Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 41)

1.2.5.1. Hệ thống pháp luật thuế và các chính sách liên quan

Hệ thống chính sách pháp luật thuế đồng bộ, chặt chẽ, hợp lý, dể hiểu, dể làm; bao quát hết nguồn thu sẻ tác động tích cực đến hiệu quả quản lý thuế. Ngƣợc lại nếu nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rƣờm rà sẽ khó khăn cho cả cơ quan quản lý thuế và ngƣời nộp thuế; làm tăng chi phí hành chính thuế, hiệu quả quản lý thuế sẻ thấp.

Ngoài ra để quản lý thu thuế đƣợc thuận lợi, các chính sách khác nhƣ: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu của cơ quan hải quan, quản lý xuất nhập cảnh của cơ quan công an, quản lý đăng ký kinh doanh của cơ quan kế hoạch và đầu tƣ ... phải đƣợc ban hành đồng bộ và triển khai thực hiện tốt.

1.2.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước về thuế

Điều này đƣợc thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả của bản thân bộ máy ngành Thuế, trình độ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức của đội ngủ cán bộ thuế. Nếu tổ chức bộ máy quản lý thuế gọn nhẹ, phù hợp với thực tiễn từng địa phƣơng, phân công bố trí cán bộ đúng ngƣời, đúng việc; cán bộ thuế có năng lực, trình độ, yêu ngành, yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức tốt thì hiệu quả quản lý thuế sẻ cao và ngƣợc lại. Ngoài ra sự phối kết hợp giửa các cơ quan chức năng liên quan với cơ quan Thuế trong quản lý thuế nhƣ: cơ quan

Công an, quản lý Thị trƣờng, cơ quan bảo vệ pháp luật khác...trong việc chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế...củng là những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả quản lý thuế trên địa bàn.

1.2.5.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế

Cơ sở vật chất kỷ thuật, trang thiết bị là điều kiện, tiền đề phục vụ cho công tác quản lý thuế; trong đó hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu giảm chi phí tuân thủ, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch. Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. Khoa học công nghệ phải hỗ trợ mạnh mẽ, tích cực cho quản lý thu thuế đối với các DNNQD. Cụ thể nhƣ sau:

- Xây dựng và cập nhật hệ thống dữ liệu lịch sử về doanh nghiệp một cách đầy đủ. Hệ thống quản lý đƣợc nối mạng toàn quốc và có sự đối chiếu thông tin một cách tự động.

- Xây dựng phần mềm phân tích phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra nhƣ: phân loại đối tƣợng thanh tra, kiểm tra; phân tích kê khai, phân tích báo cáo tài chính, đối chiếu hóa đơn...

- Kết nối với hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và các ngành kinh tế có liên quan cũng nhƣ với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin hỗ trợ lẫn nhau.

1.2.5.4 Trình độ nhận thức về thuế của NNT và các tầng lớp dân cư

Trƣớc hết, NNT phải hiểu sâu sắc về pháp luật thuế, về nghĩa vụ thuế và quyền thụ hƣởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ thuế của mình thì sẻ nâng cao tính hiệu quả của thực thi pháp luật thuế .

Nếu ngƣời dân thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của nhân dân sẽ rất cao và ngƣợc lại, ngƣời dân sẽ

không có thái độ rõ ràng trƣớc các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình với các hành vi, vi phạm trốn lậu về thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)