Vai trò của nguồn nhân lực nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.5.Vai trò của nguồn nhân lực nông thôn

Thứ nhất, vai trò của nguồn nhân lực nông thôn trong phát triển kinh tế nói chung.

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Với ý nghĩa đó, vai trò của NNL trong phát triển kinh tế có thể nhấn mạnh ở những điểm sau:

- Nguồn nhân lực là lao động chủ yếu trong các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…) quyết định sự tái tạo, sử dụng, phát triển các nguồn lực còn lại. Nếu không dựa trên nền tảng phát triển cao của NNL thì không thể sử dụng hợp lý các nguồn lực khác. Thậm chí, nếu thiếu NNL nói chung, nguồn lao động chất lượng cao nói riêng có thể dẫn đến lãng phí, cạn kiệt và hủy bỏ các nguồn lực khác.

- Lao động với tư cách là nguồn lực thì lao động trực tiếp tham gia tạo cung của nền kinh tế, nhưng với tư cách là bộ phận của dân số tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ của xã hội thì nguồn nhân lực lao động trở

thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế. Có thể thấy điểm khác biệt cơ bản giữa NNL với các nguồn lực khác là nó vừa tham gia tạo cung, tạo cầu của nền kinh tế, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ cung cầu gắn với thể chế kinh tế - xã hội do con người tạo nên. Hơn nữa, NNL còn là chủ thể sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Chính vì con người là nhân tố quyết định trong lực lượng sản xuất và phát triển, tiến bộ xã hội mà ngày nay rất nhiều quốc gia đã đặt con người ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, vai trò nguồn nhân lực nông thôn trong phát triển xã hội, văn hóa... nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

- Vai trò của nguồn nhân lực nông thôn trong phát triển xã hội.

Những vấn đề xã hội bao gồm: Vấn đề lao động việc làm, thực hiện công bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo... muốn giải quyết các vấn đề này đòi hỏi phải phát huy tốt nguồn lực con người.

+ Giải quyết lao động việc làm là một vấn đề được từng gia đình, toàn xã hội quan tâm. Vì có giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm mới phát huy được những thế mạnh của đất nước, mới giải quyết được những vấn đề xã hội khác.

+ Chính sách xóa đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách này chỉ phát huy có hiệu quả khi chính những người nghèo thấy được trách nhiệm của mình mà cố gắng nỗ lực phấn đấu vươn lên và có sự hỗ trợ của xã hội, trợ giúp của Nhà nước.

- Vai trò của NNLNT trong phát triển văn hóa.

+ Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đời sống văn hóa, xã hội. Hệ thống báo chí, phát thanh

bảo vệ tổ quốc, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho quần chúng nhân dân.

+ Quần chúng nhân dân lao động cũng chính là những người sáng tạo, xây dựng nên những công trình văn hóa và các tác phẩm nghệ thuật, những công trình, những tác phẩm nghệ thuật đó đã góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

+ Nguồn lực lao động cũng chính là những người có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đất nước, của nhân loại; đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc mình và làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân ta.

Thứ ba, vai trò phát triển nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta.

Vai trò của phát triển NNL NT trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

- Phát triển NNL ở nông thôn sẽ tận dụng được tối đa lực lượng lao động dồi dào và ngày một gia tăng (cả về số lượng và chất lượng).

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn phải hướng vào khắc phục được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đang diễn ra bức xúc hiện nay ở nông thôn. Quyền và nghĩa vụ của người lao động sẽ được thực hiện nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương về lao động. Người lao động sẽ có điều kiện, cơ hội để phát huy tính năng động, sáng tạo, cống hiến được nhiều hơn cho xã hội.

