Kinh nghiệm của Trung Quốc và thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 43)

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý thuế GTGT của Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều điểm tƣơng đồng về cải cách và phát triển kinh tế. Là nƣớc đi trƣớc và rất thành công trong cải cách, những kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về thuế nội địa của Trung Quốc rất có giá trị để các địa phƣơng ở Việt Nam nghiên cứu, tham khảo.

* Thứ nhất, tổ chức bộ máy.

- Tổng cục Thuế quốc gia có nhiệm vụ tổ chức quản lý thu các loại thuế nội địa của Trung ƣơng và tham gia với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chính sách thuế. Từ năm 1990, Tổng cục Thuế quốc gia tách khỏi Bộ Tài chính, trực thuộc Quốc vụ viện và trở thành cơ quan ngang bộ. Tổ chức bộ máy Tổng cục Thuế theo hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng: Tổng cục Thuế - Cục Thuế tỉnh, thành phố - Chi cục Thuế huyện, quận và các xã. Cơ quan thuế đƣợc tổ chức gắn với từng địa bàn tỉnh, huyện, xã.

- Tổng cục Thuế và Cục Thuế quốc gia không trực tiếp thu thuế mà có nhiệm vụ hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác thu thuế, tham gia nghiên cứu hoạch định chính sách. Cơ quan thuế huyện, xã là nơi trực tiếp thu thuế.

- Bên cạnh bộ máy thuế quốc gia còn có bộ máy thuế địa phƣơng thuộc UBND tỉnh, thành phố có nhiệm vụ quản lý thu thuế địa phƣơng. Tuy nhiên, bộ máy này chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thuế quốc gia. Bộ máy thuế địa phƣơng gồm Cục Thuế tỉnh, thành phố, Chi cục Thuế quận, huyện, phòng thuế xã.

Hệ thống thuế trung ƣơng của Trung Quốc chủ yếu quản lý hai loại thuế gián thu là thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Số thu từ thuế giá trị gia tăng chiếm trên dƣới 50% tổng thu về thuế cả NSNN. Vì vậy, việc quản lý thuế của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào sắc thuế này.

* Thứ hai, quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD:

Các doanh nghiệp DNNQD tự kê khai thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ, tự kê khai và nộp thuế theo quy định của luật thuế. Cơ quan thuế không ra thông báo thuế mà chỉ thực hiện việc kiểm tra sau khi các doanh nghiệp kê khai. Quy định này nhằm nâng cao ý thức tự giác của ngƣời nộp thuế. Cơ quan thuế dành thời gian và nhân lực cho việc thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế.

Để quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp, quy định các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế trực tiếp qua ngân hàng. Không có trƣờng hợp cán bộ thuế thu hộ tiền thuế để nộp vào NSNN. Các doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ thuế đã nộp qua ngân hàng với cơ quan thuế khi kê khai nộp thuế. Đối với các doanh nghiệp nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ thuế, bắt buộc phải mở tài khoản tại ngân hàng để thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

Các doanh nghiệp có trụ sở chính ở địa phƣơng nào thì đăng ký và kê khai nộp thuế ở địa phƣơng đó. Các doanh nghiệp có chi nhánh ở địa phƣơng khác phải đăng ký nộp thuế GTGT ở địa phƣơng đó và xuất hoá đơn GTGT riêng. * Công tác thanh tra, kiểm tra thuế:

Toàn bộ hệ thống thuế Trung Quốc có hơn 3.000 tổ chức, kiểm tra, kiểm soát thuế trực thuộc cơ quan thuế các cấp, với hơn 80.000 cán bộ làm công tác kiểm tra. Năm 1996, Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua phƣơng án cải cách thu thuế trong đó có biện pháp lấy công tác thanh tra, kiểm tra làm trọng điểm của cải cách quản lý thu.

Thời gian đầu cơ quan thuế lập chƣơng trình 3 tháng kiểm tra 1 lần đối với các doanh nghiệp, nhƣng không thực hiện đƣợc vì số lƣợng các doanh nghiệp quá lớn, sau đó thực hiện chọn doanh nghiệp có vƣớng mắc để kiểm tra. Trung Quốc có 14,8 triệu doanh nghiệp và hộ kinh doanh là đối tƣợng nộp thuế GTGT .

