Những giải pháp nhằm sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả hơn

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

− Mở rộng thành phần được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA, kể cả khu vực tư nhân trong nước trên cơ sở quan hệ đối tác công – tư kết hợp trong đầu tư phát triển. Thực tế đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng đồng

vốn có hiệu quả hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước, vì vậy trong thời gian tới cần chú ý hơn tới đối tượng này.

− Quản lý nguồn vốn đầu tư công một cách minh bạch và có trách nhiệm, cải thiện hơn nữa hệ thống của Chính phủ về mua sắm công theo hướng tiếp cận tới các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này, thực hiện các chương trình và giải pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng.

− Bảo đảm tớnh đồng bộ, nhất quỏn, rừ ràng, minh bạch, đơn giản và dễ thực hiện của hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến quản lý và sử dụng ODA.

− Tăng cường việc theo dừi và đỏnh giỏ cỏc dự ỏn ODA:

• Xây dựng kho dữ liệu chính thức về các chương trình, dự án ODA phục vụ cụng tỏc theo dừi, đỏnh giỏ và phõn tớch việc sử dụng nguồn vốn này.

• Xõy dựng cơ chế đảm bảo việc theo dừi và giỏm sỏt từ phớa cộng đồng, góp phần thực hiện các biện pháp phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng.

• Xây dựng và áp dụng những chế tài cần thiết để khuyến khích những đơn vị thụ hưởng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, đồng thời phòng ngừa và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng kém hiệu quả và vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng ODA.

− Xem xét việc mở rộng hơn diện thụ hưởng ODA đối với các đối tượng ngoài khu vực nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan tới thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA.

− Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ. Thời gian qua trong khuôn khổ các chương trình, dự án ODA, một đội ngũ khá đông đảo cán bộ đã được đào tạo và huấn luyện về công tác quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần có một chương trình huấn luyện rộng rãi để tạo ra những thay đổi về nhận thức, thái độ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp.

− Ngoài ra còn phải xác định khả năng trả nợ cả gốc và lãi trong tương lai để xây dựng kế hoạch trả nợ, cập nhật các thông tin trong và ngoài nước về sự biến động của các nhân tố có khả năng tác động đến nguồn vốn vay để xử lý kịp thời và

có những quyết định đúng đắn tránh tình trạng lỗ do những tác động của những nhân tố khách quan khi dự án đã đi vào hoạt động.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua việc phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua cho thấy rằng ODA có một vai trò quan trọng, hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tế cho thấy rằng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Việt Nam đã cải thiện và đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như: xã hội, y tế, giáo dục, tăng cường thể chế, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo; đó là những lĩnh vực đầu tư vừa có tính xúc tác vừa có tác dụng trước mắt, đồng thời là cơ sở lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tính từ năm 1993 đến nay tổng số vốn ODA mà cộng đồng quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam lên tới 22,43 tỷ USD và khối lượng vốn ODA tăng lên qua các năm từ 1,861 tỷ USD năm 1993, năm 2000 là 2,4 tỷ USD và đến nay là 5,914 tỷ USD (năm 2009). Trong khi khối lượng nguồn vốn ODA mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển ngày càng giảm súc thì nguồn vốn cam kết ODA cho Việt Nam lại tăng lên như vậy. Điều này cho thấy nước ta đang từng bước có được niềm tin của các nhà tài trợ thông qua những chương trình, dự án thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thiết thực và mang lại nhiều hiệu quả.

Tình hình thu hút và sử dụng ODA ở nước ta trong thời gian qua cho thấy chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực góp phần quan trọng thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, nước ta cũng còn có nhiều hạn chế trong trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA mà Chính phủ, các Bộ, ngành các cấp cần khắc phục để sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn ngoại lực quí báu này.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w