Thực tế cho thấy, ở cùng một trình độ phát triển về khoa học, công nghệ, khi tăng thêm số lượng người trực tiếp vào sản xuất sẽ tạo ra khối lượng sản phẩm nhiều hơn, khối lượng giấ trị mới lớn hơn, điều đó ảnh hưởng trở lại với mức tăng năng suất lao động xã hội. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay ở

nước ta, sử dụng và phát triển NNL hợp lý chắc chắn sẽ khai thác có hiệu quả những khả năng ấy. Đặc biệt đối với một số ngành ở nông thôn như khai khoáng (vì đối tượng lao động ở đây không phải là kết quả của lao động quá khứ mà là những tặng vật của thiên nhiên cho không), chỉ cần tăng thêm lao động sử dụng công cụ, thiết bị đã có thì cũng đã làm tăng thêm khối lượng và giá trị sản phẩm lên rất nhiều. Điều này C. Mác đã từng chỉ rõ:... Với những điều kiện khác không thay đổi, thì khối lượng và giá trị của sản phẩm tăng lên theo tỷ lệ thuận với số lượng lao động được sử dụng [39].

Thực tiễn cho thấy nếu địa phương nào có biện pháp tích cực để tận dụng nguồn lao động dư thừa ở nông thôn vào quá trình sản xuất (như mở mang ngành nghề dịch vụ, đầu tư cho thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đẩy mạnh chăn nuôi, bố trí, sắp xếp con người hợp lý đúng người, đúng việc...) thì ở đó, GDP (tổng sản phẩm trong nước) sẽ tăng lên, nền kinh tế sẽ phát triển và địa phương đó, đời sống người lao động được nâng cao lên một bước, bộ mặt nông thôn sẽ không ngừng đổi mới.

- Phát triển nguồn nhân lực nông thôn sẽ khai thác được tối đa những nguồn lực quan trọng còn tiềm ẩn trong khu vực kinh tế nông thôn.

Ở nước ta hiện nay, những tiềm năng về nguồn lực ở nông thôn còn rất lớn cả về nhiên liệu, năng lượng, khoáng sản, đất đai, rừng, biển, cảnh quan địa lý, vốn nhàn rỗi, các ngành nghề truyền thống... Các tiềm năng ấy vẫn mãi mãi là tiềm năng, nếu con người không hướng vào khai thác và sử dụng. Vì vậy, sử dụng phát triển NNL là nhân tố quyết định để biến những tiềm năng còn tiềm ẩn trong khu vực kinh tế nông thôn thành hiện thực.

Bằng các chính sách khuyến khích người lao động, nhiều địa phương đã khai thác được các lợi thế của mình, như đầu tư khai thác có hiệu quả đất đai bằng thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh

nghề chế biến nông, lâm, thủy sản, các ngành sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành nghề dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống... khi các lợi thế được khai thác và sử dụng có hiệu quả thì năng suất lao động sẽ được tăng lên, thu nhập và lợi ích của người lao động sẽ được đảm bảo ngày một cao hơn.

Sử dụng phát triển nguồn nhân lực sẽ đảm bảo cho mọi người có việc làm, thu nhập và đời sống ổn định hơn, cũng từ đó mọi phong trào khác có cơ sở để phát triển.

- Phát triển nguồn nhân lực nông thôn sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và thực hiện vấn đề cơ bản của nông thôn và nông nghiệp hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra những điều kiện cần thiết thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và ngược lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vừa là nội dung, vừa là mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn nước ta.

Cơ cấu kinh tế nông thôn là một tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn. Nó có những mối quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về chất. Các mối quan hệ trong cơ cấu kinh tế nông thôn phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, của quá trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa, của sự trao đổi lao động lẫn nhau dưới hình thức này hay hình thức khác. Cơ cấu kinh tế nông thôn được biểu hiện qua ba mặt chủ yếu: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần.

Khi nguồn nhân lực nông thôn được khai thác và phát huy tốt thì năng suất lao động xã hội và trước hết là năng suất lao động trong nông nghiệp sẽ tăng lên. Điều đó dẫn đến việc lao động thặng dư và sản phẩm thặng dư tăng lên. Đó là nguồn gốc duy nhất của tích lũy và cũng là điều kiện để một bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phận lao động trong nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề khác mà không làm ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm trong nông nghiệp. Điều này C. Mác đã khẳng định: Cũng như lao động cá biệt càng có thể cung cấp được nhiều lao động thặng dư bao nhiêu thì thời gian lao động tất yếu của người càng ít đi bấy nhiêu, đối với bộ phận dân cư cần thiết để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cũng vậy. Bộ phận này càng ít đi bao nhiêu thì bộ phận dôi ra để dùng cho việc khác bấy nhiêu [38].

