- Quản lý, tiếp nhận hệ thống vật tư chuẩn bị đưa vào sản xuất + Nhiệm vụ:
2.1.3. Đặc điểm quản lí sản xuất kinh doanh tại nhà máy ôtô Cửu Long – chi nhánh công ty cổ phần ô tô TMT tại tỉnh Hưng Yên.
Doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả phải có một hệ thống bộ máy quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn cao và phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. NM ô tô Cửu Long là một đơn vị hạch toán kinh doanh phụ thuộc với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, hiện nay mô hình tổ chức quản lý của NM ô tô Cửu Long như sau:
Biểu số 1.5: Sơ đồ tổ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Giám đốc Nhà máy Phòng Tổ chức hành chính Phó Giám đốc thường trực Phòng Tài chính kế toán Phòng Kinh doanh và bán hàng Phòng Thiết kế kỹ thuật Phó Giám đốc Hành chính Phó Giám đốc Kỹ thuật
* Giám đốc Nhà máy:
Là người đứng đầu Nhà máy chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý, kinh doanh. Đồng thời là người ra quyết định điều hành giám sát toàn bộ mọi hoạt động và chỉ đạo cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà máy cho phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi thời điểm.
* Phó Giám đốc thường trực:
Thay mặt Giám đốc Nhà máy giải quyết một số công việc khi được Giám đốc phân công. Trực tiếp điều hành quản lý chung các phân xưởng theo kế hoạch sản xuất. Được quyền ký các hợp đồng kinh tế, uỷ nhiệm chi tại các tài khoản của Nhà máy khi Giám đốc vắng mặt.
* Phó Giám đốc Hành chính:
Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức lao động, hành chính quản trị, an toàn lao động, an ninh trật tư. Được ký ban hành các quy định, quy chế quản lý nội bộ phù hợp với nội quy, quy chế của Công ty. Điều hành cải tiến hệ thống quản lý sản xuất và các vấn đề liên quan đến cơ cấu, tổ chức của Nhà máy nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất ổn định, phát triển.
* Phó Giám đốc Kỹ thuật:
Chỉ đạo giải quyết các phát sinh vướng mắc về kỹ thuật, phụ trách quản lý chất lượng sản phẩm, công tác thiết kế, bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị. Tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, quản lý, giải quyết các vấn đề về vật tư, linh kiện, phụ tùng để đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời.
* Phòng Tổ chức hành chính:
Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ, công tác hành chính quản trị, quản lý lao động - tiền lương, an toàn lao động, y tế chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV. Quản lý công tác hồ sơ, tài liệu, sử dụng trang thiết bị văn phòng. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển chọn công nhân viên có năng lực tay nghề
giúp cho Nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh tốt theo sự chỉ đạo của Giám đốc Nhà máy.
* Phòng Tài chính kế toán:
Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo luật kế toán thống kê và phân cấp quản lý của Công ty. Phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh, các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Theo dõi biến động về tải sản cố định, nguồn vốn, công cụ dụng cụ lao động, vật tư, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất... Thu thập xử lý các thông tin tài chính giúp ban Giám đốc quản lý giám sát một cách thường xuyên và các hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
* Phòng Kinh doanh và bán hàng:
Thiết lập các chiến lược kinh doanh cho Nhà máy, tìm kiếm nơi tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận và phê duyệt đơn đặt hàng, thông báo cho phòng kế toán những thông tin về khách hàng. Tìm hiểu và phân tích tình hình thực tế với nhu cầu sản phẩm trên thị trường, xem xét các phương án kinh doanh có tính khả thi sau đó lập kế hoạch kinh doanh.
* Phòng Thiết kế kỹ thuật:
Có nhiệm vụ giám định chất lượng của sản phẩm, giải quyết về vấn đề bản vẽ thiết kế. Tìm hiểu công tác thiết kế mới các kiểu dáng, mẫu mã cho đa dạng và phù hợp. Xử lý các trường hợp sự cố của thiết bị, bảo dưỡng, sữa chữa đảm bảo cho hoạt động được liên tục. Tổ chức theo dõi quản lý công tác khoa học kỹ thuật của Nhà máy.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và chính sách kế toán được ápdụng ở nhà máy ô tô Cửu Long – chi nhánh công ty cổ phần ô tô