0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tổ chức, chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, mẫu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 90 -90 )

mực

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa NT-GĐ-XH sẽ tạo môi trường giáo dục đồng bộ, lành mạnh, an toàn để học sinh rèn luyện đạo đức, nâng cao hiệu quả hoạt động GDĐĐ.

82

Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực, thân thiện, mỗi thầy cô giáo là

một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo cho HS noi theo.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

NT chủ động kết hợp nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong quá trình xây dựng môi trường sống, học tập trong sạch, lành mạnh, không có tệ nạn xã hội để GDĐĐ cho HS .

Tổ chức phối hợp với các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội địa phương trong việc phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục kĩ năng sống cho HS.

Xây dựng môi trường GD lành mạnh thông qua phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Duy trì việc thông tin hai chiều về giáo dục HS giữa nhà trường và gia đình, chính quyền địa phương nhằm quản lý chặt chẽ HS.

Chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào

thi đua trong nhà trường nhằm xây dựng tập thể sư phạm mẫu mực, môi

trường học tập thân thiện, an toàn. Xây dựng cảnh quan, nề nếp, kỷ cương nhà trường, tập thể sư phạm đoàn kết... tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách HS.

Điều quan trọng là mỗi cán bộ, giáo viên, CMHS và thành viên trong các lực lượng xã hội tham gia công tác GD học sinh, trước hết phải là tấm gương cho các em, điều đó có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, tích cực hoàn thiện nhân cách của học sinh.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

* Thực hiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Hội CMHS phối hợp với NT tuyên truyền, phổ biến những quy định mới, những thông tin giáo dục của NT; đồng thời động viên các bậc cha mẹ và nhân dân tích cực tham gia xã hội hóa giáo dục, góp phần vào GD học sinh nói chung và con em mình nói riêng.

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình được thực hiện thông qua các hình thức hoạt động sau:

83

- Thăm gia đình học sinh: Là một hình thức phổ biến được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả giúp GV và GĐ hiểu rõ hơn đặc điểm, quá trình học tập của từng HS để có những hình thức và phương pháp rèn luyện đạo đức phù hợp.

- Mời CMHS đến trường: Nhà trường, GVCN có thể mời CMHS tới thông báo tình hình, giúp CMHS hiểu rõ công việc giảng dạy và GD của nhà trường và rèn luyện con cái họ; từ đó cùng tìm những biện pháp thích hợp để GD học sinh có hiệu quả.

- Cuộc họp toàn thể CMHS lớp: Là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa GVCN và CMHS, được sử dụng một cách phổ biến. Cuộc họp CMHS thường được tổ chức 3lần/1 năm học (Đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học). Qua các cuộc họp, GVCN có điều kiện thuận lợi tìm ra những biện pháp GD tốt, động viên được CMHS tích cực, nhiệt tình tham gia. Ngoài ra, đối với những lớp có nhiều HS vi phạm, lớp chậm tiến bộ…có thể họp đột xuất để bàn biện pháp giáo dục học sinh.

- Thông qua sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình: Sổ liên lạc là phương tiện trao đổi thông tin hai chiều giữa GĐ và NT. GVCN cần có kế hoạch định kỳ thông báo cho GĐ HS biết kết quả tu dưỡng đạo đức, kết quả học tập và nhận xét, đánh giá toàn diện, phản ánh những tiến bộ, những điểm cơ bản của từng HS và những kiến nghị cần thiết với GĐ. CMHS sau khi xem xét sổ liên lạc cần ghi rõ ý kiến của mình về kết quả phấn đấu của con cái cũng như về nhận xét đánh giá của GVCN. Chính sự thông báo trao đổi ý kiến qua lại như vậy giúp cho cả NT và GĐ thường xuyên và kịp thời thu được những thông tin cần thiết về HS để không ngừng điều chỉnh và hoàn thiện những tác động sư phạm, điều chỉnh và hoàn thiện sự phối kết hợp giáo dục.

