1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp

35 1,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 299 KB

Nội dung

Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong quá trình hội nhập và phát triển, vốn đầu tư là một trong những yếu tốquan trọng quyết định sự thành bại cho nền kinh tế của cả một quốc gia Nghịquyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu đối với ViệtNam đó là thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp Nhìnlại chặng đường 24 năm qua thì chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tựhào: với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 7%; đời sống nhân dânngày càng được nâng cao, tỷ lệ người nghèo giảm từ 75% năm 1986 xuống còn13,5% năm 2008; tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được đảm bảo,hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thànhthành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủyviên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thànhviên tích cực của ASEAN, APEC và các tổ chức quốc tế khác Để đạt được nhữngthành công đó bên cạnh sự khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự

hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đó có viện trợ phát triểnchính thức (ODA) của các quốc gia và các tổ chức quốc tế luôn đóng vai trò chủđạo, tỷ lệ ODA/GDP bình quân hàng năm khoảng 2,3% Nguồn vốn ODA đã trởthành một trong những nguồn vốn quan trọng đối với nước ta Nguồn vốn đã đápứng được phần nào nhu cầu cấp bách về vốn trong sự nghiệp công nghiệp hoá vàhiện đại hoá đất nước ODA đã giúp chúng ta tiếp thu và tiếp cận được với nhữngthành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơcấu kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tương đối hiện đại

ODA không chỉ đơn thuần là một khoản cho vay mà đi kèm với nó lànhững điều khoản ràng buộc về kinh tế, chính trị Bởi vậy, việc quản lý và sửdụng ODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triểnđất nước, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài thông qua cáckhoản viện trợ đó là một yêu cầu tất yếu

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn lực để pháttriển đất nước, trong đó ODA đóng một vai trò quan trọng Do đó, một số câu hỏi

Trang 2

được đặt ra là liệu chúng ta có thể huy động được nhiều hơn nguồn vốn ODAkhông? Nguồn vốn này có được sử dụng hiệu quả, có thực sự đảm bảo được pháttriển kinh tế và nâng cao được đời sống của nhân dân hay không? Và giải phápnào tốt nhất để nâng cao thu hút và phát huy hiệu quả hơn nữa việc sử dụngnguồn vốn này? Để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn những điều trên và tìm ranhững giải pháp tốt nhất cho nguồn vốn ODA trong thời gian tới, tôi đã chọn đề

tài: “Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong giaiđoạn 2008 – 2009

- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến những thành công và hạn chế

- Đề ra những giải pháp giúp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả

sử dụng nguồn vốn hổ trợ phát triển chính thức

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu phục vụ cho chuyên đề được thu thập qua các tài liệu như sách báo,tạp chí, internet, các thông tin thị trường và các tài liệu liên quan đến nguồn vốn

hỗ trợ phát triển chính thức

3.2 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics)

Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trìnhbày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quátđối tượng nghiên cứu

Trang 3

3.2.2 Phương pháp so sánh

3.1.1.1 So sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của năm phân tích so với năm gốc củacác chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng và quy mô của các hiệntượng kinh tế

Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng vì thông qua các số tuyệt đối ta sẽ cómột nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng thực tế của hiện tượng nghiên cứu

Số tuyệt đối chính xác là sự thật khách quan, có sức thuyết phục không ai có thểphủ nhận được

Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch

3.1.1.2 So sánh số tương đối

 Số tương đối động thái

Số tương đối động thái thường được sử dụng rộng rãi để thể hiện biến động

về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó Số tương đốinày được tính bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời

kì (hay thời điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm.Mức độ đem ra nghiên cứu được gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ đượcdùng làm cơ sở so sánh được gọi là mức độ kỳ gốc

 Số tương đối kết cấu

Số tương đối kết cấu phản ảnh tỷ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể

Số tương đối này thường thể hiện bằng số phần trăm và được tính bằng cách sosánh mức độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ của toàn bộ tổng thể

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Phạm vi không gian

Chuyên đề thực hiện trong phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam

