- Nghỉ không lương: Ro Nghỉ việc riêng được Nghỉ lễ, tết L hưởng lương: Rc
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
thành sản phẩm tại công ty
*Hệ số phân bổ chi phí:
Trong quá trình hoạt động sản xuất có nhiều khoản chi phí tham gia cấu tạo nên sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Với mỗi loại chi phí kế toán có cách tập hợp khác nhau như sau:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho bộ linh kiện sản phẩm để tập hợp chi phí. Với loại chi phí này kế toán cần phải nắm được toàn bộ linh kiện của sản phẩm tuy nhiên kế toán không thể điều chính được chi phí này. Doanh nghiệp thường tiến hành sản xuất theo lô, các lô được chia phụ thuộc vào trọng tải của ôtô cần sản xuất.
-Chi phí nhân công trực tiếp: Kế toán căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán lương, bảng thanh toán thưởng để xác định chi phí này.
-Chi phí sản xuất chung: Kế toán căn cứ vào bảng lương của nhân viên quản lý và phân xưởng nhà máy để tập hợp chi phí sản xuất này.
Chi phí chế biến = CPNCTT + CPSXC
Nhà máy sản xuất ra nhiều sản phẩm có trọng tải khác nhau và với mỗi một sản phẩm thì chi phí chế biến để tạo ra sản phẩm đó là khác nhau. Cụ thể ta có bảng phân bổ như sau:
Lô xe đưa vào sản xuất
Xe hoàn thành trong kỳ Hệ số phân bổ chi phí chế biến cho 1 sản phẩm Lô 21/09 - KC8550D (4,75 tấn) 175 1.5 Lô 18/09 - KC8135D(3,45 tấn) 141 1.35 Lô 53/09 - ZB5225D(2,2 tấn) 95 1.2 Lô 33/09 - ZB3810D(1 tấn) 98 1 Lô 44/09- DFA 4810T (1.5 tấn) 12 1.05
Lô 03/09 – DFA3.2T(3,45 tấn) 100 1.35
Tổng cộng 621
Với việc phân bổ chi phí như vậy sẽ là cơ sở để kế toán tính toán chính xác chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm.
*Thời gian đối chiếu công nợ:
Để đảm bảo tính kịp thời chính xác của thông tin thu chi nội bộ của doanh nghiệp, phòng kế toán của Công ty và văn phòng kế toán tại NM nên thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối mỗi tuần. Với việc làm này sẽ hạn chế được những sai sót xảy ra trong quá trình đối chiếu công nợ vào cuối kỳ do trị giá giao dịch lớn, khối lượng công việc nhiều. Nếu có xảy ra sai sót sẽ rất dễ kiểm soát tình hình và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
*Phương pháp tính giá thành:
NM nên xác lập hệ thống định mức tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu, nhân công cũng như dự toán về chi phí phục vụ và quản lý sản xuất cho từng loại sản phẩm.
Việc xác định chuẩn định mức sẽ giúp cho NM tiết kiệm được chi phí làm hạ giá thành sản phẩm.
DN tính giá thành theo tháng. Tuy nhiên khi đưa từng lô vào sản xuất thì hàng ngày đều sản xuất được xe đạt chất lượng và có thế xuất bán được cho khách hàng. Vì vậy đến cuối mỗi tháng mới tính giá thành thì việc xác định giá bán sẽ không chính xác. Do vậy trên cơ sở xác lập định mức tiêu hao NM nên áp dụng tính giá thành theo phương pháp định mức.
Giá thành thực tế = Giá thành định mức +(-) Chênh lệch do thay đổi định mức +(-) Chênh lệch do thực hiện định mức
Trên cơ sở giá thành định mức đã được xác định vào đầu kỳ sản xuất thì kế toán chỉ phải theo dõi những biến động của chi phí thực tế so với định mức và thực hiện định mức tiết kiệm hoặc lãng phí so với định mức trong quá trình sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất.
Mục lục
Sự cần thiết phải kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...3 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...3 1.5.2.1.Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn...22 Có bồn phương pháp tính :...22 CHƯƠNG II...27 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CPSX&TGTSP Ở CHI NHÁNH CT CỔ PHẦN TMT TẠI TỈNH HƯNG YÊN – NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG...27 2.1. Tổng quan về chi nhánh Công ty cổ phần ô tô TMT tại tỉnh Hưng Yên - nhà máy ô tô Cửu Long...27