Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh thuần nông, đất chật người đông, có 80% dân số sống ở nông thôn và dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Những năm qua, tỉnh Thái Bình có nhiều nỗ lực trong phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình ý thức được rằng: Một tỉnh thuần nông muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu thì phải đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn với

cơ cấu kinh tế thì chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo và đào tạo nghề cho người lao động. Đến nay cơ cấu kinh tế của Thái Bình chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đồng thời giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Kết quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Về nông nghiệp năm 2007 tỷ trọng đạt 29,4%, năm 2010 tỷ trọng đạt 23,2% như vậy tỷ trọng trong nông nghiệp trong ba năm giảm 6,2%; Về sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2007 tỷ trọng đạt 28,3%, năm 2010 tỷ trọng đạt 29,2% tăng 0,9%; về dịch vụ năm 2007 tỷ trọng đạt 42,3%, năm 2010 tỷ trọng đạt 47,6% tăng 5,3%. Tổng sản phẩm (GDP) đạt 11.000 tỷ đồng/ 2010; thu ngân sách đạt 2.427 tỷ đồng/2010.

Qua nghiên cứu phát triển NNL nông thôn ở Thái Bình có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Thái Bình đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Đồng thời trong nông nghiệp đã tập trung chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giảm diện tích trồng lúa tăng cường trồng cây thực phẩm, công nghiệp ngắn ngày và phát triển cây ăn quả.

- Tập trung đầu tư nguồn lực và phát triển mạnh giáo dục, đào tạo và đào tạo nghề cho người lao động, đồng thời tạo nhiều việc làm cho người lao động. Trong những năm qua giáo dục, đào tạo của Thái Bình là đơn vị mạnh trong phạm vi cả nước.

- Phát huy vai trò của hộ nông dân tự chủ sản xuất kinh doanh, chú ý đến phát triển các trang trại trong nông nghiệp, toàn tỉnh Thái Bình hiện có 347 trang trại.

- Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: điện, đường, trường, trạm, nước sạch. Thái Bình là tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

- Quan tâm phát triển các dịch vụ ở nông thôn: Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phòng chống dịch bệnh cho cây trồng;, vật nuôi...

- Khôi phục và phát triển các làng nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS (Trang 48)