên cơ sở bộ thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài, 1850 chi và 289 họ. Ngành hạt kín có 3.366 loài (90,9%), 1.727 chi (93,4%) và 239 họ (82,7%). Ngành dương Xĩ và họ hàng dương xĩ có 599 loài (8,6%), 205 chi (5.575%) và 42 họ (14,5%). Ngành hạt trần có 39 loài (0,5%), 18 chi (0,9%) và 8 họ (2,8%). Về sau Humbert (1938-1950) đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện đánh giá thành phần loài cho toàn vùng và gần đây phải kể đến bộ thực vât chí Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960- 1997) cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 29 tập nhỏ gồm 74 họ cây có mạch nghĩa là chưa đầy 20% tổng số họ đã có. Trên cơ sở các công trình đã có, năm 1965 Pócs Tamás đã thống kê được ở Miền Bắc có 5.190 loài, 1.660 chi và 140 họ. Trong đó 1.069 loài thực vật hạt kín và 540 loài thuộc các ngành còn lại. Song song với sự thống kê đó, ở miền Bắc từ năm 1969-1976. Nhà xuất bản KHKT đã cho xuất bản cuốn sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập, do Lê Khả Kế chủ biên và ở Niềm Nam Việt nam, Phạm Hoàng Hộ công bố 2 tập cây cỏ Miền Nam Việt Nam giới thiêu 5.326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu còn lại 5.246 loài thực vật có mạch. Để phục vụ công tác khai thác, viên điều tra quy hoạch rừng đã công bố 7 tập cây gỗ rừng Việt Nam (1971-1988) giới thiệu khá chi tiết cùng với hình 4 vẽ minh hoạ. Đến năm 1996 công trình này được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên. Trần Đình Lý và Tập thể (1993) công bố 1.900 cây có ích ở Việt Nam, Võ Văn Chi (1997) công bố từ điển cây thuốc Việt Nam. Trong thời gian gần đây hệ thực vật Việt Nam đã được hệ thống lại bởi các nhà thực vật Liên Xô và Việt Nam và đăng trong kĩ yếu cây có mạch của thực vật Việt Nam và tạp chí sinh học số 4 (chuyên đề) 1994 và 1995. Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam trong hai năm gần đây. Đây là bộ danh sách đầy đủ nhất và dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam. Bên cạnh đó, có một số họ riêng biệt đã được công bố như Orchidaceae Đông Dương của Seidenfaden (1992), Orchidaceae Việt Nam của Leonid V.Averyanov (1994), Euphorbiaceae Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), Annonaceae Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2000), Lamiaceae của Vũ Xuân Phương (2000), Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên (2002), Cyperaceae của Nguyễn Khắc Khôi (2002). Đây là những tài liệu quan trọng nhất làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại ở Việt Nam. Bên cạnh những công trình mang tính chất chung cho cả nước hay ít ra một nửa đất nước, có nhiều công trình nghiên cứu khu hệ thực vật từng vùng được công bố chính thức như hệ thực vật Tây Nguyên đã công bố 3.754 loài thực vật có mạch do Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan kế lộc chủ biên xuất bản năm 1984; Danh lục thực vật Phú Quốc của Phạm Hoàng Hộ (1985) công bố 793 loài thực vật có mạch trong một diện tích 592km 2 ; Lê Trần Chấn, Phan Kế lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nông Văn Tiếp (1990) về hệ thực vật Lâm Sơn, Lương Sơn (Hoà Bình); Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới thiệu 2.024 loài thực vật bậc cao, 771 chi, 200 họ của vùng núi cao Sa Pa-Phan Si Phang. Trên cơ sở các bộ thực vật chí, các danh lục thực vật của từng vùng, việc đánh giá tính đa dạng hệ thực vật của cả nước hay từng vùng cũng đã được các tác giả đề cập đến dưới các mức độ khác nhau, trên những khía cạnh khác nhau. Về đa dạng các đơn vị phân loại: Trên phạm