Đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển NNL nông thôn Ninh Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển NNL nông thôn Ninh Bình

3.3.1.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp các ngành và toàn xã hội về phát triển nguồn nhân lực nông thôn

Quán triệt quan điểm của Đảng về nhân tố con người: Vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời quán triệt quan điểm con người là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước và sự hưng thịnh của mỗi đơn vị, tổ chức. Tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức ở tất cả các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở và người dân về việc cần phải đổi mới triệt để và có tính cách mạng trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập; về sự cần thiết phải cải tạo giống nòi, đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc toàn diện sức khỏe nhân dân; về sự cần thiết phải nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc.

Từ các quan điểm trên chúng ta nhận thức sâu sắc rằng NNLNT có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của mỗi địa phương. Phát triển nguôn nhân lực nông thôn chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Qua đó tạo nền tảng vững chắc để nước ta nhanh chóng hoàn thành sự nghiệp CNH - HĐH cũng như xây dựng thành công CNXH. Do vậy

phát triển NNLNT là nhiệm vụ mang tính cấp thiết đối với đất nước nói chung, Ninh Bình nói riêng.

Từ đó, từ tỉnh đến các Sở, ngành và các huyện, thị phải xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đồng bộ với kế hoạch phát triển chung của mình. Các doanh nghiệp và các tổ chức cũng phải có kế hoạch phát triển nhân lực. Sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực, phải dựa vào năng lực thực và kết quả, hiệu quả công việc. Khắc phục tâm lý và hiện tượng quá coi trọng và đề cao “ bằng cấp” một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực.

Đào tạo nguồn nhân lực phải gắn với nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trườnglao động. Cùng với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, của các địa phương, sự đầu tư và chính sách khuyến khích của Nhà nước, cần sử dụng rộng rãi, hiệu quả các cơ chế và công cụ của kinh tế thị trường để mở rộng quy mô, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn và huy động các nguồn vốn cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nông thôn nói riêng.

3.3.1.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước phát triển nguồn nhân lực nông thôn nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực của bộ máy quản lý nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình

- Tăng cường việc phân cấp quản lý, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo. Các cấp quản lý tập trung vào thực hiện chức năng xây dựng quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển, kiểm tra và hướng dẫn cơ sở thực hiện quản lý chất lượng, hoạt động đào tạo.

- Tăng cường và đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, lấy đánh giá đúng chất lượng thực là động lực phát triển; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, quản lý hệ thống.

- Bổ sung biên chế theo dõi dạy nghề, việc làm và giảm nghèo cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện; bổ sung, giao nhiệm vụ cho cán bộ theo dõi dạy nghề, việc làm thuộc UBND cấp xã.

- Xây dựng cơ chế quản lý lao động trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc hành nghề phải qua đào tạo, bồi dưỡng và có chứng chỉ chuyên môn.

- Thành lập Chi cục quản lý dạy nghề và quản lý lao động chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực, hệ thống thông tin về dạy nghề, việc làm, thông tin về nhu cầu sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh, thị trường xuất khẩu lao động phục vụ giải quyết việc làm, giảm nghèo.

- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển NNL cấp tỉnh (gồm đại diện lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo một số Sở, ngành, cơ sở đào tạo - dạy nghề và doanh nghiệp trên địa bàn) để giúp UBND tỉnh xây dựng quy hoạch đào tạo và sử dụng NNL; cơ quan thường trực là Sở Kế hoạch - đầu tư.

3.3.1.3. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa cấp, ngành về phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình

Các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển nhân lực. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020, các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhân lực cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Xác định rõ mối quan hệ giữa địa phương và các bộ, ngành trong công tác quản lý phát triển nhân lực từ đó phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị. Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh thường

xuyên báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, phát triển nhân lực để tìm sự thống nhất giữa cung và cầu lao động trong thời gian đến, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phát triển nhân lực. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả lao động trên địa bàn nông thôn nói riêng và ở tỉnh Ninh Bình nói chung để làm tăng một cách tương đối NNL nông thôn Ninh Bình trong thời gian hiện nay.

Thường xuyên tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện nâng cao chất lượng NNL của các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề. Từ đó, chỉ rõ những điểm làm được và chưa làm được, đồng thời đưa ra giải pháp để thực hiện, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp nâng cao sự phối hợp với các cấp, các ngành về phát triển nhân lực.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)