Tăng cường quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 95)

giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS phản ánh kết quả công tác QL hoạt động GDĐĐ của nhà trường. QL công tác kiểm tra, đánh giá giúp BGH nắm được toàn bộ hoạt động GDĐĐ trong nhà trường, từ đó so sánh kết quả thực hiện với mục tiêu GDĐĐ đề ra, giúp CBQL, GV, CMHS thấy được những ưu điểm để tiếp tục phát huy, đồng thời thấy rõ những hạn chế để kịp thời điều chỉnh, đổi mới cách quản lý, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Động viên, khuyến khích, khen thưởng, phê bình, kỷ luật kịp thời, đúng người, đúng việc.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng các tiêu chí, quy trình cụ thể trong kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường.

87

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ. Đánh giá ý thức tham gia và kết quả các hoạt động GDĐĐ của các bộ phận, GV trong NT.

Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên, khen thưởng kịp thời, chính xác.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Xây dựng tiêu chí, quy trình kiểm tra, đánh giá

Hiệu trưởng thành lập Ban soạn thảo các tiêu chí, xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ. Sau khi dự thảo, tổ chức cho GV, HS thảo luận, góp ý. Ban soạn thảo chỉnh sửa, hoàn thiện, trình HT ký duyệt và công khai tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra, đánh giá trên bảng tin, website nhà trường và trong cuộc họp Hội đồng giáo dục.

Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ trong các tiết học, trong thi đua giữa các lớp hàng tuần, tháng, học kỳ, năm học, trong từng đợt thi đua theo chủ đề, giai đoạn (20/11, 22/12, 26/3, 19/5). Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá cụ thể, rõ ràng căn cứ trên Điều lệ trường THPT, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học cơ sở và HS THPT và các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT và điều kiện thực tế. Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải kết hợp cả định lượng (số lần đạt thành tích, số lần vi phạm) và định tính (nhận thức, hành động).

* Xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động GDĐĐ cho HS

BGH lên kế hoạch, triển khai và trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ GDĐĐ cho HS của các bộ phận, cá nhân trong trường và sự phối hợp với CMHS và các lực lượng xã hội trong công tác GDĐĐ.

BGH nhà trường thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trên nhiều đối tượng, kết hợp nhiều nội dung, hình thức, phương pháp để đảm bảo độ chính xác của kết quả kiểm tra, đánh giá, từ đó có sự điều chỉnh, khắc phục hạn chế, sai sót, phát huy thế mạnh. Cụ thể:

88

GDĐĐ cho HS của GVCN, GVBM, ĐTN; kiểm tra công tác giáo dục HS cá biệt, xử lý HS vi phạm; kiểm tra hoạt động GD Đ Đ theo tuần, tháng...

- Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra đánh giá định kỳ, Kiểm tra đánh đột xuất, đánh giá kết quả theo từng nội dung hoạt động ….

- Phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá: Tham gia các hoạt động tập thể, dự giờ, quan sát HS, thông qua báo cáo,bài kiểm tra, bài viết thu hoạch, toạ đàm, kiểm tra hồ sơ, kế hoạch, qua ý kiến đánh giá của GV, HS, CMHS và các lực lượng xã hội….

BGH lựa chọn, bố trí những người là công tác kiểm tra phù hợp theo từng nội dung. Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá, Ban Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ trong NT tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế trong công tác GDĐĐ học sinh.

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS trong NT phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bởi vì giáo dục là một quá trình, việc hình thành nền nếp, đạo đức, lối sống cho HS không chỉ thực hiện trong một vài ngày, vài tháng, không chỉ trong trường lớp mà nó được diễn ra liên tục, kéo dài và ở mọi nơi. Nếu công tác kiểm tra đánh giá không thường xuyên sẽ xảy ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột” dẫn đến công tác GDĐĐ không đạt được mục tiêu đã đề ra.

* Tổ chức tổng kết, động viên, khen thưởng

Xây dựng các tiêu chí khen thưởng và quy định hình thức kỷ luật cụ thể cho mỗi hoạt động, làm cơ sở đánh giá khách quan hoạt động GDĐĐ.