Số tương đối kết cấu = Mức độ của bộ phận

Mức độ của tổng thể

x 100%

Số tương đối động thái =

Mức độ kỳ nghiên cứu Mức độ kỳ gốc

x 100%

Trang 4

4.2 Phạm vi thời gian

Các số liệu thống kê dùng phân tích được trích từ năm 2008 đến năm 2009

4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về thực trạng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA)

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận chung về nguồn viện trợ phát triển chính thức

1.1 Tổng quan về ODA

“Hỗ trợ phát triển chính thức” hay được biết đến với cụm từ viết tắt ODA(Official Development Assistance) và ODA là một hình thức đầu tư nước ngoài.Gọi là “hỗ trợ” bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay khônglãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài, đôi khi còn gọi là viện trợ Gọi là

“phát triển” vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế

và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư Gọi là “chính thức” vì nó thường làcho Nhà nước vay (Theo http://vi.wikipedia.org/)

Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức banhành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính Phủ thì

ODA được định nghĩa như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các

tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.

Năm 1972, OECD, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra khái

niệm ODA là “một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”.

Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ cácnước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển Liên hiệp quốc, trongmột phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước pháttriển dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế

và xã hội của các nước đang phát triển

Một cách khái quát, chúng ta có thể hiểu ODA bao gồm các khoản viện trợkhông hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các

tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thốngLiên hợp quốc (United Nations -UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho cácnước đang và chậm phát triển

Trang 6

1.1.2 Lịch sử hình thành nguồn vốn ODA

Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc cũng là thời điểm mở đầu cho mộtcuộc chiến mới kéo dài gần nửa thế kỷ, đó là chiến tranh lạnh giữa phe xã hộichủ nghĩa (XHCN) và tư bản chủ nghĩa (TBCN), mà đứng đầu là Liên Xô vàHoa Kỳ Hai cường quốc này thực thi nhiều biện pháp, đặc biệt là về kinh tế đểcủng cố hệ thống đồng minh của mình

Đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày cànggiàu có nhờ chiến tranh Năm 1945, GNP của Hoa Kỳ là 213,5 tỷ USD, tăng gầngấp đôi so với 125,8 tỷ USD của năm 1942 và chiếm 40% tổng sản phẩm toànthế giới Ở thái cực khác, các nước đồng minh của Hoa Kỳ lại chịu tác động nặng

nề của cuộc chiến tranh Sự yếu kém về kinh tế của các nước này khiến Hoa Kỳ

lo ngại trước sự mở rộng nhanh chóng của phe XHCN Để ngăn chặn sự pháttriển đó, giải pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nước tư bản sớm hồi phụckinh tế Năm 1947, Hoa Kỳ triển khai kế hoạch Marshall, thông qua Ngân hàngTái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) để viện trợ cho các nước Tây Âu Từ năm

1947 đến 1951, Hoa Kỳ viện trợ cho các nước Tây Âu tổng cộng 12 tỷ USD(tương đương 2,2% GNP của thế giới và 5,6% GNP của Hoa Kỳ lúc bấy giờ)

Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng cố

và gia tăng số lượng các nước gia nhập phe XHCN Với tinh thần quốc tế vô sản,Liên Xô đã tài trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước ở châu Âu, châu

Á, đến các nước châu Phi và châu Mỹ La-tinh Năm 1991, khi Liên Xô tan rã,tổng số tiền các nước thuộc phe XHCN còn nợ Liên Xô lên đến con số khổng lồ,quy đổi thành khoảng 120 tỷ USD

Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nướcXHCN được xem như là các khoản ODA đầu tiên Mặc dù, mục tiêu chính củacác khoản viện trợ này là chính trị nhưng chúng cũng đã có tác dụng quan trọnggiúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế - xã hội Trong những năm 1960, trước

sự đấu tranh mạnh mẽ của các nước đang phát triển, cộng với nhận thức thay đổicủa các nước giàu đối với sự phát triển của các nước đang phát triển, Tổ chứcHợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thành lập Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC)

Uỷ ban này có nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của cácnước OECD cho các nước đang và kém phát triển Trong bản báo cáo đầu tiên

Trang 7

của mình, DAC đã sử dụng thuật ngữ “Offical Development Assistance”, vớinghĩa là sự trợ giúp tài chính có ưu đãi của các nước phát triển cho các nướcđang phát triển.

