2.2.1. Một số kết quả đạt được
Sau hơn 15 năm được huy động để phục vụ công cuộc phát triển của đất nước, nguồn vốn ODA đã đem lại những thành tựu bước đầu quan trọng. Hàng trăm dự án ODA được đưa vào thực hiện đã hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân đồng thời phù hợp với chủ trương và đường lối chỉ đạo của Đảng.
Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển, chiếm khoảng từ 22% đến 25% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả phần vốn ODA cho vay lại từ ngõn sỏch nhà nước). ODA rừ ràng sẽ trở thành một kênh thu hút tài chính quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù nhận được một số lượng vốn ODA tương đối lớn, nhưng nợ nước ngoài của nước ta vẫn còn trong khu vực an toàn như nhận xét của IMF (chiếm 30% GDP quốc gia và nằm trong giới hạn 50%
GDP trong giai đoạn 2001 - 2010).
Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đã góp phần cải thiện cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Thông qua các dự án ODA, hệ thống đường bộ được phát triển đáng kể từ quốc lộ 1A, 10, 18, 9, đường xuyên Á (đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài), các cầu lớn (Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì,...); nâng cấp và mở rộng các cảng biển như Cái Lân (Hải Phòng), Sài Gòn, Tiên Sa (Đà Nẵng), xây dựng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phát triển giao thông nông thôn ở hầu hết các tỉnh...
Nguồn vốn ODA đã đầu tư phát triển ngành điện bao gồm phát triển nguồn điện (các dự án Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2-1 với công suất 288MW, Phả Lại 2, Hàm Thuận - Đa My, Đại Ninh, Đa Nhim) và phát triển hệ thống đường dây 500 kV Plâyku - Nhà Bè, gần 50 trạm biến áp của cả nước, cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và thành phố.
ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo. Số liệu các cuộc điều tra mức sống dân cư trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ mức 70% vào năm 1986 xuống còn 13,5% năm 2008; tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 24,2% năm 2000 lên 30% năm 2009. Đời
sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân trên đầu người khoảng 1057 USD/người/năm năm 2009. Khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người so với các nước trong khu vực vẫn còn lớn, năm 2009 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 33% GDP/người của Trung Quốc, 11% của Malaysia và bằng khoảng 4% của Hàn Quốc. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 71 tuổi năm 2002 lên 74,3 tuổi năm 2009. Thu nhập thực tế của mỗi người dân sau 10 năm tăng gấp 3,5 lần. Những kết quả này có sự góp phần quan trọng của ODA, điều này được thể hiện rừ nột thụng qua cỏc dự ỏn phỏt triển nụng nghiệp và nông thôn, kết hợp xoá đói giảm nghèo (như dự án giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II) trong đó nguồn vốn ODA đã giúp nông dân nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học...
ODA đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động tích cực đến việc cải thiện chỉ số phát triển con người ở Việt Nam. Tổng nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo ước chiếm khoảng 8,5 - 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, như các dự án ODA hỗ trợ cải cách giáo dục tiểu học, trung học và đại học, tự án tạo nghề...
Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình quốc gia, ngành có ý nghĩa sâu rộng như chương trình dân số và phát triển, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình dinh dưỡng trẻ em, chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, …Lĩnh vực y tế cũng mang lại nhiều thành tựu tốt đẹp: tỷ suất tử vong mẹ giảm mạnh trong hai thập kỷ qua: từ 233/100.000 trẻ đẻ sống trong năm 1990 xuống còn 75/100.000 trẻ đẻ sống trong năm 2009; tỷ lệ phụ nữ mang thai được khỏm thai và tiờm phũng đó tăng lờn rừ rệt trong thời gian qua; mạng lưới y tế cơ sở về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ được củng cố và nâng cấp. Việc thực hiện mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai dưới nhiều hình thức. Đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã bước đầu được kiềm chế tốc độ gia tăng và có xu hướng giảm trong hai năm gần đây. Bệnh sốt rét đang
được khống chế và nhiều vùng đã được loại trừ. Chương trình phòng chống lao đã thu được những kết quả tích cực, được thế giới đánh giá cao.
Quan hệ giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA. Điều này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như phát triển các quan hệ đối tác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, hiệu quả viện trợ... nghiên cứu áp dụng các mô hình viện trợ mới (hỗ trợ ngân sách, tiếp cận ngành, ...), hài hoà quá trình chuẩn bị dự án, thống nhất hệ thống báo cáo, hài hoà hoá quá trình mua sắm, tăng cường năng lực toàn diện về quản lý ODA.
2.2.2. Những tồn tại cần khắc phục trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
Bên cạnh những mặt được của ODA hỗ trợ quá trình phát triển, việc sử dụng ODA trong thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực này:
− Giải ngân còn thấp và không đồng điều: theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2009, trong tổng số 556 dự án ODA thì chỉ có 121 dự án đạt mức giải ngân từ 60% trở lên so với kế hoạch; một số khối bộ, ngành và địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp như: Bộ Giao thông vận tải chỉ giải ngân được 38% so với kế hoạch năm, Bộ thông tin và truyền thông là 32%, Tập đoàn Bưu chính viễn thông là 19%, Thành phố Hải Phòng giải ngân gần 40%
− Chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của ODA: Việc coi vốn ODA của nước ngoài, dù là vốn vay, là tiền của người khác cho mình, dù mình sử dụng như thế nào cũng là “quà biếu không” hiện nay vẫn còn tồn tại trong không ít các nhà chức trách quản lý dự án. Vì không coi trọng nguồn vốn này, dẫn tới việc mua sắm tràn lan (như các dự án tại PMU 18) không tiết kiệm, giải ngân cho hết tiền nhưng không chú trọng hiệu quả mang lại.
− Vẫn còn nhiều tiêu cực và thất thoát vốn ODA mặc dù đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các ngành, các cấp. Chẳng hạn như dự án
“Giao thông nông thôn” (tổng vốn đầu tư 145,3 triệu USD) do Ngân hàng Thế giới cho vay vốn ODA và Chính phủ Anh viện trợ không hoàn lại. Thanh tra 700 dự án,
hạng mục, công trình của dự án này (số vốn 523 tỷ đồng), người ta cũng đã phát hiện nhiều sai phạm, với tổng giá trị trên 13,4 tỷ đồng.
2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến những thành công, hạn chế trong thu