Tạo thêm nhiều việc làm cho NNLNT, giải quyết việc làm cho ngườ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 110)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.4.Tạo thêm nhiều việc làm cho NNLNT, giải quyết việc làm cho ngườ

lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

3.3.4.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng

* Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung

Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đô thị hoá là một giải pháp có tính chiến lược về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển KT - XH đất nước theo hướng CNH - HĐH.

Cần chú trọng việc đào tạo nghề cho người dân phải đảm bảo đúng và đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh tại các khu kinh tế đóng trên địa bàn.

* Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Hỗ trợ tích cực chuyển dịch sản xuất nông nghiệp độc canh sang sản xuất hàng hóa bằng biện pháp khuyến khích nông dân chuyển diện tích trồng lúa sang trồng cây nông sản hỗn hợp, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu nếu vùng đó có điều kiện tự nhiên phù hợp, có thị trường tiêu thụ.

Như vậy sẽ tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nhân dân. Trước mắt có thể thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:

+ Cho vay vốn ưu đãi để nhân dân đầu tư chuyển đổi việc làm.

+ Hỗ trợ người dân một khoản kinh phí để ổn định cuộc sống trong thời gian đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chưa có nguồn thu nhập.

+ Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và thực hiện chính sách trợ giá trợ cước đối với vật tư, nguyên liệu đầu vào.

- Hiện nay khu vực nông thôn của tỉnh có thể phát triển công nghiệp chế biến và sửa chữa gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng. Chính sách khuyến công trong nông thôn cần tập trung vào các nội dung:

+ Tổ chức tập huấn cho các cơ sở công nghiệp nhỏ trong nông thôn để chuyển giao kỹ thuật chế tạo nông cụ, máy móc từ đơn giản đến phức tạp.

+ Ưu tiên dành kinh phí nghiên cứu khoa học hàng năm của tỉnh để lựa chọn nghiên cứu các để tài phát triển công nghiệp trong nông thôn như chế biến nông sản, công nghệ tái chế sản phẩm phụ trong nông nghiệp.

- Phát triển và đa dạng hóa dịch vụ trong nông thôn dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau phù hợp với yêu cầu sản xuất.

Những năm tới, yêu cầu đối với các hoạt động dịch vụ ở nông thôn là phải đảm nhiệm vai trò cung ứng các yếu tố sản xuất và gắn sản xuất với thị trường, lĩnh vực này cần thực hiện các giải pháp:

+ Xây dựng thí điểm chợ đầu mối nông sản và tổ chức thành các phiên giao dịch tại vùng, khu vực có nhiều nguyên liệu, nông sản.

+ Tổ chức quảng bá, giới thiệu để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mở ra những cơ hội hợp tác liên kết.

+ Thực hiện các mô hình liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ phục vụ nông nghiệp với các dịch vụ khác như tín dụng, bảo hiểm.

3.3.4.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Mặc dù tỷ trọng lao động nông nghiệp và cơ cấu GDP ngành nông nghiệp của Ninh Bình đang ngày càng giảm, tuy nhiên nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng và thu hút giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Trong thời gian tới, khu vực nông nghiệp cần phát triển một cách đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, cụ thể:

Trong nội bộ ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và thay đổi cơ cấu cây trồng, giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây màu cây công nghiệp. Hướng đầu tư phát triển vào các cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của vùng, tận dụng đất trống đồi trọc, mặt nước, để phát triển kinh tế tạo việc làm cho lao động.

Cần quy hoạch phát triển cây trồng có tiềm năng và giá trị kinh tế cao như dứa, nhãn, vải thiều, hồng, na, đỗ tương. Phát triển mạnh các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại.

- Trong ngành chăn nuôi:

+ Cần đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản trong các hộ gia đình theo mô hình kinh tế VAC và kinh tế trang trại. Mô hình này trên thực tế có thể thu hút một lực lượng lao động rất lớn thuộc mọi lứa tuổi,

mọi đối tượng và thành phần khác nhau với mọi khoảng thời gian nhàn rỗi, dư thừa ở nông thôn.

+ Tận dụng lợi thế về đặc điểm, điều kiện tự nhiên để phát triển thủy sản ở huyện Kim Sơn và những huyện có hồ lớn như Yên Mô, Gia Viễn. Lựa chọn và áp dụng các hình thức nuôi, kỹ thuật chăn nuôi cho phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng. Thực hiện trợ giá, trợ cước cho các hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng sâu vùng xa, trợ giá cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản.

- Trong ngành trồng trọt:

+ Phát triển cây dứa, dưa bao tử, ngô ngọt, chanh leo là cây đặc sản của Ninh Bình nhất là các vùng có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để hình thành vùng nguyên liệu đặc sản cho chế biến xuất khẩu thực phẩm đông lạnh.