1.1.3 Các hình thức của ODA

Nguồn vốn ODA có các hình thức sau:

- Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ trực tiếp (chuyển giao tiềntệ) Nhưng đôi khi là hỗ trợ bằng hiện vật (hỗ trợ hàng hóa) như hỗ trợ nhập khẩubằng hàng hoặc vận chuyển hàng hóa vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cáncân thanh toán hoặc có thể chuyển hóa thành hỗ trợ ngân sách

- Tín dụng thương mại với lãi suất thấp, kéo dài thời gian trả… trênthực tế là một dạng hỗ trợ hàng hóa có ràng buộc

- Viện trợ chương trình: là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đốitác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích tổng quát với thờihạn nhất định mà không cần xác định chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụngnhư thế nào

- Hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của viện trợ chính thức và chiếm tỉtrọng lớn trong tổng vốn thực hiện ODA và nó có 2 loại là viện trợ cơ bản vàviện trợ kỹ thuật Viện trợ cơ bản thường cấp cho những dự án xây dựng đường

xá, cầu cống, cơ sở hạ tầng, … Viện trợ kỹ thuật cấp cho viện trợ tri thức, tăngcường cơ sở, lập kế hoạch cố vấn cho các công trình, nghiên cứu trước khi đầu tưhoặc hỗ trợ các lớp đào tạo

1.1.4 Phân loại ODA

Có nhiều phương thức phân loại nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứckhác nhau, tùy theo từng phương thức phân loại mà ODA có các loại sau:

1.1.4.1 Phân loại theo phương thức hoàn trả

ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp vốn ODA mà nước tiếp nhận

không phải hoàn trả lại cho các nhà tài trợ

ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các

điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ; bảo đảm “yếu tốkhông hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoảnvay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc

Trang 8

ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản

vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưngtính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay

có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc

1.1.4.2 Phân loại theo nguồn cung cấp

ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước

kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ

ODA đa phương: Là loại ODA do các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên

chính phủ tài trợ cho Chính phủ của một nước

ODA của các tổ chức phi chính phủ: Là loại ODA do các tổ chức phi

chính phủ cung cấp

1.1.4.3 Căn cứ vào điều kiện để nhận ODA

ODA không ràng buộc: Là khoản ODA bằng vốn vay hoặc không hoàn lại

không kèm theo những điều khoản ràng buộc liên quan đến cung cấp và mua sắmhàng hóa và dịch vụ

ODA có ràng buộc: Là khoản ODA bằng vốn vay hoặc không hoàn lại có

kèm theo các điều kiện liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ

từ một số nhà cung cấp hoặc quốc gia nhất định do nhà tài trợ quyết định

1.1.4.4 Căn cứ theo mục đích

Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường như đường xá, cầu, cảng, Đây thường

là những khoản cho vay ưu đãi

Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công

nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu

tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực…; hình thức hỗ trợ này chủ yếu là việntrợ không hoàn lại

1.2 Đặc điểm và vai trò của ODA

1.2.1 Đặc điểm

Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi: Với mục tiêu trợ giúp các nước

đang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nàokhác, thể hiện ở những điều sau:

 Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD

Trang 9

 Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, thường là 20 –

50 năm và có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc) Thông thườngvốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần này dưới 25% tổng số vốnvay Ví dụ OECD cho không 20 - 25% tổng vốn ODA Đây chính là điểm phânbiệt giữa viện trợ và cho vay thương mại

 Các khoản vay thường có lãi suất thấp (thường dưới 3%), thậm chíkhông có lãi suất

Vốn ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định: Tuỳ theo

khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có thể kèm theo nhữngđiều kiện ràng buộc nhất định Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràngbuộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí

cả ràng buộc về chính trị Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là cácđiều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nước tài trợ đốivới nước nhận tài trợ

ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ: Vốn ODA không có khả năng đầu

tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vàoxuất khẩu thu ngoại tệ Do đó, các nước nhận ODA phải sử dụng sao cho có hiệuquả, tránh lâm vào tình trạng không có khả năng trả nợ

1.2.2 Vai trò

Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp cácnước đang phát triển thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củamình Vai trò của ODA thể hiện như sau:

- ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu

tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Vốn ODA với đặc tính ưuviệt là thời hạn cho vay dài thường là 20 - 50 năm, lãi suất thấp khoảng dưới 3%/năm Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ cácnước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế như đường xá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáodục, y tế Những cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạonhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tếcủa các nước nghèo Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các

Trang 10

nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thìtốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%.

- ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệmôi trường Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưutiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng vàhiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việcdạy và học của các nước đang phát triển Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớncũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻcộng đồng Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đãgia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình

- ODA giúp các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo Xoá đóinghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khihình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức Mục tiêu này biểu hiện tínhnhân đạo của ODA Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượngbằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơsinh Và nếu như các nước giàu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu được

25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo

- ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toánquốc tế của các nước đang phát triển Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tìnhtrạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của cácquốc gia này ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lànhmạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ

- ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu

tư tư nhân Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò nhưnam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ Đốivới những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cốniềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ

- ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chếthông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách

hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trang 11

1.3 Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA

Theo điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ban hành kèm theo nghị định số 131/2006/NĐCP ngày 9 tháng 11 năm

2006 của Chính Phủ) thì vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho những công trình,

dự án thuộc các lĩnh vực sau:

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thủy lợi,lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xoá đói giảm nghèo

- Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại

- Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, lao động,việc làm, dân số và một số lĩnh vực khác)

- Bảo vệ môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tăng cường năng lực thể chế, quản lý, kỹ thuật và phát triển nguồnnhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai

- Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

1.4 Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu

Cho đến nay, sau 16 kỳ hội nghị CG được tổ chức, Việt Nam có 51 nhà tàitrợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương có cácchương trình ODA thường xuyên

Một số nhà tài trợ song phương lớn như: Australia, Đức, Hàn Quốc, Mỹ,Nhật Bản, Pháp, Singapore, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Vương Quốc Anh, …

Một số nhà tài trợ đa phương lớn gồm:

- Các tổ chức tài chính quốc tế:

 Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB)

 Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)

 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

- Ủy ban châu Âu (EC)

- Liên minh Châu Âu (EU)

- Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc bao gồm:

 Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA)

 Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO)

 Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)

Trang 12

 Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)

 Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD)

 Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO)

 Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

- Các tổ chức phi Chính phủ quốc tế tại Việt Nam (NGO)

2. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam

2.1 Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 2008 – 2009

tại Việt Nam

Năm 1993 việc quản lý và sử dụng vốn ODA được điều tiết bởi từng quyết địnhriêng lẻ của Thủ tướng Chính phủ đối với từng dự án và nhà tài trợ cụ thể Kể từ Hội

nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam họp tại Paris diễn ra vào tháng 11 năm 1993,nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chínhthức tại Việt Nam, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung thể chế về quản lý và

sử dụng nguồn vốn ODA trên nhiều mặt theo hướng đồng bộ hóa với các quy định vềquản lý nguồn vốn nước ngoài, các văn bản pháp quy trong nước cũng như chủtrương phân cấp mạnh mẽ quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ, đó là:

- Định hướng quản lý nợ nước ngoài đến năm 2010 (theo quyết định số135/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)

- Nghị định số 131/2006/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chínhphủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức

Trên cơ sở này, các cơ quan quản lý nhà nước về ODA đã ban hành nhiềuvăn bản pháp quy hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn này, như là:

- Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12 tháng 03 năm 2007 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Banquản lý chương trình, dự án ODA

- Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 banhành chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA

Trang 13

- Thông tư số 01/2008/TT-BNG ngày 04 tháng 02 năm 2008 hướng dẫnquy trình, thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về hướng dẫn trình tự, thủtục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về nguồn vốn ODA

- Quyết định số 883/2008/QĐ-BKH ngày 14 tháng 07 năm 2008 về việcban hành kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự

BẢNG 2.1: KHỐI LƯỢNG VỐN ODA CAM KẾT, KÍ KẾT VÀ SỬ

BẢNG 2.2: BẢNG THỂ HIỆN TỈ LỆ VỐN VAY VÀ VỐN VIỆN TRỢ

KHÔNG HOÀN LẠI TRONG TỔNG VỐN ODA

Trang 14

Ký kết

Sử dụng Ký kết Sử dụng Vốn vay 2.904 1.933 5.530 3.283 2.626 90,43% 1.350 69,84%

263 triệu USD), cao hơn 46,66% so với vốn ODA ký kết năm 2008

Một số nhà tài trợ có giá trị vốn ODA đã ký lớn như Nhật Bản (2.112,28triệu USD), WB (1.445,86 triệu USD) và ADB (1.330,7 triệu USD) Nhữngchương trình, dự án có giá trị lớn được ký kết tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giaothông, cấp thoát nước và phát triển đô thị, bao gồm: "Xây dựng đường vành đai 3

Hà Nội" (245,27 triệu USD); “Cải thiện môi trường nước thành phố Huế”(182,48 triệu USD) do JBIC tài trợ; “Khoản vay hỗ trợ khắc phục tác động khủnghoảng” trị giá 500 triệu USD, “Phát triển toàn diện thành phố Thanh Hóa” trị giá104,7 triệu USD do ADB và Hàn Quốc tài trợ; “Tín dụng ngành giao thông vậntải để nâng cấp mạng lưới đường bộ giai đoạn 2” trị giá 183,51 triệu USD; “Xâydựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội” trị giá 150,43 triệu USD do NhậtBản tài trợ; và “Khoản tài trợ bổ sung cho Dự án năng lượng nông thôn II” trị giá

200 triệu USD, “Chương trình bảo đảm chất lượng trường học” trị giá 127 triệuUSD, “Cung cấp nước sạch và thủy lợi tỉnh Bình Thuận” trị giá 19,74 triệu USD

và “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Cà Mau” trị giá 17,89 triệu USD do

Ý tài trợ, …Ngoài ra, còn có một số khoản viện trợ không hoàn lại như: “Phát

Trang 15

triển nông nghiệp miền Tây Nghệ An giai đoạn III” trị giá 7,79 triệu USD doLuxembourg viện trợ, “Chương trình hợp tác chung với Liên Hợp Quốc về bìnhđẳng giới” trị giá 4,6 triệu USD do Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc

(UNDP) viện trợ,…

Các khoản tài trợ này góp phần hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp,phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và giúp vốn cho nông dân phát triển sản xuấtnông nghiệp và ngành nghề thủ công Sự hỗ trợ này hết sức quý báu trong bốicảnh khu vực nông nghiệp và người dân nông thôn chịu tác động rất tiêu cực củasuy thoái kinh tế toàn cầu, nhất là giá hàng nông sản xuất khẩu sụt giảm nghiêmtrọng và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp Khoản vay hỗ trợ khắc phục hậu quảkhủng hoảng kinh tế của ADB trị giá 500 triệu USD tạo ra nguồn vốn quan trọng

để kích cầu sản xuất, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn gặp nhiềukhó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng Khoản vay kích thíchkinh tế và tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 8 trị giá 54,9 tỷ Yên do Nhật Bảntài trợ được ký ngày 7/11/2009 nhân chuyến viếng thăm Nhật Bản và tham dựHội nghị GMS cấp cao các nước tiểu vùng Mê-kông mở rộng tại Tokyo của Thủtướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, đã cung cấp nguồn vốn quantrọng góp phần kích thích phát triển mạnh động thái hồi phục tích cực của nềnkinh tế Việt Nam và giảm nghèo, đồng thời chuẩn bị cho những bước phát triểnmạnh tiếp theo sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu

Tình hình giải ngân vốn ODA trong hai năm qua có những tiến bộ đáng kể

Kế hoạch giải ngân năm 2009 đề ra với tổng mức 1.900 triệu USD, trong đó vốnvay là 1.600 triệu USD và viện trợ không hoàn lại là 300 triệu USD Mức giảingân vốn ODA năm 2009 đã vượt kế hoạch đề ra, đạt khoảng 3.653 triệu USD(vốn vay: 3.283 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 370 triệu (USD) nhờ một sốkhoản vốn ODA giải ngân nhanh do một số nhà tài trợ cung cấp để hỗ trợ khắcphục hậu quả khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tình hình giải ngân vốn ODA trongnăm 2009 đã được cải thiện đáng kể là nhờ có sự điều hành sát sao của Chínhphủ, nỗ lực to lớn của các ngành, các cấp và các nhà tài trợ trong việc đẩy nhanhtiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA trong khung khổ thực hiện chủtrương và các giải pháp kích cầu của Chính phủ Công tác quản lý và thực hiệnvốn ODA ở các Bộ, ngành và địa phương (Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, TP Hà Nội,