Việc sử dụng cán bộ quản lý cũng nhƣ cán bộ kiểm tra thu thuế ở Trung Quốc đã thực hiện cải cách một bƣớc, từ chỗ sử dụng cán bộ chuyên quản để quản lý đối tƣợng, bao gồm nhiều loại thuế chuyển sang sử dụng cán bộ chuyên môn hóa theo từng sắc thuế.

* Tuyên truyền thuế và hoạt động tư vấn thuế:

Cơ quan thuế thành lập tổ chức chuyên trách về tuyên truyền thuế ở các tỉnh, thành phố. Các trung tâm tuyên truyền thuế ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chính sách thuế hiện hành còn có nhiệm vụ tuyên truyền cả nội dung về tổ chức quản lý thuế để nâng cao ý thức cho các doanh nghiệp, làm cho luật thuế đi vào đời sống kinh tế, xã hội.

Hàng năm, Tổng cục Thuế lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác tuyên truyền trong cả nƣớc. Kế hoạch tuyên truyền hàng năm đƣợc Chính phủ phê duyệt trong đó quy định kế hoạch tuyên truyền bắt buộc trên phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ truyền hình, đài phát thanh, báo chí. Chi phí cho công tác tuyên truyền do NSNN cấp trực tiếp cho các cơ quan tuyên truyền.

Nội dung tuyên truyền đƣợc xác định hàng năm với trọng điểm, trọng tâm nhất định. Trong các biện pháp tuyên truyền có hiệu quả của ngành thuế Trung Quốc, đặc biệt có việc đƣa nội dung thuế vào chƣơng trình giáo dục phổ thông, nội dung tuyên truyền trên cả 2 mặt: tuyên truyền mặt tốt và phê bình mặt xấu.

Tƣ vấn là một nội dung quan trọng đƣợc thực hiện đồng thời với chính sách cải cách thuế toàn diện. Trung tâm tƣ vấn thuế là cơ quan có nhiệm vụ

quản lý Nhà nƣớc về hoạt động tƣ vấn thuế, thực hiện thẩm định và cấp giấy phép hoạt động và quản lý hoạt động các tổ chức tƣ vấn thuế.

Ở Trung ƣơng có Trung tâm tƣ vấn thuế trực thuộc Tổng cục Thuế. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có các trung tâm tƣ vấn thuế trực thuộc các tỉnh, thành phố.

Các tổ chức tƣ vấn thuế hoạt động theo luật công ty, thực hiện hạch toán kinh doanh và có nghĩa vụ nộp thuế nhƣ các doanh nghiệp khác. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng trên 6.100 đơn vị hoạt động tƣ vấn về thuế với trên 70.000 nhân viên.

1.3.1.2. Kinh nghiệm ở Cục Thuế TP Hồ Chí Minh

Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh với số thu lớn nhất nƣớc, chiếm trên 1/3 tổng số thu của cả nƣớc và quản lý thuế một lƣợng DNNQD vô cùng lớn. Tuy vậy, hàng năm đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc với số thu năm sau cao hơn năm trƣớc, góp phần quan trọng giữ vững ổn định tài chính vĩ mô, động viên nguồn lực phục vụ cho phát triển, thiết thực đóng góp tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc, giải quyết đƣợc nhiều vấn đề xã hội nhƣ xóa đói giảm nghèo, đầu tƣ nhiều công trình về hạ tầng, tích lũy và thực hiện chế độ lƣơng mới.

Là đơn vị dẫn đầu ngành thuế trong nhiều lĩnh vực quản lý thuế và đƣợc chọn làm thí điểm trong việc áp dụng các Luật thuế, các quy trình quản lý thu thuế mới đƣợc toàn ngành học tập, đặc biệt là quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Đạt đƣợc thành quả đó trong tổ chức quản lý thuế Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt các vấn đề sau:

Về tổ chức quản lý

- Để quản lý tốt các DN trên địa bàn Cục Thuế đã thực hiện tổng điều tra, rà soát lại các đối tƣợng nộp thuế. Sau khi phân tích, cân đối lại theo địa

bàn và loại hình DN, Cục Thuế đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với từng Chi cục Thuế để tổ chức quản lý, gắn chặt công tác phân cấp quản lý thuế với sự lãnh đạo chỉ đạo của chính quyền các cấp.

- Các doanh nghiệp do Chi cục quản lý kết hợp chặt chẽ với các phòng chức năng thuộc Cục Thuế quản lý trong công tác hành thu. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn vƣớng mắc phối hợp với UBND cùng cấp đôn đốc thu.