vi cả nước Nguyễn Tiến Bân (1990) đã thống kê và đi đến kết luận thực vật hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam hiện biết 8.500 loài, 2.050 chi, trong đó lớp hai lá mầm 1.590 chi 5 với trên 6.300 loài và lớp một lá mầm 460 chi với khoảng 2.200 loài. Phan Kế Lộc (1996) đã tổng kết thực vật Việt Nam có 9.628 loài cây hoang dại có mạch 2.010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng. Như vậy, tổng số loài lên tới 10.361 loài, 2.256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và 57% tổng số các loài, chi và họ của thế giới. Ngành hạt kín chiếm 92,47% tổng số loài, 92,48% tổng số chi và 85,57% tổng số họ. Ngành Dương Xỉ kém đa dạng hơn theo tỉ lệ 6,45%, 6,27% và 9,97% về loài. Ngành thông đất đứng thứ ba (0,58%), tiếp đến là ngành hạt trần (0,47%), hai ngành còn lại không đáng kể về họ, chi và loài. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và chỉnh lý các tên theo hệ thống Brummitt (1992) đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2.582 chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên 100 loài với tổng 5.732 loài chiếm 51,3% tổng số loài của hệ thực vật. Về đánh giá đa dạng phân loại theo từng vùng: Mở đầu là các công trình của Nguyễn Nghĩa Thìn (1992-1994) về đa dạng thực vật Cúc Phương, tiếp theo là Phan Kế Lộc (1992) về cấu trúc hệ thực vật Cúc Phương; Lê Trần Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nông Văn Tiếp (1994) về đa dạng hệ thực vật Lâm Sơn (Hoà Bình). Từ 1995-2003, Nguyễn Nghĩa Thìn Cùng một số tác giả khác công bố một loạt bài báo về đa dạng thành phần loài ở vườn quốc gia Cúc Phương, vùng núi đá vôi Hoà Bình, vùng núi đá vôi Sơn La, khu bảo tồn Nà Hang của tỉnh Tuyên Quang, vùng núi cao SaPa-Phan Si Pan, vùng ven biển Nam trung bộ, vườn quốc gia Ba Bể, Cát Bà, Bến En, Pù Mát, Phong Nha, Cát Tiên, Yok Đôn Qua quá trình nghiên cứu, tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn đã công bố cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học” nhằm hướng dẫn cách đánh giá tính đa dạng thực vật của vùng nghiên cứu cho các vườn quốc gia và các khu bảo tồn trong cả nước. Ngoài những bài báo công bố, tác giả cùng Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Bá Thụ đã công bố cuốn sách “Tính đa dạng thực vật Cúc Phương” (1976) và cùng Nguyễn Thị Thời công bố cuốn “Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao SaPa-Phan Si Phan” (1998), cùng với Mai Văn Phô công bố cuốn “Đa dạng sinh học khu hệ nấm và thực vật ở vườn quốc gia Bạch Mã” (2003). Đó là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của tác giả và tập thể nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cùng Phạm Bình Quyền công bố 6 cuốn “Đa dạng sinh học” (2000), cùng Lê Vũ Khôi công bố cuốn “Địa lí sinh vật” (2000) và chính tác giả cũng cho ra cuốn “Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật” (2003) nhằm cung cấp những cơ sở cho công tác nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam. Về đa dạng quần xã thực vật trên phạm vi cả nước: Phải kể đến công trình nổi tiếng của Thái Văn Trừng (1963-1978) về thảm thực vật rừng Việt Nam. Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể, tác giả đã phân thảm thực vật Việt Nam thành các kiểu, kiểu phụ, kiểu trái và thấp nhất các ưu hợp. Trong các yếu tố phát sinh thì khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật còn yếu tố địa lý, địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và con người là yếu tố phát sinh của các kiểu phụ, kiểu trái và ưu hợp. Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn: Ở miền nam có công trình thảm thực vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974). Ngoài điều kiện khí hậu với chế độ thoát nước khác nhau, các tiêu chuẩn phân biệt các quần xã là sự phân hoá khí hậu, thành phần thực vật đai cao. Tác giả xác nhận các loài thuộc về hệ thực vật Malezi ở đai thấp dưới 600m còn các loài thuộc hệ thực vật bắc Việt Nam-Nam Trung Hoa ở đai trên 1.200m, từ 600m-1.200m được coi là đai chuyển tiếp. Ở Miền bắc có công trình của Trần Ngũ Phương (1970) đã chia các đai trên cơ sở độ cao, sau đó kiểu dựa vào điều kiện địa hình và tính chất sinh thái, các kiểu khu vực dựa vào thành phần thực vật. Năm 1995, Nguyễn Vạn Thường xây dựng bản đồ thảm thực vật Bắc Trung Bộ đã chia bốn vùng sinh thái chính căn cứ vào độ cao so với mực nước biển: <700m nhiệt đới ẩm, <700m nhiệt đới ẩm có nửa mùa khô, <700m hơi khô có mùa mưa rõ và 800m-1.500m nhiệt đới ẩm. Có thể nói, đó là sơ đồ tổng quát nhất của thực vật Bắc Trung Bộ Việt Nam. Mãi đến năm 1985, theo cách phân loại mới của UNESCO (1973), Phan Kế Lộc đã vận dụng thang phân loại đó để xây dựng thang phân loại thảm thực vật Việt Nam thành năm lớp quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ, 77 quần hệ khác nhau. Cách phân loại đó đã được Nguyễn Nghĩa Thìn áp dụng (1994-1996). Đối với các khu bảo tồn: Năm 1995, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ và Trần Văn Thuỵ đã nghiên cứu các quần xã thực vật và xây dựng bản đồ thảm thực vật vườn quốc gia Cúc Phương, cùng năm đó có một số thông báo của Vũ Văn Dũng về các kiểu thảm thực vật ở khu bảo tồn Vũ Quang, của Nguyễn Đức Ngắn, Lê Xuân Ái về các kiểu thảm thực vật Côn Đảo, của 7 Nguyễn Duy Chuyên về các kiểu thảm thực vật ở các khu bảo tồn và vườn quốc gia các tỉnh miền Nam Việt Nam, của Trần Ngọc Bút về các kiểu thảm thực vật vườn quốc gia Cát Bà, Lê Đức Giang về các kiểu thảm thực vật vườn quốc gia Bến En, của Huỳnh Văn Kéo về các kiểu thảm thực vật ở vườn quốc gia Bạch Mã, của Võ Văn Bền về các kiểu thảm thực vật vườn quốc gia Nam Cát Tiên, của Đỗ Minh Tiến về các kiểu thảm thực vật của khu bảo tồn Tam Đảo, của Bùi Văn Định, Cao Văn Sung, Phạm Đức Tiến về các kiểu thảm thực vật vườn quốc gia Ba Bể. Những năm gần đây, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời giới thiệu về các kiểu thảm thực vật vùng SaPa-Pan Si Phan (1998), Kim J. W., Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) và Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) về các kiểu thảm thực vật ở vườn quốc gia Cát Bà. 2.2.2. Những nghiên cứu ở vườn quốc gia Bạch Mã. Việc nghiên cứu về hệ thực vật ở Bạch Mã đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu dưới thời pháp thuộc: Năm 1925 đã có một dự án thành lập vườn quốc gia Bạch Mã với diện tích 50.000ha được trình lên bộ thuộc địa Pháp, bên cạnh đó các tài liệu viết về thực vật Bạch Mã, phải kể đến các công trình của Lecomte 1907-1952, trong đó tác giả đã thu thập khá nhiều mẫu thực vật của vùng Bạch Mã với các địa danh nổi tiếng như: Thừa Lưu, Hải Vân, Bạch Mã. Đặc biệt có 3 loài được đặt tên của Bạch Mã: Piper bachmaensis, Cissus bachmaensis, Elaeocarpus bachmaensis. Trong các năm 1989-1990, Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng đã bước đầu nghiên cứu hệ thực vật Bạch Mã nhằm xây dựng luận chứng kinh tế kĩ thật vườn quốc gia Bạch Mã. Kết quả điều tra được 501 loài thực vật bậc cao thuộc 344 chi và 124 họ. Trong đó đã xác định 4 loài thực vật quý hiếm đó là: Cẩm Lai (Dalbergia bariaensis), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Trầm