- Kế toán thanh toán, tiền lương: Cập nhât theo dõi tình hình thanh toán, tiền gửi ngân hàng Kiểm tra chứng từ thanh toán Lập phiếu thu, chi trên căn cứ
2.1.4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán 1.Các chính sách kế toán chung.
2.1.4.2.1.Các chính sách kế toán chung.
Nhà máy áp dụng kỳ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam (VND). Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra VND theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Số dư tài khoản và các khoản có gốc ngoại tệ được chuyển đổi thành VND theo tỷ giá mua bán thực tế bình quân liên ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán.
Chế độ kế toán áp dụng: Nhà máy thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Chuẩn mực kế toán: Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Hình thức kế toán áp dụng: kế toán trên máy vi tính, công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast Acounting.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TCSĐ: được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế theo nguyên tắc giá gốc. Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao phù hợp với Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
2.1.4.2.2.Vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ của Nhà máy được áp dụng theo hệ thống chế độ mẫu biểu kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính.
*Hệ thống chứng từ bao gồm:
- Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm làm thêm giờ. Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, tiền thêm giờ. Bảng kê trích nộp theo lương. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…
- Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi. Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng. Bảng kê thu tiền, Bảng kê chi tiền. Biên bản kiểm kê quỹ…
- Chứng từ về nguyên vật liệu: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Biên bản kiểm kê vật tư, thẻ kho. Biên bản giao nhận hàng hoá. Hoá đơn GTGT…
- Chứng từ về mua bán hàng hoá: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường,. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý…
Sơ đồ 1.7: Quy trình luân chuyển chứng từ
2.1.4.2.3.Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Nhà máy áp dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC. Hệ thống tài khoản này là cơ sở để lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh …
Nhà máy áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và có một số tài khoản Công ty chưa sử dụng đến như:
+ TK 113: “Tiền đang chuyển”
+ TK 144: “Thế chấp ký cược, ký quỹ ngắn hạn” + TK 244: “Thế chấp ký cược, ký quỹ dài hạn” Chứng từ kế toán gốc Kiểm tra chứng từ kế toán Tiến hành ghi sổ kế toán Lưu trữ, bảo quản chứng từ từng tháng, năm
+ TK 344: “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” + TK 161: “Chi sự nghiệp”
+ TK 461: “Nguồn kinh phí sự nghiệp’ Và các tài khoản ngoài bảng.
Những tài khoản trên đều có trong hệ thống tài khoản nhưng do đặc thù hoạt động quản lý của Nhà máy và quy định của đơn vị hạch toán phụ thuộc các nghiệp vụ trên đều chưa phát sinh vì Nhà máy không hoạt động về thế chấp, ký quỹ, ký cược nên không sử dụng đến. Nhà máy là doanh nghiệp sản xuất không hạch toán tài khoản về sự nghiệp. Về tiền gửi ngân hàng, khi tiền được gửi vào ngân hàng Nhà máy chờ đến lúc nhận được giấy báo nợ thì mới tiến hành hạch toán để ghi sổ.
Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động sản xuất của Nhà máy có quy mô lớn, khối lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phát sinh nhiều, cũng như tiền gửi ngân hàng được mở tài khoản ở nhiều ngân hàng nên tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3 sẽ thuận tiện cho việc theo dõi được chi tiết hơn theo yêu cầu quản lý và phù hợp với từng đặc điểm kế toán.
2.1.4.2.4.Vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức kế toán là hệ thống sổ sách kế toán được sử dụng để ghi chép, hệ thống, tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Vận dụng hình thức kế toán phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, quản lý và đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán.
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của Nhà máy và cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như trình độ của nhân viên kế toán, Phòng kế toán chọn hình thức kế toán “Nhật ký chung” để tổ chức thực hiện công tác kế toán. Quá trình hạch toán của Nhà máy được thực hiện trên máy vi tính, sổ sách được in ra và đóng thành sổ cuối mỗi tháng.
Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI Bảng cân đối phát sinh