Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 53)

- Nguyên nhân khách quan:

Môi trường kinh tế có nhiều biến động trong những năm qua: Trong những năm qua, tuy nền kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng khá nhưng còn có nhiều diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động ngân hàng. Kinh tế vĩ mô không ổn định cộng thêm những diễn biến phức tạp của thị trường ngoại hối, thị trường vàng,…tạo tâm lý e dè cho người dân khi gửi tiền có kỳ hạn dài vào ngân hàng. Bên cạnh đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục điều chỉnh tăng lãi suất lên mức cao khiến các NHTM trong nước phải điều chỉnh tăng lãi suất USD, gây áp lực đến việc tăng lãi suất nội tệ.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường huy động vốn: Trên thị trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng có chức năng huy động tiền gửi làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ thu nhỏ lại, trong quá trình cạnh tranh để giữ và mở rộng thị phần, thu hút được vốn, các tổ chức này đua nhau tăng lãi suất huy động không dựa trên cơ sở cung - cầu về vốn làm cho mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, gây khó khăn cho công tác huy động vốn.

Sự thay đổi cơ chế quản lý chung và các cơ chế liên quan trực tiếp đến hoạt động huy động tiền gửi của NH: Còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thiếu

nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập kinh tế về ngân hàng. Tính thiếu minh bạch của thông tin, đặc biệt là các qui định về tài chính, kế toán, hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng và các chế tài kinh tế khác gây rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng, nhất là khi khả năng thực thi của pháp luật còn chưa cao.

- Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Chưa có một chính sách chiến lược huy động vốn thích hợp với bối cảnh mới của thị trường, đặc biệt với những biến động phức tạp của môi trường kinh tế trong những năm qua: Cho đến nay Vietinbank Đà Nẵng vẫn chưa xây dựng một chiến lược kinh doanh tổng thể thích hợp, trong đó bao gồm các chiến lược cụ thể như: chiến lược marketing, chiến lược rủi ro, chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường cho ngân hàng.

Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm và tính liên kết sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn thấp: Chi phí quản lý tăng nhanh làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngân hàng; thời gian chờ đợi trong giao dịch của khách hàng tăng lên, thông tin về khách hàng phân tán và không đầy đủ làm hạn chế việc huy động và sử dụng vốn; thông tin của ngân hàng không tập trung và thiếu chính xác nên việc quản lý rủi ro là rất khó khăn làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn: SMS Banking, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền … theo chuẩn mực quốc tế và so sánh với các đối thủ cạnh tranh còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi cho khách hàng, chưa đa dạng, chưa phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau bên cạnh đó có Vietinbank Đà Nẵng.

Hoạt động chăm sóc khách hàng chưa được chú trọng đúng mức. Hiện vẫn chưa có bộ phận chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi cao: Hiện tại

Vietinbank Đà Nẵng hiện vẫn chưa có bộ phận chăm sóc khách hàng độc lập mà chuyên trách, chủ yếu thực hiện qua các nhân viên thuộc những bộ phận khác nhau trong ngân hàng có giao dịch với khách hàng. Khách hàng có số dư tiền gửi lớn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng được hưởng chính sách khách hàng VIP (khách hàng quan trọng nhất của ngân hàng được phục vụ nhanh nhất với giá cả thấp nhất và hưởng các ưu đãi dịch vụ khác nhiều nhất).

Hoạt động Marketing huy động vốn chưa phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới. Vietinbank Đà Nẵng mới chỉ thực hiện một số hình thức quảng bá thương hiệu đơn giản như quảng cáo trên báo, tạp chí, panô, trang web hoặc tài trợ một số hoạt động văn hóa, thể thao nhưng quy mô còn nhỏ và chưa được nhiều người biết đến.

Trong thời gian tới, Vietinbank Đà Nẵng cần đặc biệt chú ý tới việc xây dựng hình ảnh của ngân hàng, chủ động tìm đến với khách hàng, tăng cường tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Vietinbank Đà Nẵng, tích cực nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng và phản ứng nhanh, linh hoạt với thay đổi của thị trường nhằm duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng.

Năng lực và trình độ của đội ngũ nhân sự còn bất cập: Đội ngũ nhân viên đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, chưa đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập, trình độ chung của các cán bộ công nhân viên chưa thật cao, đặc biệt là các kiến thức về ngân hàng hiện đại, vi tính và ngoại ngữ. Năng suất lao động thuộc loại thấp trong hệ thống ngân hàng thể hiện qua dư nợ tín dụng và huy động vốn tính trên một nhân viên thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác là đối thủ cạnh tranh của Vietinbank.

TÓM TẮT CHƯƠNG II

Chương II, giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP Công thương Việt Nam và của Chi nhánh Đà Nẵng. Đồng thời, đề tài đã giới thiệu về hoạt động huy động vốn của Vietinbank Đà Nẵng. Thông qua phần phân tích, đánh giá kết quả thực hiện dựa trên các tiêu chí như: quy mô huy động vốn, quan hệ giữa huy động vốn - sử dụng vốn, đề tài đã cho thấy được kết quả hoạt động nhận tiền gửi tại Vietinbank Đà Nẵng so với kết quả được NHCT VN giao cũng như so sánh với hệ thống các ngân hàng trên địa bàn thành phố từ năm 2008 đến 2011. Với kết quả phân tích trên, đề tài đã nêu ra những thành tựu đạt được cũng như các hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Vietinbank Đà Nẵng.

Vấn đề là làm thế nào tìm ra các giải pháp tăng cường huy động vốn tại Vietinbank Đà Nẵng. Chương III sẽ giới thiệu các giải pháp mà chi nhánh có thể áp dụng để tăng cường hiệu quả công tác nhận tiền gửi.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 53)