Một số nét về tình hình văn hóa xã hội của Tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Một số nét về tình hình văn hóa xã hội của Tỉnh

Thứ nhất, về tình hình giáo dục - đào tạo

GD - ĐT có nhiều chuyển biến tích cực và gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Phong trào xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài được phát triển mạnh mẽ. Quy mô trường, lớp các cấp học, bậc học, ngành học được giữ vững và ổn định. Phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở được duy trì, củng cố vững chắc (Ninh Bình hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ năm 1995, hoàn thành phổ cập THCS năm 2003), phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi và phổ cập giáo dục trung học đang được triển khai tích cực. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học được tăng cường theo hướng kiên cố hóa, cao tầng hóa và chuẩn hóa; 80% trường, lớp học được kiên cố hóa. Công tác xây dựng trường lớp đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, đến năm 2010 đã có 60% số trường trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia.

Thứ hai, về công tác văn hoá

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn phát triển mới hiện nay của địa phương, của đất nước cần làm thế nào để NNL nông thôn say mê tiếp nhận những cái mới mà không xa lạ với truyền thống dân tộc, những tiến bộ về khoa học, công nghệ gắn với những tiến bộ về đạo đức,lý tưởng trong tuổi trẻ; lòng hăng hái vươn tới những giá trị của thời đại được đặt trên nền tảng ý thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc văn hóa dân tộc… đó là những vấn đề đặt ra nhằm kết hợp sức mạnh truyền thống dân tộc với sức mạnh của thời đại phục vụ cho mục tiêu phát triển của tỉnh Ninh Bình.

Hoạt động văn hoá - thông tin phát triển ngày càng đa dạng, nội dung và hình thức có nhiều đổi mới, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hoá từng bước đi vào chiều sâu, nhiều giá trị văn hoá truyền thống được đề cao và phát huy. Đến nay, có 85,6 % gia đình, 59,5 % làng và 61 % cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hoá.

Công tác báo chí và văn học nghệ thuật có nhiều tiến bộ. Hoạt động thông tin tuyên truyền đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, đúng định hướng, bám sát nhiệm vụ chính của địa phương. Chất lượng tin, bài và tác phẩm văn học được nâng lên. Kịp thời tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, biểu dương, cổ vũ các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước; đồng thời ngăn ngừa khắc phục những lệch lạc và những biểu hiện suy thoái, xa rời tôn chỉ, mục đích.

Thứ ba, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Trong những năm qua và đặc biệt từ khi có chỉ thị 19 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã được UBND Tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Đã củng cố, kiện toàn các trường, các trung tâm, cơ sở dạy nghề trong toàn tỉnh, hiện có 68 cơ sở dạy nghề, trong đó có 12 trường học từ trung cấp nghề đến đại học và 56 trung tâm và các cơ sở dạy nghề khác. Trong 68 cơ sở dạy nghề thì cơ sở Nhà nước có 28, ngoài Nhà nước có 40 và tổ chức dạy từ 35 đến 48 nghề dài hạn, ngắn hạn khác nhau cho người lao động. Hàng năm dạy nghề cho từ 16.500 đến 17.500 lao động, trong đó dạy nghề ngắn hạn là 15.500 đến 16.500 lao động. Trong 3 năm 2010 - 2012 đã đào tạo được 49.615 lao động, trong đó lao động nông thôn được đào tạo 40.684 người bằng 82%. Đồng thời hàng năm đã tạo việc làm cho từ 17.500 đến 19.000 lao động. Kết quả trên đã góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)