Hương (Aquilaria crassna), Kim Giao (Podocarpus annamensis). Có một số nghiên cứu nhỏ như báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái khu nghỉ mát vườn quốc gia Bạch Mã” năm 1995 của Trương Văn Lới và Mai Văn Phô, các tác giả đã thống kê được hệ thực vật Bạch Mã có 336 loài thuộc 120 họ nhưng không nêu rõ loài nào có nguy cơ suy thoái. Trong 2 năm, từ 01/02/1995 đến 31/01/1997 trong khuôn khổ dự án VN0012.01 do liên hiệp Châu Âu tài trợ và tổ chức WWF thực hiện một báo cáo bổ sung luận chứng kinh tế kỹ thuật vườn quốc gia Bạch Mã được soạn 8 thảo. Báo cáo này đã thống kê được 943 loài thực vật, có 29 loài bị đe dọa mà trong đó có 8 loài cần phải được bảo vệ theo NĐ 18/HĐBT và 26 loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam. Một đề nghị bảo vệ các loài bị đe dọa này trong thời gian 3 năm tới đã được đề ra, trong đó cần lưu ý các loài đặc hữu. Năm 1998, Mai Văn Phô và Nguyễn Hoàng Lộc đã cho đăng bài “Tính đa dạng về thành phần loài của họ Lan (Orchidaceae) ở vườn quốc gia Bạch Mã” trên tạp chí sinh học số 20 với kết quả điều tra xác định được 83 loài thuộc 40 chi của họ Phong Lan. Trong đó có 3 loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam: Giải Thùy Sapa (Anoectochilus chapaensis), Cầu Diệp Hiệp (Bulbophyllum hiepii), Hoàng Thảo Hương Thơm (Dendrobium amabile). Ngoài ra, các tác giả đề nghị bảo vệ, phát triển một số loài có giá trị như: Vân Hài (Paphiopedium callosum), Nhất Điểm Hồng (Dendrobium draconis), Hoàng Thảo Xoắn (Dendrobium tortile), Quế Lan Hương (Aerides odorata), Hạc Đính Vàng (Phaius flavus). Tiếp đó, Lê Doãn Anh dưới sự hướng dẫn của Ngô Kim Khôi đã hoàng thành luận văn thạc sĩ Lâm Nghiệp với đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng làm cơ sở bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại vườn quốc gia Bạch Mã, TT Huế”. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã đi đến một số kết luận về tái sinh rừng: Tại kiểu rừng á nhiệt đới các loài Hoàng Đàn Giả, Gò Đồng, Dẻ, Trâm chiếm ưu thế; tại kiểu rừng nhiệt đới, tổ thành cây tái sinh gồm các loài cây Chò, Kiền Kiền, Ươi, Dẻ…chiếm ưu thế. Trong đó các loài Hoàng Đàn Giả, Kiền Kiền, Ươi là các loài cây quý hiếm cần phải tăng cường quản lý, bảo vệ hơn nữa nhằm bảo tồn chúng. Năm 2000, nhiều công trình nghiên cứu đa dạng thực vật có mạch ở vườn quốc gia Bạch Mã lần lượt công bố: Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô, Huỳnh Văn Kéo và Ngô Đức Phương đã công bố “Đánh giá tính đa dạng về phân loại hệ thực vật ở vườn quốc gia Bạch Mã”; Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Đức Phương công bố “Đánh giá đa dạng về dạng sống và giá trị nguồn gen thực vật tại vườn quốc gia Bạch Mã”; Mai Văn Phô, Phạm Thị Hòa công bố “Dẫn liệu bước đầu về các loài thuộc họ Long Não (Lauraceae) có tinh dầu ở vườn quốc gia Bạch Mã”. Năm 2001, Huỳnh Văn Kéo đã tổng hợp, hệ thống các nghiên cứu, điều tra hệ động thực vật của vườn quốc gia Bạch Mã và cho xuất bản công trình “Vườn quốc gia Bạch Mã-Bach Ma National Park”, đây là tài liệu đầu tiên, 9 giới thiệu một cách tổng quát nhất về Vườn cũng như công tác quản lý, bảo tồn và phát triển vườn. Tác giả đã thống kê được 1.406 loài thực vật, trong đó có 30 loài có nguy cơ bị suy thoái được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Cũng trong năm này, Huỳnh Văn Kéo, Trần Thiện Ân, Trần Khắc Bảo đã hoàn thành công trình “Đa dạng sinh học cây thuốc vườn quốc gia Bạch Mã, TT Huế”. Trong tác phẩm đó, tập thể tác giả công bố danh sách 334 loài cây thuốc có trong Vườn, cũng như các bài