Trong điều kiện ấy, một bộ phận lao động ở nông thôn dôi ra sẽ tập trung phát triển mạnh nông nghiệp sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển các loại hình công nghiệp và dịch vụ, xây dựng ở nông thôn; áp dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Một bộ phận khác chuyển sang làm các ngành nghề, dịch vụ như tiểu thủ công nghiệp truyền thống, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thương nghiệp... Qua đó giải quyết tốt mối quan hệ công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn theo hướng CNH - HĐH làm chuyển biến căn bản, vững chắc đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn là một nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, trước hết là của những người lao động ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn là một quá trình diễn ra phức tạp nhằm thay đổi hẳn cơ cấu kinh tế nông thôn từ độc canh cây lúa, từ đơn ngành sang đa ngành, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế. Đó là quá trình biến đổi từ kiểu kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp sang kiểu kinh tế công nghiệp và dịch vụ, làm cho tỷ trọng GDP trong nông nghiệp ngày càng giảm đi và tăng nhanh

Việc đạt mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài sự giúp đỡ của Nhà nước, các ngành thì con người giữ vai trò quan trọng.

- Phát triển NNLNT sẽ thúc đẩy quá trình phân công và hợp tác lao động ngày càng tốt hơn với quy mô lớn hơn.

Chính sự phân công và hợp tác lao động sẽ mang lại năng suất lao động cao hơn và là một đặc trưng ưu việt của sản xuất lớn so với sản xuất nhỏ. Thực tế đã chứng minh rằng, ở đâu biết tổ chức tốt việc phân công và hợp tác lao động thì ở đó tạo ra một năng lực sản xuất mới với năng suất lao động cao. Do vậy, tổ chức tốt sự phân công và hiệp tác lao động hiện nay ở nông thôn là điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó không những thúc đẩy nhanh quá trình chuyên môn hóa, hiệp tác hóa lao động ở trình độ cao mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ mọi mặt của người lao động nhờ sự tăng lên của năng suất lao động. Đúng như V.I.Lênin đã chỉ rõ: “ Nhiệm vụ cơ bản nhất, chủ yếu nhất của chuyên chính vô sản lúc này là việc giai cấp vô sản đưa ra và thực hiện được kiểu tổ chức xã hội về lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản” [34, tr.124].

- Sử dụng hợp lý và phát triển NNL nông thôn sẽ giải quyết được những vấn đề bức xúc của chính sách xã hội ở nông thôn hiện nay.

Việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và công bằng xã hội... đang là những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định chính trị và an ninh nông thôn. Thực tế cho thấy tình trạng dôi thừa lao động, thất nghiệp và bán thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên sự bất ổn định xã hội.

Ở nông thôn, do năng suất lao động thấp, diện tích đất canh tác ngày càng giảm; điều kiện cấu trúc hạ tầng còn nhiều hạn chế, nên đời sống dân cư nông thôn nói chung và nông dân nói riêng còn thấp xa so với khu vực thành

thị. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn tiềm tàng ở nông thôn, đặc biệt là vùng chậm phát triển, dẫn đến tình trạng nghèo khổ vẫn còn khá phổ biến ở khu vực nông thôn. Do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, một phần dân cư lao động đã di chuyển từ nông thôn ra các thành phố để làm thuê, gây sức ép rất lớn đối với khu vực thành thị và nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực xã hội. Mặt khác, trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, nông thôn hiện nay đang diễn ra tình trạng khá phổ biến là bình quân ruộng đất thấp, một bộ phận nông dân không có ruộng hoặc có ruộng nhưng quá ít phải đi làm thuê nơi khác.

Sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn còn diễn ra gay gắt và bức xúc. Một bộ phận người nông dân Việt Nam đang đứng trước nghịch lý là cần cù, chịu khó làm việc nhưng vẫn trong tình trạng đói nghèo và lạc hậu. Trình độ dân trí ở nông thôn đang còn thấp và bất cập khi tiến hành công nghiệp hóa nông thôn.

Do vậy, việc phát triển NNL nông thôn, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn không chỉ là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế mà còn là giải pháp kinh tế - xã hội đem lại sự thay đổi cho số đông dân cư để thu hút họ vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 41)