Những bài học kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT đối với các

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 49)

nghiệp ngoài quốc doanh

Với bề dày kinh nghiệm trong quản lý thuế và cải cách quản lý thuế đối với các DNNQD nêu trên của TP Hồ Chí Minh và ở Trung Quốc, những kinh nghiệm đó có thể đƣợc tham khảo để vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tế nƣớc ta và tại địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn, đó là:

Thứ nhất: Luật Quản lý thuế đã qui định các doanh nghiệp chuyển sang cơ chế tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm, nó đã khẳng định đƣợc tính cần thiết và ƣu việt trong điều kiện phát triển và hội nhập ngày nay. Nhƣng trên thực tế, cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối tƣợng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện nhất định chứ không phải là cho toàn bộ các đối tƣợng nộp thuế. Trong khi thực tiễn thì lại áp dụng chung cho tất cả mọi đối tƣợng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần phân loại đối tƣợng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý và có lộ trình cho phù hợp.

Thứ hai: Cơ quan thuế cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện Luật Quản lý thuế đƣợc kết quả cao, nhƣ điều kiện pháp lý, nâng cao ý thức tự giác của đối tƣợng nộp thuế, trình độ

cán bộ thuế, trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ ... mặt khác thƣờng xuyên đánh giá để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp.

Thứ ba: Cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng.

Thứ tư: Tiến hành phân loại đối tƣợng nộp thuế thành các nhóm có cùng đặc tính tƣơng đồng để tìm ra biện pháp quản lý và các phƣơng thức hỗ trợ thích hợp, tăng cƣờng quản lý theo kỹ thuật rủi ro.

Thứ năm: Tăng cƣờng công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả của hai công tác mang tính quyết định và quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về quản lý thuế.

Thứ sáu: Tăng cƣờng sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác của nhà nƣớc để nhằm thực hiện nghiêm túc Luật Quản lý thuế, tăng tính răn đe đối với những trƣờng hợp cố tình vi phạm pháp luật.

Thứ bảy: Ngành Thuế cần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tiến hành rà soát lại các quy trình thực hiện trong nội bộ ngành Thuế, để loại bỏ các khâu công việc trùng lắp, quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của từng cán bộ và tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết các thủ tục hành chính về thuế cho ngƣời dân, doanh nghiệp của cán bộ thuế.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn, ngoài việc sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng là phƣơng pháp chung tác giả đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)