thuốc, thành phần sử dụng của chúng. Kết quả bước đầu xác định 16 loài cây thuốc quý hiếm bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt chủng cao, cần được bảo vệ như Vàng Đắng (Coscinium fenestratum), Hoàng Tinh Hoa Trắng (Disporpsis longifolia), Kim Tuyến Sapa (Anoetochilus chapaensis), Kim Tuyến (Anoetochilus roxburghii)… Năm 2002, Nguyễn Nghĩa Thìn cùng Trần Văn Thụy hoàn thành công trình về xây dựng bản đồ thảm thực vật vườn quốc gia Bạch Mã; nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô, Hồ Thị Tuyết Sương và Huỳnh Văn Kéo đã hoàn thành công trình “Đánh giá tính đa dạng sinh học của nhóm Dương xỉ, và họ hàng thân thuộc và nhóm thực vật có hạt vườn quốc gia Bạch Mã”, các tác giả đã kiểm kê khá đầy đủ số loài và đánh giá một các toàn diện tính đa dạng hệ thực vật của vườn. Trong năm này, Hồ Hỷ dưới sự hướng dẫn khoa học của nguyễn Nghĩa Thìn đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất một số loài cây rừng bản địa cho việc trồng rừng ở vùng đồi tỉnh TT Huế”. Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đề xuất 8 loại cây trồng bản địa đáp ứng mục tiêu kinh doanh Lâm Nghiệp, trong đó đáng chú ý có cây Dó Bầu (Aquilqria crassna) là một loài có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên do bị săn lùng khai thác cạn kiệt. Năm 2003, Huỳnh Văn Kéo đã hoàn thành công trình khoa học của mình với đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý-sinh thái và khả năng nhân giống bằng hom cây Hoàng Đàn Giả (Dacrydium elatum)”. Tác giả đã xác định vùng phân bố của cây Hoàng Đàn Giả, được xếp bậc K trong Sách Đỏ Việt Nam, ở vườn quốc gia Bạch Mã là từ độ cao 700m trở lên và có xu hướng mọc thành cụm tạo thành chủng loài ưu thế ở sườn các đỉnh núi cao. Cũng trong năm 2003, sau 18 tháng tiến hành đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu tài nguyên đa dạng sinh học và đề xuất một số giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững vườn quốc gia Bạch Mã” do trường đại học Khoa Học Huế thực hiện đã tổ chức được hội thảo để đánh giá đa dạng thực vật của 10 [...]... tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các loài cây hạt trần trong thời gian: Từ 05/01/2009 đến 05/05/2009 tại Vườn quốc gia Bạch Mã 3.2 Mục tiêu nghiên cứu Thống kê được thành phần loài, sự phân bố và đa dạng cây hạt trần làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lí cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã 3.3 Nội dung nghiên cứu - Đa dạng về thành phần loài - Đa dạng. .. thấy cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã tương đối phong phú, có 20 loài của 7 họ thực vật, chiếm hơn 37% số loài cây Hạt Trần có mặt ở Việt Nam (20/54) Tuy nhiên thành phần của các bậc taxon phân bố không đều nhau Trong số 7 họ thu thập đựơc thì có 3 họ (>43%) chỉ có 1 loài Đây là điểm đặc trưng của đa dạng sinh học nhiệt đới (phong phú về số lượng loài cây Trong đó, số loài cây thuộc họ Kim giao... các loài cây hạt trần trong 1ha Xác định theo công thức: n × 10.000 N= 1.000 Trong đó: n: Số cây hạt trần trung bình có trong các ô tiêu chuẩn N: Số cây hạt trần trung bình có trong 1ha + Xác định độ ưu thế của từng loài cây hạt trần theo từng tuyến và từng vùng điều tra Áp dụng công thức: 13 m × 100 G(%) = M Trong đó: m: Số lượng mỗi loài cây hạt trần trong các ô tiêu chuẩn M : Tổng số các loài cây hạt. . .vườn Đây là một công trình nghiên cứu đầy đủ nhất cho đến hiện nay về tài nguyên đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bạch Mã Ngoài ra các tác giả Nguyễn Ngĩa Thìn, Mai Văn Phô, Ngô Anh và cộng