7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực nông thôn của Tỉnh Ninh Bình
- Về số lượng dân số
Tính đến năm 2012 dân số Ninh Bình có 915.945 người, trong đó ở khu vực nông thôn có 741.388 người chiếm 81% dân số cả tỉnh. Cũng tại thời điểm đó dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là 572.465 người chiếm 62% dân số của tỉnh; Số người trong độ tuổi lao động đang tham gia lao động là 523.337 người chiếm 91,42% so với tổng dân số trong độ tuổi lao động, trong đó lực lượng lao động ở nông thôn có 427.032 người, chiếm 81,6% trong tổng LLLĐ cả tỉnh (khu vực thành thị là 96.305 người chiếm 18,4%)
(Bảng 2.2)
Hàng năm đội ngũ lao động ở Ninh Bình được bổ sung từ 4 đến 5 nghìn lao động. Điều đó cho thấy nguồn cung cấp lao động của Ninh Bình rất dồi dào.
- Cơ cấu lao động
+ So sánh lực lượng lao động ở thành thị và nông thôn từ năm 2010 - 2012 thì thấy lực lượng lao động ở nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao, bình quân 81,7%, lực lượng lao động ở thành thị chiếm tỷ lệ bình quân 18,3%/năm. Năm 2010 lực lượng lao động ở nông thôn có 419.132 người chiếm 81,5%, năm 2011có 425.320 người chiếm 82%, năm 2012 có 427.032 người chiếm 81,6%.
Như vậy, lực lượng lao động ở Ninh Bình hiện nay chủ yếu sống ở nông thôn, đây là lực lượng chính của tỉnh. Tốc độ tăng dân số ở nông thôn nói chung vẫn còn lớn.
+ Cơ cấu lao động theo giới tính thì lực lượng lao động nữ trong tổng lao động có xu hướng giảm, lao động nam có xu hướng tăng. Cụ thể đối với lao động nữ năm 2010 số lao động nữ có 259.000 người chiếm 50,35%, năm 2011 có 260.794 người chiếm 50,28%, năm 2012 có 262.768 người chiếm 50,21%. Đối với lực lượng lao động nam, đến năm 2010 có 255.400 người
chiếm 49,65%, năm 2011 có 257.889 người chiếm 49,72%, đến năm 2012 có 260.569 người chiếm 49,7%.
Sự phân bố dân cư Ninh Bình diễn ra không đều, có rất nhiều bất hợp lý đã tác động trực tiếp sự phân bố NNL. Theo khu vực thì dân số sống ở nông thôn nhiều hơn thành thị và khu vực đồng bằng nhiều hơn miền núi.
+ Về cơ cấu tuổi, dân số trẻ làm cho nguồn lao động Ninh Bình có cơ cấu trẻ. Có tới 53% tổng lực lượng lao động ở độ tuổi từ 15 - 39, trong đó nhóm 25 -39 chiếm tỷ lệ cao nhất 36% (nông thôn 29%; thành thị 7%) (theo bảng 2.6)
Cơ cấu lao động nông thôn còn nhiều bất hợp lý, hơn 80% vẫn là lao động nông nghiệp, thuần nông, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi.
Bảng 2.6. Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lƣợng lao động năm 2010 của tỉnh Ninh Bình
Nhóm tuổi Tổng số Thành thị Nông thôn
Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Tổng số 514.400 100 95.268 100 419.132 100 15 - 19 18.023 3,50 3.187 3,35 14.835 3,54 20 - 24 68.016 13,22 12.077 12,68 55.939 13,35 25 - 29 67.485 13,12 13.796 14,48 53.689 12,81 30 - 34 58.540 11,38 11.242 11,80 47.298 11,28 35 - 39 59.655 11,60 11.283 11,84 48.373 11,54 Cộng từ 15 - 39 271.820 53,00 51.585 10,00 220.235 43,00 Cộng từ 25 - 39 185.680 36,00 36.321 7,00 149.359 29,00 40 - 44 55.577 10,80 9.448 9,92 46.130 11,01 45 - 49 71.967 13,99 12.412 13,03 59.555 14,21 50 - 54 68.682 13,35 13.860 14,55 54.823 13,08 55 - 59 33.294 647 6.887 7,23 26.407 6,30
+ Cơ cấu lực lượng lao động phân theo nhóm ngành kinh tế, qua số liệu thống kê (bảng 2.7) cho thấy cơ cấu lao động của Tỉnh có xu hướng
chuyển dịch theo hướng tăng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Cơ cấu ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của tỉnh năm 2010 là 48,54 - 31,4 - 20,06, tương ứng năm 2012 có cơ cấu là: 44,5 - 34,5 - 21. Như vậy cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm ngành kinh tế của tỉnh chuyển biến theo xu hướng tích cực, nhưng cũng phải cố gắng hơn nữa vừa đảm bảo tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và đảm bảo tính bền vững.
Bảng 2.7. Cơ cấu lực lƣợng lao động phân theo nhóm ngành kinh tế năm 2010 - 2012 (ĐVT: Người, %) Ngành Năm 2010 2011 2012 SL (1000 ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (1000 ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (1000 ngƣời) Tỷ lệ (%) 1. Nông - LN - TS 249,7 48,54 235,9 45,5 232,8 44,5 2. CN - XD 161,5 31,40 174,2 33,6 180,5 34,5 3. TM - DV 103,2 20,06 108,3 20,9 109,8 21,0 Tổng cộng 514,4 100 518,6 100 523,3 100
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2012