Những nhân tố bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 25)

Tính chất sở hữu của ngân hàng: Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình quản lý, cơ chế quản lý và chiến lược kinh doanh của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tạo lập và quản lý các nguồn vốn. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tác động của yếu tố này là khá rõ nét.

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: NHTM cần phải xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng mình nhằm định vị được chỗ đứng hiện tại của ngân hàng, đồng thời có những dự đoán sự thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, trong đó chiến lược phát triển quy mô và chất lượng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng.

Quy mô vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu được coi là đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM. Để đảm bảo mức độ an toàn tối thiểu, cần có quy định giới hạn giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động nhằm tạo một khoảng cách an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Trong mối tương quan giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an toàn của ngân hàng sẽ càng thấp.

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Một NHTM có trụ sở khang trang, mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch thuận lợi cùng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại… sẽ là một trong những yếu tố tạo uy tín cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.

Thương hiệu: Đó chính là uy tín của ngân hàng được tạo dựng qua nhiều năm, có đội ngũ lãnh đạo và nhân viên năng động, nhiệt tình, sáng tạo,

thương hiệu của ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng thì việc huy động vốn sẽ rất thuận lợi.

Chiến lược cạnh tranh khách hàng: Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được phép huy động vốn trên thị trường sẽ làm cho thị phần của các ngân hàng giảm đi. Do vậy, các NHTM muốn thu hút được vốn cần phải tăng cường các giải pháp và chính sách linh hoạt để cung ứng dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về chất lượng, chủng loại dịch vụ ngân hàng, kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt mức sử dụng sản phẩm của ngân hàng cao nhất. Cần phải xác định rằng ngay khi ngân hàng tạo ra được một sản phẩm được xã hội ưa chuộng thì trong thời gian ngắn gần như lập tức, các ngân hàng khác cũng có thể tạo ra sản phẩm đó để cạnh tranh.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Trong chương 1, luận văn đã nêu được tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Đề cập đến cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng cũng như mở rộng hoạt động nhận tiền gửi của NHTM đồng thời đã nêu ra được vai trò của hoạt động huy động vốn đối với việc quyết định quy mô kinh doanh, khả năng sinh lời và các rủi ro tiềm tàng với mỗi ngân hàng. Luận văn đã nêu ra được những tiêu chí cụ thể trong việc đánh giá mở rộng hoạt động nhận tiền gửi và phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI

NHÁNH ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)