Trang 16

TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, Thái Nguyên, ) đã được cải thiện thông quaviệc ban hành các quy chế nội bộ về vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA tạothuận lợi cho việc tinh giản quy trình, thủ tục và tăng cường sự phối hợp giữa các

sở, ngành hoặc đơn vị liên quan

BẢNG 2.3: CƠ CẤU VỐN ODA SỬ DỤNG THEO NGÀNH VÀ LĨNH

VỰC TRONG 2 NĂM 2008 - 2009

Các lĩnh vực ODA sử dụng

(triệu USD)

Cơ cấu (%)

1. Nông - lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển

nông nhiệp và nông thôn – Xóa đói giảm nghèo 1.096,97 18,57

2. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 1.290,41 21,85

3 Cấp thoát nước và phát triển đô thị 785,03 13,30

5. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học

công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng

thể chế, tăng cường năng lực, …)

tế, giáo dục Một số dự án tiêu biểu như: “Tín dụng giảm nghèo 7 (PRSC 7)”(150 triệu USD) do WB tài trợ, “Hiệp định khung Việt Nam - Thụy Điển về hợptác phát triển” (100 triệu USD); Hiệp định khung về kế hoạch chung hợp tác giữaChính phủ Việt Nam và 6 tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam (170 triệu USD)

Trang 17

Giao thông Vận tải và Bưu chính viễn thông là ngành sử dụng vốn ODA

lớn nhất với tổng giá trị trên 1,29 tỷ USD (chiếm 21,85%) trong giai đoạn qua.Nhờ nguồn vốn này Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thốnggiao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nộiđịa Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triểncác ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài Có thể nêu lên một số dự án như: hệ thống đường bộ ở phía Bắc (Quốc lộ

5, 10, 18), Quốc lộ 1A, đường xuyên Á Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, hầmđường bộ đèo Hải Vân, cảng biển nước sâu Cái Lân, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng),cảng Sài Gòn, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, các cầu lớn như cầu MỹThuận, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy Hệ thống thông tin liên lạcven biển, điện thoại nông thôn và internet cộng đồng

Năng lượng và Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với

các dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 0,9 tỷ USD nhằm cải tạo, nâng cấp,phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn như: Nhàmáy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1 công suất 288 MW; nhà máy nhiệt điện Phả Lại IIcông suất 600 MW; nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 475 MW;nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I công suất 1.090 MW; nhà máy nhiệt điện Ô Môncông suất 600 MW; nhà máy thuỷ điện Đại Ninh công suất 360 MW nhằm cảitạo và phát triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầuđiện gia tăng hàng năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phố, thị trấn, thị xã,khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước Đây là nguồn vốn lớn và có

ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tưnhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn màvới đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồivốn chậm

Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật là những lĩnh vực

ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự ánđạt tổng số vốn trên 1,7 tỷ USD (chiếm 29,74%)

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ODA hỗ trợ cho việc thực hiện cải cáchgiáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổthông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường

Ngày đăng: 28/03/2013, 10:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 2.1: KHỐI LƯỢNG VỐN ODA CAM KẾT, KÍ KẾT VÀ SỬ DỤNG  TRONG 2 NĂM 2008 – 2009 - Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp
BẢNG 2.1 KHỐI LƯỢNG VỐN ODA CAM KẾT, KÍ KẾT VÀ SỬ DỤNG TRONG 2 NĂM 2008 – 2009 (Trang 13)
BẢNG 2.3: CƠ CẤU VỐN ODA SỬ DỤNG THEO NGÀNH VÀ LĨNH  VỰC TRONG 2 NĂM 2008 - 2009 - Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp
BẢNG 2.3 CƠ CẤU VỐN ODA SỬ DỤNG THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC TRONG 2 NĂM 2008 - 2009 (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w