Trong từng tháng, từng đợt thi đua, cuối kỳ, cuối năm, HT tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của các lực lượng giáo dục trong công tác GDĐĐ cho HS. Động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với bộ phận, cá nhân điển hình trong công tác GDĐĐ; đồng thời phê bình, nhắc nhở, xử lý những bộ phận, cá nhân làm chưa tốt.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

89

phải phù hợp. BGH phải ưu tiên sắp xếp, bố trí con người, thời gian và các điều kiện phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá kịp thời, đầy đủ.

Có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục để đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS trong NT một cách khách quan.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ rất đa dạng. Mỗi biện pháp đều có những mặt mạnh và những điểm hạn chế riêng, không biện pháp nào có tính vạn năng. Cả năm biện pháp QL được tác giả đề xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Mỗi biện pháp QL đều có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến công tác GDĐĐ cho HS ở Trường THPT huyện Điện Biên. Những biện pháp trên có mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động qua lại với nhau. Việc thực hiện có hiệu quả ở biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho biện pháp khác phát huy và ngược lại một biện pháp nào đó triển khai kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp khác. Do vậy khi vận dụng, BGH nhà trường phải biết lựa chọn, kết hợp các biện pháp một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế.

Trong năm biện pháp nêu trên thì biện pháp thứ nhất: Kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ phù hợp với HS và điều kiện thực tiễn là biện pháp trọng tâm, chi phối các biện pháp còn lại bởi theo quy trình QLGD xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của hoạt động quản lý nói chung và quản lý hoạt động GDĐĐ nói riêng. Xây dựng kế hoạch có vai trò định hướng cho toàn bộ hoạt động quản lý, đó là quá trình quyết định một cách chính xác những gì muốn thực hiện và cách thức tốt nhất để đạt mục tiêu, đồng thời là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu, là căn cứ để kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ. Việc lập kế hoạch sẽ làm cho mọi thành viên và tổ chức chủ động thực hiện công việc, theo dõi và đánh giá kết

90

quả công việc, lựa chọn được các hình thức tổ chức thực hiện phù hợp với đối tượng và sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài. 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.4.1. Mục đích, nội dung, cách thức khảo nghiệm 3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm 3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS Trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã đề xuất.

3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS Trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

3.4.1.3. Cách thức khảo nghiệm

* Đối tượng khảo nghiệm:

+ CBQL và GV Trường THPT huyện Điện Biên: 60 người (04 người trong BGH, 56 GV).

+ Cha mẹ học sinh Trường THPT huyện Điện Biên: 105 người.

* Cách thức khảo nghiệm: Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến và kết hợp trao đổi trực tiếp với các đối tượng khảo nghiệm về 05 biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS mà tác giả đã đề xuất.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Sau khi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến và kết hợp trò chuyện với các đối tượng khảo nghiệm, tác giả thu được kết quả như sau:

91

Bảng 3.1: Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trường THPT huyện Điện Biên

TT Biện pháp Số lượng người/ Tỷ lệ (%) Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Biện pháp 1: Kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ phù hợp với HS và điều kiện thực tiễn

SL 102 63 0 76 86 3 Tỷ lệ 61,8 38,2 0 46,1 52,1 1,8 2 Biện pháp 2: Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục đạo đức SL 124 41 0 58 103 4 Tỷ lệ 75,2 24,8 0 35,2 62,4 2,4 3

Biện pháp 3: Đổi mới quản lý nội dung và hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

SL 87 67 11 70 84 11

Tỷ lệ 52,7 40,6 6,7 42,4 50,9 6,7

4

Biện pháp 4: Tổ chức, chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, mẫu mực SL 89 74 2 68 81 16 Tỷ lệ 53,9 44,9 1,2 41,2 49,1 9,7 5 Biện pháp 5: Tăng cường quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

SL 121 44 0 83 76 6

92 4 6 .1 52 .1 1 .8 3 5 .2 6 2 .4 2 .4 4 2 .4 5 0 .9 6 .7 4 1 .2 4 9 .1 9 .7 5 0 .3 4 6 .1 3 .6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Biểu đồ 3.1: Tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy 05 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ mà tác giả đã đề xuất được trên 90% ý kiến của CBQL, GV và CMHS cho rằng rất cần thiết và đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt, biện pháp 1, 2 và 5 có tới 100% ý kiến được hỏi cho rằng rất cần thiết và cần thiết, điều này chứng tỏ CBQL, giáo viên và CMHS đều cho rằng QL hoạt động GDĐĐ cho HS là công việc quan trọng, thiết thực và đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch giáo dục đạo đức phù hợp với HS và điều kiện thực tiễn, có cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục đạo đức QL phù hợp và mong muốn nhà trường làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ. Có 98,2% ý kiến được hỏi cho rằng biện pháp 1 là khả thi và rất khả thi vì trong thực tế mọi nhiệm vụ giáo dục trong NT đều được thực hiện bắt đầu bằng việc lập kế hoạch, kế hoạch được xây dựng phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế sẽ mang lại tính khả thi và hiệu quả. 97,6% số ý kiến cho rằng biện pháp 2 là khả thi và rất khả thi chứng tỏ tất cả CBQL, GV và CMHS đều nhận thấy được hoạt động GDĐĐ trong NT chỉ có hiệu quả khi BGH xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và điều hành tốt các hoạt động phối hợp của các lực lượng. 96,4% số ý kiến cho rằng biện pháp 5 là khả thi và rất khả thi, kết quả này phản ánh tất cả CBQL, GV và CMHS đều muốn có một kết quả

93

thực chất trong công tác GDĐĐ. Bên cạnh đó, biện pháp thứ 4 không dễ thực hiện, có 9,7% ý kiến cho rằng không khả thi là do việc tổ chức xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, mẫu mực không chỉ cần sự đồng thuận trong nhận thức mà còn cần sự vào cuộc thực hiện của các lực lượng giáo dục.

Như vậy, 05 biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS Trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên mà tác giả đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng, triển khai trong thực tiễn. Chính vì vậy, trong quá trình QL hoạt động GDĐĐ trong NT, BGH cần phải thực hiện đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa các biên pháp QL nhằm phát huy hiệu quả của các biện pháp.

Tiểu kết chương 3

Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã đề xuất được xây dựng trên cơ sở khoa học, tìm hiểu và nghiên cứu lý luận về GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh của Trường THPT huyện Điện Biên, phù hợp với đối tượng HS miền núi, HS dân tộc.

Hệ thống 05 biện pháp có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên tính đa dạng và khả năng thích ứng tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để thực hiện mục tiêu giáo dục THPT, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Cả 05 biện pháp này đều đã được đối tượng khảo nghiệm tán thành với sự cần thiết và mức độ khả thi cao. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, để triển khai “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục” và cụ thể hoá tinh thần “coi trọng quản lý chất lượng” của Nghị quyết số 29-NQ/TW thì việc thực hiện đồng bộ 05 biện pháp này ngay từ năm học 2014-2015 sẽ giúp BGH Trường THPT huyện Điện Biên quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS hiệu quả hơn, từ đó góp phần giáo dục HS phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội.

94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

GDĐĐ là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của GD nói chung. Chất lượng GDĐĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường. Do đó, QL hoạt động GDĐĐ cho HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường THPT hiện nay. Công tác QL hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT đòi hỏi CBQL nhà trường phải nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ phù hợp với lứa tuổi HS THPT, với điều kiện thực tiễn của địa phương. BGH nhà trường phải quản lý tốt mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ từ khâu lập kế hoạch, tổ chức đến chỉ đạo và kiểm tra... để đem lại hiệu quả GDĐĐ cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Qua kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận QL hoạt động GDĐĐ cho HS và phân tích thực trạng GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trường THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, tác giả nhận thấy: Nhà trường đã thực hiện khá tốt hoạt động GDĐĐ cho HS và một số khâu trong quá trình QL hoạt động GDĐĐ. Tuy nhiên, một số hoạt động GDĐĐ còn mang tính hình thức, các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ được áp dụng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đối tượng HS miền núi, HS dân tộc và yêu cầu GDĐĐ trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, dẫn đến hiệu quả GDĐĐ cho HS còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất 05 biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động GDĐĐ cho HS và chất lượng giáo dục toàn diện của Trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)