- Công tác kiểm tra theo quy trình kiểm tra thuế đƣợc Cục Thuế thực hiện nghiêm túc. Qua công tác kiểm tra tờ khai thuế ban đầu và kiểm tra tại trụ sở của DN đã phát hiện sai phạm và xử lý truy thu đƣợc hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế khai man hàng năm.

Nợ đọng cũng là một công tác trọng tâm đƣợc Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh chú trọng trong công tác quản lý thuế đối với DNNQD. Thu nợ đọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là công việc thƣờng ngày của các phòng Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế, có sự hỗ trợ của Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ ngƣời nộp thuế. Ðể ngăn chặn việc trốn lậu thuế, cơ quan thuế đã tiến hành thẩm định lại từng đối tƣợng, phân loại và truy thu ráo riết. Cán bộ thuế đã áp dụng hàng loạt biện pháp "mạnh", nhƣ cƣơng quyết phạt nộp chậm , phong tỏa tài khoản, cho nên đến nay thất thu thuế đã giảm đáng kể trong lĩnh vực này.

- Cùng với các biện pháp quản lý các nguồn thu, ngành Thuế thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức tôn vinh các đối tƣợng gƣơng mẫu nộp thuế tốt, gắn công tác thuế với động viên tinh thần những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho NSNN. Ðƣợc sự phối hợp của lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền thƣờng tổ chức khen thƣởng, tôn vinh các đối tƣợng nộp thuế đúng, đủ, bảo đảm tiến độ. Đây thực sự là động lực to lớn để thúc đẩy phong trào thực hiện tốt pháp luật thuế trên địa bàn.

* Về cải cách thủ tục hành chính:

- Là đơn vị tiên phong tổ chức trung tâm tƣ vấn thuế miễn phí, thực hiện thành công mô hình tuyên truyền hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

- Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu đơn giản, dễ hiểu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý, xây dựng mối quan hệ ngƣời bạn đồng hành giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện tốt chính sách thuế của Nhà nƣớc.

- Thiết lập các đƣờng dây nóng, tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp. Kịp thời giải đáp xử lý những vƣớng mắc, hàng năm có trên 35.000 lƣợt doanh nghiệp đƣợc tập huấn, giải đáp thắc mắc qua điện thoại, qua phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet. Là đơn vị đầu tiên trong cả nƣớc thực hiện ISO 9001:2000 cho các sản phẩm tuyên truyền hỗ trợ - quản lý đăng ký thuế đối với ngƣời có thu nhập cao - cung cấp thông tin hồ sơ lƣu trữ - đăng ký và duyệt hóa đơn tự in .

* Về đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế:

Là đơn vị tiên phong của ngành Thuế trong việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế trong nghiên cứu, thử nghiệm và có nhiều đóng góp cho sự hình thành, phát triển hệ thống xử lý thông tin của Tổng cục Thuế mang lại hiệu quả cao đƣợc toàn ngành học tập. Cục Thuế đã tổ chức tốt việc phối hợp với Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch Đầu tƣ cấp mã số cho doanh nghiệp, cấp mã số thuế cho các hộ kinh doanh công thƣơng nghiệp; xây dựng nhiều chƣơng trình ứng dụng có hiệu quả nhƣ trang Website của Cục Thuế đã giúp doanh nghiệp tìm hiểu những thông tin cần thiết về văn bản pháp luật thuế, lựa chọn đối tác kinh doanh, những đơn vị, cá nhân hoạt động không hợp lệ, các hoá đơn không hợp pháp đang lƣu hành … qua đó phát hiện các thủ đoạn gian lận trốn thuế kịp thời xử lý theo pháp luật.

* Về xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ:

Không ngừng xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ ngày càng trong sạch vững mạnh, có trình độ cao, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu

và ứng dụng đƣợc khoa học- công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới.

Trình độ của cán bộ luôn đƣợc chú trọng nâng cao, với nhiều loại hình đào tạo phong phú, năm 1990 toàn ngành mới có 10% trên tổng số cán bộ có trình độ đại học, 12% có trình độ trung cấp và gần 80% là trình độ sơ cấp. Đến năm 2012 trên 90% tổng số cán bộ có trình độ đại học, sau đại học cao hơn mặt bằng chung của toàn ngành là 23%.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)