sự đã công bố công trình Đa dạng hệ nấm và Thực vật ở vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh TT HuếBiodiversity of Fungi and Flora Bach Ma National Park” Kết quả đã công bố ở vườn quốc gia Bạch Mã có 2.067 loài của. .. phổ dạng sống của cây hạt trần, chúng tôi nhận thấy: Dạng sống của cây hạt trần tại VQGBM cũng khá đa dạng, nhưng chủ yếu là các kiểu phụ của cây có chồi trên mặt đất 19 loài chiếm 95% Đây là phổ dạng sống đặc trưng của khí hậu nhiệt đới Chỉ có một loài trong họ Tuế có chồi sát mặt đất Kết quả này phù hợp với phổ chuẩn của Raunkiaer Trong số này, cây thân gỗ có kích thước lớn chiếm đa số có 8 loài (Cây. .. về dạng sống - Đa dạng về sinh thái - Đa dạng về giá trị sử dụng - Đặc điểm phân bố của cây hạt trần tại Bạch Mã - Giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững cây Hạt Trần tại khu vực nghiên cứu 3.4 Phương pháp nghiên cứu  Thu thập thông tin thứ cấp qua tài liệu, báo chí, sách vở, Internet, ban quản lý vườn quốc gia Bạch Mã  Thu thập số liệu thực địa Áp dụng phương pháp điều tra theo hệ thống tuyến và. .. vào thang đánh giá dạng sống của Raunkiaer (1934) với một số bổ sung để xác định dạng sống (chú ý cây sống một hay nhiều năm, có rễ củ hay thân rễ, sống trên cây, trên đá hay kí sinh ) Dạng sống của các loài cây hạt trần ở VQGBM được thể hiện ở bảng 9: 32 Bảng 9: Phổ dạng sống của cây hạt trần ở vườn quốc gia Bạch Mã Tt Tên loài Việt Nam Gắm bông nhỏ Khoa học Fokienia hodginsii Cunninghamia lanceolata... Tổng số các loài cây hạt trần trong các ô tiêu chuẩn  Xác định phổ dạng sống: Dùng phổ dạng sống của Raunkiaer (1934) với một số bổ sung để xác định phổ dạng sống của cây Hạt Trần tại Bạch Mã Theo phổ này thì dạng sống của cây được chia như sau: 1 Cây chồi trên mặt đất (Phanerophytes): Bao gồm những cây gỗ cao từ 3m trở lên Trong dạng sống này chia thành các nhóm nhỏ sau: 1.1 Cây chồi lớn trên mặt đất... số cây hạt trần có trong ô; Ghi nhận sự có mặt của những loài chiếm ưu thế; Chụp hình mẫu tất cả các cây hạt trần (có ghi chú)  Xử lý số liệu Xác định tên loài, tên họ: Từ những mẫu và hình ảnh đã chụp, có mô tả đặc điểm, thảo luận với cán bộ vườn, tham khảo ý kiến chuyên gia Sau đó, dùng tài liệu tra cứu tên phổ thông, tên khoa học và họ thực vật cho từng loài cây + Xác định số cây bình quân của các. .. loài 4.2 Đa dạng cây hạt trần ở vườn quốc gia Bạch Mã 4.2.1 Đa dạng về thành phần loài Qua điều tra trên hai vùng sinh thái khác nhau ở vườn quốc gia Bạch Mã, chúng tôi có được kết quả sau: + Vùng 1: Có độ cao . đầy đủ, đặc biệt là tính đa dạng của các loài cây hạt trần. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Đa dạng và phân bố của các loài cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã . 2 Phần 2 TỔNG QUAN. phát triển và sử dụng hợp lí cây hạt trần tại vườn quốc gia Bạch Mã. 3.3. Nội dung nghiên cứu. - Đa dạng về thành phần loài. - Đa dạng về dạng sống. - Đa dạng về sinh thái. - Đa dạng về giá. ở vườn quốc gia Bạch Mã ; Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Đức Phương công bố “Đánh giá đa dạng về dạng sống và giá trị nguồn gen thực vật tại vườn quốc gia Bạch Mã ; Mai Văn Phô, Phạm Thị Hòa công bố

Ngày đăng: 20/07/2015, 09:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hiện trạng thảm thực vật rừng:

  • Trong chương trình bảo tồn hệ sinh thái dãy Trường Sơn, VQG Bạch Mã thuộc vùng sinh thái Trung Trường Sơn (sinh cảnh ưu tiên CA1-Trung Trường Sơn) có giá trị bảo tồn ĐDSH quốc tế.

  • Đa dạng tài nguyên thực vật rừng:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan