Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp.doc

35 1.1K 9
Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài

Trong quá trình hội nhập và phát triển, vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại cho nền kinh tế của cả một quốc gia Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu đối với Việt Nam đó là thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp Nhìn lại chặng đường 24 năm qua thì chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 7%; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ người nghèo giảm từ 75% năm 1986 xuống còn 13,5% năm 2008; tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được đảm bảo, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC và các tổ chức quốc tế khác Để đạt được những thành công đó bên cạnh sự khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đó có viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia và các tổ chức quốc tế luôn đóng vai trò chủ đạo, tỷ lệ ODA/GDP bình quân hàng năm khoảng 2,3% Nguồn vốn ODA đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng đối với nước ta Nguồn vốn đã đáp ứng được phần nào nhu cầu cấp bách về vốn trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ODA đã giúp chúng ta tiếp thu và tiếp cận được với những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tương đối hiện đại

ODA không chỉ đơn thuần là một khoản cho vay mà đi kèm với nó là những điều khoản ràng buộc về kinh tế, chính trị Bởi vậy, việc quản lý và sử dụng ODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển đất nước, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài thông qua các khoản viện trợ đó là một yêu cầu tất yếu.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó ODA đóng một vai trò quan trọng Do đó, một số câu hỏi

Trang 2

được đặt ra là liệu chúng ta có thể huy động được nhiều hơn nguồn vốn ODA không? Nguồn vốn này có được sử dụng hiệu quả, có thực sự đảm bảo được phát triển kinh tế và nâng cao được đời sống của nhân dân hay không? Và giải pháp nào tốt nhất để nâng cao thu hút và phát huy hiệu quả hơn nữa việc sử dụng nguồn vốn này? Để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn những điều trên và tìm ra những giải pháp tốt nhất cho nguồn vốn ODA trong thời gian tới, tôi đã chọn đề

tài: “Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

(ODA) - Thực trạng và giải pháp”

2.Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức để thấy được những thành công và những mặt còn hạn chế, đồng thời tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và rút ra bài học kinh ngiệm Từ đó đề ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2008 – 2009

- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến những thành công và hạn chế

- Đề ra những giải pháp giúp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hổ trợ phát triển chính thức

3.Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu phục vụ cho chuyên đề được thu thập qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, internet, các thông tin thị trường và các tài liệu liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

3.2 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.1.Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics)

Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Trang 3

3.2.2.Phương pháp so sánh

3.1.1.1.So sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của năm phân tích so với năm gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng và quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng vì thông qua các số tuyệt đối ta sẽ có một nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng thực tế của hiện tượng nghiên cứu Số tuyệt đối chính xác là sự thật khách quan, có sức thuyết phục không ai có thể phủ nhận được.

Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch

3.1.1.2.So sánh số tương đối

 Số tương đối động thái

Số tương đối động thái thường được sử dụng rộng rãi để thể hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó Số tương đối này được tính bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kì (hay thời điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm Mức độ đem ra nghiên cứu được gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ được dùng làm cơ sở so sánh được gọi là mức độ kỳ gốc.

 Số tương đối kết cấu

Số tương đối kết cấu phản ảnh tỷ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể Số tương đối này thường thể hiện bằng số phần trăm và được tính bằng cách so sánh mức độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ của toàn bộ tổng thể.

4.Phạm vi nghiên cứu

4.1 Phạm vi không gian

Chuyên đề thực hiện trong phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam

Số tương đối kết cấu=Mức độ của bộ phận

Trang 4

4.2 Phạm vi thời gian

Các số liệu thống kê dùng phân tích được trích từ năm 2008 đến năm 2009

4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về thực trạng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận chung về nguồn viện trợ phát triển chính thức

1.1.Tổng quan về ODA

“Hỗ trợ phát triển chính thức” hay được biết đến với cụm từ viết tắt ODA (Official Development Assistance) và ODA là một hình thức đầu tư nước ngoài Gọi là “hỗ trợ” bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài, đôi khi còn gọi là viện trợ Gọi là “phát triển” vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư Gọi là “chính thức” vì nó thường là cho Nhà nước vay (Theo http://vi.wikipedia.org/)

Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính Phủ thì

ODA được định nghĩa như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA)được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, cáctổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.

Năm 1972, OECD, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra khái

niệm ODA là “một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính làthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển Điều kiệntài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoànlại chiếm ít nhất 25%”.

Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển Liên hiệp quốc, trong một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước phát triển dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển.

Một cách khái quát, chúng ta có thể hiểu ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc (United Nations -UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển.

Trang 6

1.1.2.Lịch sử hình thành nguồn vốn ODA

Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc cũng là thời điểm mở đầu cho một cuộc chiến mới kéo dài gần nửa thế kỷ, đó là chiến tranh lạnh giữa phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) và tư bản chủ nghĩa (TBCN), mà đứng đầu là Liên Xô và Hoa Kỳ Hai cường quốc này thực thi nhiều biện pháp, đặc biệt là về kinh tế để củng cố hệ thống đồng minh của mình.

Đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày càng giàu có nhờ chiến tranh Năm 1945, GNP của Hoa Kỳ là 213,5 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với 125,8 tỷ USD của năm 1942 và chiếm 40% tổng sản phẩm toàn thế giới Ở thái cực khác, các nước đồng minh của Hoa Kỳ lại chịu tác động nặng nề của cuộc chiến tranh Sự yếu kém về kinh tế của các nước này khiến Hoa Kỳ lo ngại trước sự mở rộng nhanh chóng của phe XHCN Để ngăn chặn sự phát triển đó, giải pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nước tư bản sớm hồi phục kinh tế Năm 1947, Hoa Kỳ triển khai kế hoạch Marshall, thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) để viện trợ cho các nước Tây Âu Từ năm 1947 đến 1951, Hoa Kỳ viện trợ cho các nước Tây Âu tổng cộng 12 tỷ USD (tương đương 2,2% GNP của thế giới và 5,6% GNP của Hoa Kỳ lúc bấy giờ)

Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng cố và gia tăng số lượng các nước gia nhập phe XHCN Với tinh thần quốc tế vô sản, Liên Xô đã tài trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước ở châu Âu, châu Á, đến các nước châu Phi và châu Mỹ La-tinh Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, tổng số tiền các nước thuộc phe XHCN còn nợ Liên Xô lên đến con số khổng lồ, quy đổi thành khoảng 120 tỷ USD.

Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nước XHCN được xem như là các khoản ODA đầu tiên Mặc dù, mục tiêu chính của các khoản viện trợ này là chính trị nhưng chúng cũng đã có tác dụng quan trọng giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế - xã hội Trong những năm 1960, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của các nước đang phát triển, cộng với nhận thức thay đổi của các nước giàu đối với sự phát triển của các nước đang phát triển, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thành lập Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC) Uỷ ban này có nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của các nước OECD cho các nước đang và kém phát triển Trong bản báo cáo đầu tiên

Trang 7

của mình, DAC đã sử dụng thuật ngữ “Offical Development Assistance”, với nghĩa là sự trợ giúp tài chính có ưu đãi của các nước phát triển cho các nước đang phát triển.

1.1.3.Các hình thức của ODA

Nguồn vốn ODA có các hình thức sau:

- Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ trực tiếp (chuyển giao tiền tệ) Nhưng đôi khi là hỗ trợ bằng hiện vật (hỗ trợ hàng hóa) như hỗ trợ nhập khẩu bằng hàng hoặc vận chuyển hàng hóa vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc có thể chuyển hóa thành hỗ trợ ngân sách.

- Tín dụng thương mại với lãi suất thấp, kéo dài thời gian trả… trên thực tế là một dạng hỗ trợ hàng hóa có ràng buộc.

- Viện trợ chương trình: là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích tổng quát với thời hạn nhất định mà không cần xác định chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.

- Hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của viện trợ chính thức và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn thực hiện ODA và nó có 2 loại là viện trợ cơ bản và viện trợ kỹ thuật Viện trợ cơ bản thường cấp cho những dự án xây dựng đường xá, cầu cống, cơ sở hạ tầng, … Viện trợ kỹ thuật cấp cho viện trợ tri thức, tăng cường cơ sở, lập kế hoạch cố vấn cho các công trình, nghiên cứu trước khi đầu tư hoặc hỗ trợ các lớp đào tạo.

1.1.4.Phân loại ODA

Có nhiều phương thức phân loại nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức khác nhau, tùy theo từng phương thức phân loại mà ODA có các loại sau:

1.1.4.1 Phân loại theo phương thức hoàn trả

ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp vốn ODA mà nước tiếp nhận

không phải hoàn trả lại cho các nhà tài trợ.

ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các

điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ; bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

Trang 8

ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản

vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

1.1.4.2 Phân loại theo nguồn cung cấp

ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước

kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.

ODA đa phương: Là loại ODA do các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên

chính phủ tài trợ cho Chính phủ của một nước.

ODA của các tổ chức phi chính phủ: Là loại ODA do các tổ chức phi

chính phủ cung cấp.

1.1.4.3 Căn cứ vào điều kiện để nhận ODA

ODA không ràng buộc: Là khoản ODA bằng vốn vay hoặc không hoàn lại

không kèm theo những điều khoản ràng buộc liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ

ODA có ràng buộc: Là khoản ODA bằng vốn vay hoặc không hoàn lại có

kèm theo các điều kiện liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ một số nhà cung cấp hoặc quốc gia nhất định do nhà tài trợ quyết định

1.1.4.4 Căn cứ theo mục đích

Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường như đường xá, cầu, cảng, Đây thường là những khoản cho vay ưu đãi

Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công

nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực…; hình thức hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại.

1.2.Đặc điểm và vai trò của ODA

1.2.1.Đặc điểm

Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi: Với mục tiêu trợ giúp các nước

đang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác, thể hiện ở những điều sau:

 Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD.

Trang 9

 Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, thường là 20 – 50 năm và có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc) Thông thường vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần này dưới 25% tổng số vốn vay Ví dụ OECD cho không 20 - 25% tổng vốn ODA Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại

 Các khoản vay thường có lãi suất thấp (thường dưới 3%), thậm chí không có lãi suất

Vốn ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định: Tuỳ theo

khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có thể kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là các điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ

ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ: Vốn ODA không có khả năng đầu

tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ Do đó, các nước nhận ODA phải sử dụng sao cho có hiệu quả, tránh lâm vào tình trạng không có khả năng trả nợ.

1.2.2.Vai trò

Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nước đang phát triển thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình Vai trò của ODA thể hiện như sau:

- ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu

tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 20 - 50 năm, lãi suất thấp khoảng dưới 3%/ năm Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường xá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế Những cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các

Trang 10

nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%.

- ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước đang phát triển Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình.

- ODA giúp các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo Xoá đói nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơ sinh Và nếu như các nước giàu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo

- ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ.

- ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ.

- ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách

hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trang 11

1.3.Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA

Theo điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ban hành kèm theo nghị định số 131/2006/NĐCP ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ) thì vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho những công trình, dự án thuộc các lĩnh vực sau:

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xoá đói giảm nghèo.

- Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại.

- Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, lao động, việc làm, dân số và một số lĩnh vực khác).

- Bảo vệ môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tăng cường năng lực thể chế, quản lý, kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.

- Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

1.4.Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu

Cho đến nay, sau 16 kỳ hội nghị CG được tổ chức, Việt Nam có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương có các chương trình ODA thường xuyên

Một số nhà tài trợ song phương lớn như: Australia, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Singapore, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Vương Quốc Anh, …

Một số nhà tài trợ đa phương lớn gồm: - Các tổ chức tài chính quốc tế:

 Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB)  Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)

 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - Ủy ban châu Âu (EC)

- Liên minh Châu Âu (EU)

- Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc bao gồm:  Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA)

 Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO)  Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)

Trang 12

 Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)  Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD)  Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO)  Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

- Các tổ chức phi Chính phủ quốc tế tại Việt Nam (NGO)

2. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam

2.1.Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 2008 – 2009

tại Việt Nam

Năm 1993 việc quản lý và sử dụng vốn ODA được điều tiết bởi từng quyết định riêng lẻ của Thủ tướng Chính phủ đối với từng dự án và nhà tài trợ cụ thể Kể từ Hội

nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam họp tại Paris diễn ra vào tháng 11 năm 1993, nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trên nhiều mặt theo hướng đồng bộ hóa với các quy định về quản lý nguồn vốn nước ngoài, các văn bản pháp quy trong nước cũng như chủ trương phân cấp mạnh mẽ quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ, đó là:

- Định hướng quản lý nợ nước ngoài đến năm 2010 (theo quyết định số 135/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)

- Nghị định số 131/2006/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

Trên cơ sở này, các cơ quan quản lý nhà nước về ODA đã ban hành nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn này, như là:

- Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12 tháng 03 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA

- Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 ban hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA

Trang 13

- Thông tư số 01/2008/TT-BNG ngày 04 tháng 02 năm 2008 hướng dẫn quy trình, thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về nguồn vốn ODA

- Quyết định số 883/2008/QĐ-BKH ngày 14 tháng 07 năm 2008 về việc ban hành kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2008 – 2009

- Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2009 ban hành Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA

- Quyết định 747/QĐ-BKH ngày 28/05/2010 ban hành kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án thời kỳ 2010-2011

2.1.2.Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA

Công tác thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong giai đoạn 2008 – 2009 đã được thực hiện tích cực, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đó là "Việt Nam sẵn sàng là một đối tác vững chắc trong cộng đồng quốc tế, nổi bật cho hòa bình, độc lập và phát triển" Việc thu hút ODA được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và ở tất cả các cấp từ Trung ương đến cơ sở cũng như ở các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài Mặc dù tình hình kinh tế trong nứớc gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, song các nhà tài trợ tiếp tục thực hiện các cam kết ODA dành cho Việt Nam với mức cam kết năm sau luôn cao hơn năm trước.

BẢNG 2.1: KHỐI LƯỢNG VỐN ODA CAM KẾT, KÍ KẾT VÀ SỬ

BẢNG 2.2: BẢNG THỂ HIỆN TỈ LỆ VỐN VAY VÀ VỐN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI TRONG TỔNG VỐN ODA

Trang 14

Để hiện thực hóa số vốn 5,914 tỷ USD ODA đã cam kết tại Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) năm 2008, cũng như những cam kết của các năm trước, các nhà tài trợ đã hợp tác chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng và phê duyệt dự án, ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA Tổng vốn ODA đã ký từ năm 2009 đạt 5.793 triệu USD (trong đó, vốn vay: 5.530 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 263 triệu USD), cao hơn 46,66% so với vốn ODA ký kết năm 2008

Một số nhà tài trợ có giá trị vốn ODA đã ký lớn như Nhật Bản (2.112,28 triệu USD), WB (1.445,86 triệu USD) và ADB (1.330,7 triệu USD) Những chương trình, dự án có giá trị lớn được ký kết tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị, bao gồm: "Xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội" (245,27 triệu USD); “Cải thiện môi trường nước thành phố Huế” (182,48 triệu USD) do JBIC tài trợ; “Khoản vay hỗ trợ khắc phục tác động khủng hoảng” trị giá 500 triệu USD, “Phát triển toàn diện thành phố Thanh Hóa” trị giá 104,7 triệu USD do ADB và Hàn Quốc tài trợ; “Tín dụng ngành giao thông vận tải để nâng cấp mạng lưới đường bộ giai đoạn 2” trị giá 183,51 triệu USD; “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội” trị giá 150,43 triệu USD do Nhật Bản tài trợ; và “Khoản tài trợ bổ sung cho Dự án năng lượng nông thôn II” trị giá 200 triệu USD, “Chương trình bảo đảm chất lượng trường học” trị giá 127 triệu USD, “Cung cấp nước sạch và thủy lợi tỉnh Bình Thuận” trị giá 19,74 triệu USD và “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Cà Mau” trị giá 17,89 triệu USD do Ý tài trợ, …Ngoài ra, còn có một số khoản viện trợ không hoàn lại như: “Phát

Trang 15

triển nông nghiệp miền Tây Nghệ An giai đoạn III” trị giá 7,79 triệu USD do Luxembourg viện trợ, “Chương trình hợp tác chung với Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới” trị giá 4,6 triệu USD do Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc

(UNDP) viện trợ,…

Các khoản tài trợ này góp phần hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và giúp vốn cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành nghề thủ công Sự hỗ trợ này hết sức quý báu trong bối cảnh khu vực nông nghiệp và người dân nông thôn chịu tác động rất tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhất là giá hàng nông sản xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp Khoản vay hỗ trợ khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế của ADB trị giá 500 triệu USD tạo ra nguồn vốn quan trọng để kích cầu sản xuất, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng Khoản vay kích thích kinh tế và tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 8 trị giá 54,9 tỷ Yên do Nhật Bản tài trợ được ký ngày 7/11/2009 nhân chuyến viếng thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị GMS cấp cao các nước tiểu vùng Mê-kông mở rộng tại Tokyo của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, đã cung cấp nguồn vốn quan trọng góp phần kích thích phát triển mạnh động thái hồi phục tích cực của nền kinh tế Việt Nam và giảm nghèo, đồng thời chuẩn bị cho những bước phát triển mạnh tiếp theo sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu

Tình hình giải ngân vốn ODA trong hai năm qua có những tiến bộ đáng kể Kế hoạch giải ngân năm 2009 đề ra với tổng mức 1.900 triệu USD, trong đó vốn vay là 1.600 triệu USD và viện trợ không hoàn lại là 300 triệu USD Mức giải ngân vốn ODA năm 2009 đã vượt kế hoạch đề ra, đạt khoảng 3.653 triệu USD (vốn vay: 3.283 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 370 triệu (USD) nhờ một số khoản vốn ODA giải ngân nhanh do một số nhà tài trợ cung cấp để hỗ trợ khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tình hình giải ngân vốn ODA trong năm 2009 đã được cải thiện đáng kể là nhờ có sự điều hành sát sao của Chính phủ, nỗ lực to lớn của các ngành, các cấp và các nhà tài trợ trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA trong khung khổ thực hiện chủ trương và các giải pháp kích cầu của Chính phủ Công tác quản lý và thực hiện vốn ODA ở các Bộ, ngành và địa phương (Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, TP Hà Nội,

Trang 16

TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, Thái Nguyên, ) đã được cải thiện thông qua việc ban hành các quy chế nội bộ về vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA tạo thuận lợi cho việc tinh giản quy trình, thủ tục và tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành hoặc đơn vị liên quan

BẢNG 2.3: CƠ CẤU VỐN ODA SỬ DỤNG THEO NGÀNH VÀ LĨNH

1. Nông - lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển

nông nhiệp và nông thôn – Xóa đói giảm nghèo 1.096,97 18,57

2. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 1.290,41 21,85 3 Cấp thoát nước và phát triển đô thị 785,03 13,30

5. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực, …)

1.756,68 29,74

(Nguồn: Bộ KH & ĐT)

Trong các ngành và lĩnh vực ưu tiên vốn ODA, Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo có các chương trình và dự án ODA ký

kết trong giai đoạn 2008 – 2009 đạt tổng trị giá khoảng 1,1 tỷ USD, chiếm 18,57% tổng vốn ODA; trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như Dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, Dự án phát triển sinh kế miền Trung, Chương trình thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xóa đói, giảm nghèo khác đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục Một số dự án tiêu biểu như: “Tín dụng giảm nghèo 7 (PRSC 7)” (150 triệu USD) do WB tài trợ, “Hiệp định khung Việt Nam - Thụy Điển về hợp tác phát triển” (100 triệu USD); Hiệp định khung về kế hoạch chung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và 6 tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam (170 triệu USD)

Trang 17

Giao thông Vận tải và Bưu chính viễn thông là ngành sử dụng vốn ODA

lớn nhất với tổng giá trị trên 1,29 tỷ USD (chiếm 21,85%) trong giai đoạn qua Nhờ nguồn vốn này Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Có thể nêu lên một số dự án như: hệ thống đường bộ ở phía Bắc (Quốc lộ 5, 10, 18), Quốc lộ 1A, đường xuyên Á Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, hầm đường bộ đèo Hải Vân, cảng biển nước sâu Cái Lân, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Sài Gòn, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, các cầu lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy Hệ thống thông tin liên lạc ven biển, điện thoại nông thôn và internet cộng đồng

Năng lượng và Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với

các dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 0,9 tỷ USD nhằm cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn như: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1 công suất 288 MW; nhà máy nhiệt điện Phả Lại II công suất 600 MW; nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 475 MW; nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I công suất 1.090 MW; nhà máy nhiệt điện Ô Môn công suất 600 MW; nhà máy thuỷ điện Đại Ninh công suất 360 MW nhằm cải tạo và phát triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước Đây là nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm

Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật là những lĩnh vực

ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự án đạt tổng số vốn trên 1,7 tỷ USD (chiếm 29,74%)

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ODA hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:49

Hình ảnh liên quan

BẢNG 2.3: CƠ CẤU VỐN ODA SỬ DỤNG THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC TRONG 2 NĂM 2008 - 2009 - Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp.doc

BẢNG 2.3.

CƠ CẤU VỐN ODA SỬ DỤNG THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC TRONG 2 NĂM 2008 - 2009 Xem tại trang 16 của tài liệu.
BẢNG 2.4: CƠ CẤU VỐN ODA SỬ DỤNG THEO VÙNG, LÃNH THỔ TRONG 2 NĂM 2008 - 2009 - Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp.doc

BẢNG 2.4.

CƠ CẤU VỐN ODA SỬ DỤNG THEO VÙNG, LÃNH THỔ TRONG 2 NĂM 2008 - 2009 Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan