Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục đạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 84)

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động GDĐĐ nhằm thống nhất về cách thức, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giữa các lực lượng giáo dục trong NT và việc phối hợp hoạt động với các lực lượng ngoài NT để QL công tác GDĐĐ đạt hiệu quả theo những mục tiêu xác định.

Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động GDĐĐ khoa học giúp cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nắm được và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong tham gia QL và tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động GDĐĐ thực chất là xây dựng cách tổ chức việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong hoạt động GDĐĐ nhằm thực hiện mục tiêu, kế hoạch đặt ra

76

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức, thành viên trong NT, tạo sự thống nhất từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp thực hiện, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, thành viên từ quyền hạn và trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch của bộ phận, cá nhân theo năm học, từng tháng đến việc tổ chức điều hành, kiểm tra đánh giá, báo cáo và chịu trách nhiệm về công tác được phân công phục trách. Xây dựng cơ chế phối hợp trong QL, tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS với gia đình và các lực lượng xã hội để giúp học sinh có môi trường lành mạnh để rèn luyện đạo đức, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, thói quen, ảnh hưởng xấu từ bên ngoài tác động vào HS.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức, thành viên trong NT

Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ trong NT: Ngay từ đầu năm học, HT ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp HT trong công tác GDĐĐ cho HS. Thành viên Ban chỉ đạo gồm: HT làm Trưởng ban, Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động GDĐĐ làm Phó trưởng ban, các uỷ viên gồm: Bí thư ĐTN; GVCN các lớp.

Nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chỉ đạo:

- Hiệu trưởng - Trưởng ban Chỉ đạo: Chịu trách nhiệm chính, tiếp thu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để xây dựng kế hoạch trong từng năm học. Tổ chức phối hợp giữa các lượng lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ. Chỉ đạo chung mọi hoạt động GDĐĐ thông qua các thành viên Ban chỉ đạo.

- Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động GDĐĐ - Phó Trưởng ban: Giúp Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo, giám sát các hoạt động GDĐĐ cho HS trong NT. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện GDĐĐ, kĩ năng sống cho HS thông qua quá trình dạy học các môn học, nhất là các môn có ưu thế về GDĐĐ như môn Giáo dục công dân và các môn khoa học xã hội. Cụ thể hóa kế hoạch GDĐĐ theo chủ đề, chủ điểm, giáo dục ý thức thức chấp hành nội quy NT.

77

- Bí thư Đoàn Thanh niên - Ủy viên: Quản lý, chỉ đạo trực tiếp các phong trào thi đua của HS trong NT. Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, các chương trình tìm hiểu truyền thống văn hóa địa phương, dân tộc, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa nhằm bồi dưỡng, giáo dục các chuẩn mực đạo đạo cho đoàn viên, thanh niên. Phối hợp với GVCN và GVBM tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Giáo viên chủ nhiệm - Ủy viên: Trực tiếp xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho lớp được phân công chủ nhiệm; phối hợp với ĐTN và GVBM, CMHS để giáo dục và đánh giá HS. GVCN trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng của từng HS; chịu trách nhiệm trước Hội đồng giáo dục, HT về chất lượng GDĐĐ cho HS của lớp chủ nhiệm. GVCN là cầu nối giữa tập thể lớp với gia đình HS, giữa NT với gia đình HS.

Hàng tháng, Ban chỉ đạo họp để triển khai, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, thảo luận những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; từ đó tìm những biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng hoạt động. Cuối học kỳ họp sơ kết, cuối năm học họp tổng kết, có hình thức khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ.

* Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Đầu năm học, nhà trường thực hiện quy trình thành lập Ban đại diện CMHS lớp, Ban đại diện CMHS nhà trường theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường phổ biến kế hoạch GDĐĐ cho CMHS, thống nhất xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban đại diện CMHS với NT, với GVCN và các lực lượng xã hội khác trong việc GDĐĐ học sinh.

Xây dựng cơ chế phối hợp với gia đình là xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của hội CMHS và của từng gia đình trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, quản lý HS và tạo điều kiện cho HS học tập và tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Trong cơ chế phối hợp cần quy định rõ thời gian họp giữa NT với Ban đại diện CMHS.

78

Nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức của HS thành một tiêu chuẩn để xét chọn gia đình văn hoá, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học. Khu dân cư vận động các GĐ học sinh đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học. NT tham mưu với chính quyền địa phương trong việc quản lý, kiểm soát các quán hàng, tụ điểm vui chơi ở khu vực gần trường và ở nơi các em sinh sống.

Xây dựng thông tin hai chiều về GDĐĐ HS giữa NT và chính quyền địa phương. Cụ thể như: Khi học sinh nghỉ hè, lễ, tết thì nhà trường chủ động gửi công văn thông báo cho UBND địa phương thời gian nghỉ, yêu cầu học sinh phải thực hiện tốt những quy định về ATGT, ANTT… Khi học sinh phải rèn luyện lại hạnh kiểm trong hè thì nhà trường gửi danh sách để địa phương kết hợp theo dõi giáo dục; tổ chức sinh hoạt hè cho HS… Tổ chức bàn giao HS về sinh hoạt hè ở khu dân cư, làng bản cho Đoàn Thanh niên địa phương.

Nhà trường cũng như mỗi GVCN lớp xây dựng một mạng lưới cộng tác viên trong cộng đồng bao gồm cán bộ các cơ quan, đoàn thể ở địa phương, CMHS của lớp, trường, những người có uy tín trong khu dân cư (già làng, trưởng bản ...). Mạng lưới cộng tác viên làm việc theo một kế hoạch thỏa thuận với GVCN và NT. Họ có thể đến gia đình để tìm hiểu điều kiện sinh hoạt, học tập của HS, có thể giúp đỡ nhà trường xây dựng, tổ chức công tác ngoại khóa cho học sinh hoặc đỡ đầu cho những học sinh thiếu sự quản lý của cha mẹ. Dựa vào họ, GVCN làm công tác GDĐĐ đối với HS cá biệt sẽ thuận lợi hơn.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

NT thường xuyên tuyên truyền về GDĐĐ để các gia đình, các tổ chức xã hội hiểu rõ, tự giác tham gia vào GDĐĐ học sinh.

BGH và GVCN phải là người nắm vững phương pháp vận động quần chúng, biết vận động CMHS và các lực lượng XH phối hợp thực hiện.

Các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ phải xác định được rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình trong việc phối hợp, tránh chồng chéo.

79

Mỗi thành viên trong các lực lượng tham gia công tác GDĐĐ cho HS phải có uy tín, có đạo đức và nhân cách, là tấm gương cho các em học tập. Chỉ như vậy mới có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, tích cực đến sự hoàn thiện nhân cách của học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)