Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Hà Nam

Hà Nam được tái lập tỉnh năm 1997, đồng thời là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi: Nằm giáp sông Hồng, được phù sa bồi đắp rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Mặt khác có đường quốc lộ 1A, đường sắt chạy qua nối liền sự giao lưu, trao đổi với mọi miền trong cả nước.

Nhận thức được vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời quan tâm đầu tư cho phát triển NNL lao động nhằm thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể nói đến nay kinh tế của tỉnh Hà Nam có bước phát triển khá tiến bộ: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có tỷ trọng tăng trưởng cao, nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng năm 2005 đạt 40,5% đến năm 2010 đạt 46,5% tăng 4,5%. Tỷ trọng dịch vụ năm 2005 đạt 29% đến năm 2010 đạt 32,5% tăng 3,5%. Tỷ trọng nông nghiệp năm 2005 đạt 30,5% đến năm 2010 giảm còn 21%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.100 tỷ đồng/ 2010; thu nhập 45 triệu đồng/ha; xuất khẩu đạt trên 32 triệu USD.

Qua nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở Hà Nam, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Hà Nam tập trung đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; đồng thời cũng chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Đồng thời tạo nhiều việc làm cho người lao động nông thôn khi không còn đất sử dụng do chuyển đổi mục đích sử dụng

- Phát huy quyền tự chủ của hộ nông dân đi đôi với việc mở rộng và phát triển các trang trại nhằm nâng cao năng suất và thu nhập cho các hộ gia đình.

- Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, điện, nước và công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 50)