+ Phát triển các vùng sản xuất lúa và rau quả, chất lượng cao tại các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Tam Điệp, các xã thuộc Hoa Lư, thành phố Ninh Bình.

+ Khai thác lợi thế trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày tạo thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho sản xuất chế biến nông sản tại Nho Quan, Tam Điệp, Gia Viễn, Hoa Lư.

3.3.4.3. Phát triển các nghề phi nông nghiệp và các làng nghề

Để phát huy lợi thế của các ngành nghề trong vùng nông thôn và phát triển các làng nghề hiện có, đồng thời khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghề truyền thống đang được thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu tiêu thụ như sản phẩm mỹ nghệ thì cần có chính sách thích hợp để phát triển như:

- Tạo môi trường chính sách hợp lý cho các làng nghề như tạo dựng các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Tư vấn hướng dẫn nghiệp vụ về xuất khẩu hàng hóa. Hỗ trợ về vốn vay, kỹ thuật và đào tạo dạy nghề và quản lý chất lượng sản phẩm.

- Thường xuyên tổ chức quảng bá xây dựng thương hiệu làng nghề, giới thiệu quảng cáo sản phẩm. Tăng cường thông tin thị trường sản phẩm trên các phương tiện truyền thông. Tạo điều kiện cho các làng nghề được tiếp cận với thị trường nước ngoài.

- Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, truyền nghề, chú ý tập trung vào các nghề có lợi thế và khả năng phát triển. Mở các lớp đào tạo nghề tại chỗ để tạo đội ngũ thợ có kỹ thuật cao, lành nghề.

- Đối với một số địa phương có lợi thế về nghề truyền thống nhưng thiếu vốn sẽ thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế dưới các hình thức gia công sản phẩm, sản xuất sản phẩm tinh xảo đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao nhưng có chi phí đầu tư thấp.

- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả ở các làng nghề. Một số hộ gia đình có thể vươn lên, mở rộng sản xuất, thuê mướn thêm nhân công, vay vốn ngân hàng thành lập doanh nghiệp. Nên giúp đỡ, hỗ trợ tiếp tục phát triển và từ hoạt động của họ rút kinh nghiệm để nhân rộng thêm.

3.3.4.4. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lãnh thổ

Để tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lãnh thổ được tốt, dự kiến phân bố cây trồng, vật nuôi trên địa bàn theo 3 tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng đô thị, ven khu công nghiệp: Là trung tâm phát triển dịch vụ nông nghiệp, cung cấp và chuyển giao thiết bị khoa học kỹ thuật nông nghiệp và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp; là đầu mối liên kết sản xuất nông nghiệp với nhu cầu thị trường với người tiêu dùng. Tiểu vùng này bao gồm một số xã thuộc thành phố Ninh Bình, một số xã phía Bắc huyện Yên Khánh, phía Nam huyện Hoa Lư và Tam Điệp.

chăn nuôi lợn, bò, thủy sản, gia cầm, dâu, tơ tằm. Tiểu vùng này bao gồm huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Yên Mô và một số xã của huyện Gia Viễn, Nho Quan.

- Tiểu vùng trung du - miền núi: Chuyên môn hóa chăn nuôi gia súc lợn, bò, dê, gia cầm theo quy mô trang trại, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng và bảo vệ rừng. Tiểu vùng này bao gồm thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan và một số xã của huyện Gia Viễn, Yên Mô, Hoa Lư.

3.3.4.5. Đô thị hóa nông thôn và xây dựng các khu công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn

Để khai thác được tiềm năng thế mạnh của vùng nông thôn nhằm tạo công ăn việc làm cho lao động, trước hết phải đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn và phát triển các trung tâm vùng nông thôn.

Đây là cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở nông thôn. Mặt khác các thị trấn, thị tứ đóng vai trò là trung tâm kinh tế văn hóa, xã hội của mỗi vùng, làm gia tăng các hoạt động dịch vụ ở nông thôn, thúc đẩy mạnh mẽ thêm quá trình đổi mới cơ cấu lao động nông thôn, tạo công ăn việc làm.

Để thực hiện mục tiêu trên cần thực hiện những nội dung sau:

- Nhà nước đầu tư trước một bước vào xây dựng các công trình hạ tầng như cấp điện, giao thông, thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại tại các huyện và cụm, xã để tập trung thu hút các nguồn vốn đầu tư.

- Phát triển khu đô thị vệ tinh trong vùng nông thôn, hiện nay có thể phát triển mạnh ở huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Gia Viễn, Yên Mô.

- Làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho nhân dân trong các vùng quy hoạch của dự án. Tạo tiền lệ tốt và môi trường thông thoáng, lành mạnh hấp dẫn các nhà đầu tư.

3.3.4.6. Phát triển công nghiệp về quy mô và chất lượng đặc biệt công nghiệp phục vụ cho phát triển nông nghiệp

Để phát triển công nghiệp phục vụ cho phát triển nông nghiệp, Ninh Bình cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Một là, cần tập trung các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

theo hướng hiện đại, bền vững, có năng xuất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; gắn sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng Sông Hồng, rút ngắn chênh lệch về trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần giữa khu vực thành thị với nông thôn; đóng góp có hiệu quả vào tiến trình phát triển chung của tỉnh Ninh Bình, nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Bình theo hướng hiện đại.

Nông nghiệp của Ninh Bình thực hiện chức năng chủ yếu thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Hồng; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản phẩm; đáp ứng nhu cầu vật chất, văn hoá ngày càng cao của nhân dân. Phấn đấu các hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản được tổ chức ngay trên địa bàn đô thị và đang đô thị hoá, phát huy các ưu thế về đất đai, mặt nước, thị trường, liên kết giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, các nguồn lực về khoa học công nghệ, nhân lực tài chính, đầu tư, giao lưu quốc tế, thông tin, … phục vụ cho cư dân đô thị. Mặt khác, chính điều này tác động trở lại đến sự phát triển nông thôn Ninh Bình ngày càng hiện đại.

Ninh Bình cần ưu tiên phát triển công nghiệp mà địa phương có lợi thế như: Chuyên ngành chế biến đồ uống, chế biến nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; phát triển sản xuất bia, rượu, các loại nước uống tinh khiết, nước hoa quả, nước giải

phục vụ nhu cầu nuôi trồng tại địa phương; phát triển sản phẩm mộc dân dụng từ vật liệu mới (ván nhân tạo), các mặt hàng song, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, hướng vào xuất khẩu. Sản xuất gạch, ngói theo công nghệ lò tuy nen, tiến tới xoá bỏ các lò gạch nung thủ công nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Đầu tư phát triển sản xuất gạch không nung từ nguyên liệu đất đồi. Quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với việc xây dựng các cơ sở chế biến. Nghiên cứu thực hiện chế độ bảo hiểm với người cung cấp nguyên liệu. Hỗ trợ cung cấp vật tư đầu vào sản xuất, chuyển giao kỹ thuật mới. Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ quản lý sản xuất và tay nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Hai là, Ninh Bình cần đẩy mạnh việc cung cấp thông tin quy hoạch và

kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; tiến hành quy hoạch và khoanh vùng xác định ngay diện tích sản xuất các loại giống, đồng thời triển khai kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, công nghệ để định hình trung tâm công nghiệp chế biến các sản phẩm có nguồn gốc nông sản, công nghiệp phụ trợ gắn với lợi thế có sẵn ở vùng nông thôn; nghiên cứu và thực hiện các giải pháp khắc phục các tồn tại, yếu kém trong thời gian qua để phát triển ổn định, bền vững. Đó là nông dân, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng, khả năng và nguồn lực để phát triển sản xuất; chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phương thức tổ chức sản xuất; chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung có khối lượng hàng hoá nông sản lớn; chậm phát triển cơ giới hoá, công nghệ sau thu hoạch, hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Để giải quyết cơ bản các vấn đề trên, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Bình cần chủ động nghiên cứu phát triển công nghiệp dịch vụ phục vụ đầu vào, giải quyết đầu ra, mở rộng và nâng cấp việc chế biến và bảo quản vận chuyển sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Tổ chức các dịch vụ cung cấp máy móc, trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng, các

loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các loại phân bón, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là nhu cầu cần thiết đòi hỏi các ngành công nghiệp phát triển nhanh và gắn bó với nông nghiệp một cách lâu dài, bền vững. Công nghiệp sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau khi thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cũng là lĩnh vực mà thành phố có ưu thế. Việc phát triển nhanh công nghiệp gắn bó với nông nghiệp đòi hỏi phải chú trọng việc xử lý chất thải, phát triển mảng xanh, bảo vệ môi trường đô thị bền vững, khai thác tối đa tiềm năng đất đai, mặt nước và khoảng không gian, khoa học công nghệ.

Ba là, Ninh Bình tập trung vào các hoạt động khuyến công , chú trọng vào khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, đào tạo nghề, trình diễn mô hình, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia triển lãm, tạo liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nông thôn để cùng nhau phát triển. Trong lĩnh vực đào tạo nghề, trung tâm chú trọng đầu tư vào những ngành nghề chính như thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ và chế biến cói. Đặc thù đào tạo nghề của hoạt động khuyến công khác với đào tạo nghề ở các lĩnh vực khác là luôn gắn liền với

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 110)