Trụ sở chính
Năm 2009, NHCT VN thực hiện thành công bước đầu công tác cổ phần hoá. Cùng với sự mở cửa của thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam dẫn đến cạnh tranh gay gắt về vốn và lợi nhuận. Thêm vào đó, áp lực lớn về mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả hoạt động và hội nhập thị trường tài chính quốc tế đặt ra yêu cầu cho NHCT VN cần phải tính toán chính xác về giá thành tất cả
các luồng tiền đi và đến ngân hàng... Mặt khác trang bị cho trụ sở chính công cụ mạnh để quản lý, điều hành về vốn, đặc biệt là quản lý về rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.
FTP (Fund Transfer Pricing) – Giá chuyển vốn nội bộ là lãi suất do Phòng Kế hoạch và Hỗ trợ Alco (Phòng Alco) công bố cho từng thời kỳ đối với việc “mua” vốn và “bán” vốn giữa trụ sở chính với các chi nhánh.
Theo thông lệ trên thế giới, có 3 phương pháp định giá điều chuyển vốn: - Phương pháp thứ nhất (single pool method): Xác định một giá mua duy nhất cho các giao dịch huy động vốn và một giá bán duy nhất cho các giao dịch sử dụng vốn, không quan tâm đến kỳ hạn. Cách này đơn giản nhưng lại không phản ảnh đúng lợi nhuận của đơn vị so với rủi ro về thanh khoản và lãi suất của các khoản huy động và cho vay.
- Phương pháp thứ hai (multiple pool method): Chia số dư theo một số kỳ hạn nhất định ví dụ: 1 tháng, 2 tháng… Cách này sẽ gom tất cả các khoản huy động vốn có cùng kỳ hạn vào một nhóm (pool method) và áp giá theo kỳ hạn cho tổng số dư của kỳ hạn đó, không tính đến các tính chất khác của giao dịch như sản phẩm, khách hàng... Do vậy, cách thứ hai tuy đã khớp kỳ hạn nhưng cũng vẫn chưa phân biệt được các sản phẩm có tính chất khác nhau ngoài kỳ hạn như đối tượng khách hàng, phương thức xác định lãi suất (thả nổi, cố định)…
- Phương pháp thứ ba: Mua bán vốn khớp kỳ hạn đến cấp giao dịch (matched maturity method): Với yêu cầu kinh doanh ngày càng phải phát triển nhiều sản phẩm huy động vốn và tín dụng đa dạng, công tác điều chuyển vốn nội bộ cũng được phát triển lên một bước hiện đại hơn là mua bán khớp theo tính chất giao dịch. Ví dụ tiền gửi của dân cư sẽ có giá mua vốn khác với tiền gửi của Định chế tài chính do thanh khoản của hai sản phẩm huy động vốn này khác nhau.
Hệ thống FTP do NHCT VN nghiên cứu và xây dựng áp dụng kết hợp hai phương pháp hai và ba trên. Hệ thống cho phép định giá mua bán vốn theo kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) cho mảng hoạt động cho vay và huy động vốn.
NHCT VN thực hiện “mua” toàn bộ tài sản Nợ và “bán” tài sản Có cho các chi nhánh. Khi đó, chi nhánh phải trả lãi cho hoạt động “mua” vốn (tương ứng với Tài sản Có) và nhận được lãi khi “bán” vốn cho Trụ sở chính (tương ứng với Tài sản Nợ).
- Vốn được luân chuyển giữa các chi nhánh thông qua hệ thống FTP, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của NHCT VN. Hệ thống FTP sẽ giúp NHCT VN “mua” tất cả tài sản Nợ và “bán” tất cả các tài sản Có cho các chi nhánh theo đúng mức độ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của tài sản Có, tài sản Nợ.
- Tập trung rủi ro thanh khoản về Trụ sở chính: Chi nhánh thực hiện việc “bán” và “mua” vốn về Trụ sở chính. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và chi nhánh đều được thực hiện “đối ứng” với NHCT VN.
- Tập trung rủi ro lãi suất về Trụ sở chính: Tất cả các tài sản Nợ và Có của chi nhánh đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển (giá FTP) tại ngày phát sinh giao dịch. Trong cơ chế mới, rủi ro lãi suất sẽ được quản lý tập trung tại Trụ sở chính.
- Margin từ hoạt động cho vay/huy động vốn được gọi là lãi suất cận biên ròng, được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay khách hàng (Tài sản Có) với FTP mua vốn NHCT VN và FTP bán vốn NHCT VN với lãi suất huy động tiền gửi (Tài sản Nợ).
Vietinbank Đà Nẵng phải xác định lãi suất huy động vốn như thế nào để đảm bảo đem lại hiệu quả cho chi nhánh:
Lãi suất huy động + Chi phí huy động khác (bao gồm: Bảo hiểm tiền gửi, Dự trữ bắt buộc, Dự trữ thanh toán) ≤ Giá mua vốn FTP
Các căn cứ để xác định lãi suất huy động bao gồm: Giá mua vốn FTP, các quy định của NHNN, trần lãi suất huy động tối đa của NHCT VN, lãi suất tối đa áp dụng với khách hàng chiến lược, kế hoạch lợi nhuận được giao.
Các yếu tố ảnh hưởng giá mua vốn FTP: Đối tượng khách hàng, loại hình lãi suất, tần suất điều chỉnh lãi suất, kỳ hạn huy động, phương thức rút gốc và loại sản phẩm.
* Cách xác định lãi cận biên ròng, thu nhập ròng từ lãi và thu nhập FTP chi nhánh đối với tài sản Nợ
- Lãi cận biên ròng (NIM) trên một giao dịch/loại tài sản Nợ của chi nhánh được xác định theo công thức:
NIM = Giá mua vốn FTP – Lãi suất đầu vào của chi nhánh - NIM được tính theo đơn vị %/năm.
Trong đó: Lãi suất đầu vào của chi nhánh là lãi suất mà chi nhánh phải trả cho khách hàng để huy động được tài sản nợ đó.
- Thu nhập ròng từ lãi (NII) hàng ngày trên một giao dịch/loại tài sản Nợ của chi nhánh được xác định theo công thức:
NIM x Số dư gốc tài sản nợ NII hàng ngày =
360
- Thu nhập ròng từ lãi (NII) trong ngày trên một giao dịch/ loại tài sản Nợ của chi nhánh được xác định theo công thức:
NII trong ngày = NII hàng ngày + thu nhập FTP điều chỉnh ( nếu có) - Thu nhập FTP chi nhánh hàng ngày của một giao dịch/loại tài sản Nợ được tính theo công thức:
Thu nhập FTP chi
nhánh hàng ngày Số dư gốc tài sản nợ
Giá mua vốn FTP 360
- Thu nhập FTP chi nhánh trong ngày của một giao dịch/ loại tài sản Nợ được tính theo công thức:
- Thu nhập FTP chi nhánh cộng dồn là tổng các thu nhập FTP chi nhánh trong ngày tính từ ngày phát sinh giao dịch đến thời ngày hiện tại.