- Trao đổi thư từ, điện thoại với cha mẹ học sinh: Hình thức này được sử dụng thông tin nhanh tình hình học tập, tu dưỡng đạo đức của HS giữa GVCN và CMHS đặc biệt là khi có những biến động, những biểu hiện đột xuất.

- Phối hợp với GĐ thông qua nơi CMHS làm việc hoặc khu dân cư: Đây là một hình thức sẽ mang lại hiệu quả cao trong GDĐĐ song thực tế lại ít

84

được quan tâm đúng mức. Biện pháp này nên được sử dụng với mọi trường hợp kể cả thường kỳ lẫn đột xuất, với cả HS ngoan, HS bình thường và HS hư. Việc động viên khen thưởng của cơ quan, khu dân cư đối với HS sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các bậc cha mẹ có con chăm ngoan và cũng tạo ra phong trào trong toàn thể cơ quan, khu dân cư về ý thức trách nhiệm đối với việc GD thế hệ trẻ.

* Thực hiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội

Nhà trường phối hợp với các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội như: Công an, giao thông, tư pháp, quân đội, Ban tuyên giáo, Hội cựu giáo chức, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương… tổ chức các hoạt động GDĐĐ học sinh như tuyên truyền thực hiện: Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội …. tham gia các phong trào xây dựng văn hóa xã hội, an toàn giao thông, bảo vệ an ninh, giữ gìn đường làng ngõ xóm, tham gia các lễ hội truyền thống của địa phương, tìm hiểu về truyền thống đấu tranh cách mạng, bản sắc văn hóa các dân tộc ở địa phương…

NT phối hợp với làng, bản vận động các GĐ học sinh tích cực tham gia phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học. Việc đó là vô cùng cần thiết bởi lẽ không khí gia đình êm đềm hòa thuận, người lớn mẫu mực trong cuộc sống, lao động cần cù, say mê học tập, luôn quan tâm đến con em sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý thức động cơ, thái độ, nghị lực học tập và rèn luyện của con em và chính điều đó là động lực thôi thúc các em vươn lên trong học tập, rèn luyện tốt hơn để xứng đáng với gia đình và góp phần phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

NT thực hiện tốt công tác bàn giao HS của trường về sinh hoạt hè tại địa phương cho Đoàn thanh niên các xã. Khi HS phải rèn luyện lại hạnh kiểm trong hè thì NT gửi danh sách về các xã để các tổ chức đoàn thể xã có trách nhiệm kết hợp theo dõi giáo dục HS.

85

* BGH chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua trong nhà trường

Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, sáng tạo cách làm hay, gắn việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với các cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Hai tốt” và “Xây dựng trường

học thân thiện, học sinh tích cực”... nhằm xây dựng tập thể sư phạm mẫu

mực, môi trường học tập thân thiện, an toàn.

Xây dựng cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp, nề nếp, kỷ cương, tập thể sư phạm đoàn kết... tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách HS.

Nghiên cứu, cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho HS trong giai đoạn hiện nay bằng các văn bản, quy chế, quy định như: Nội quy của HS, những điều cấm học sinh không được làm; quy chế văn hoá trường học và quy tắc ứng xử của học sinh trong nhà trường.

Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh cho HS. Đưa vào các trò chơi dân gian, các loại hình văn hóa văn nghệ đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh, mang bản sắc văn hóa vùng miền (ném còn, múa xoè, thổi khèn....) làm HS hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, tạo không khí vui tươi, lành mạnh góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

Xây dựng cơ chế đối thoại giữa GV và HS, giữa HS với BGH nhà trường. Duy trì đối thoại 03 lần/năm học (Đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học). GVCN và GVBM của lớp sẽ tổ chức đối thoại với HS lớp mình chủ nhiệm, giảng dạy; BGH nhà trường đối thoại với HS toàn trường về các vấn đề mà HS cần và phải quan tâm, những vấn đề HS còn băn khoăn, cần giải đáp. Qua đó, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa thầy với trò, giữa trò với trò.

86

Bố trí cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ tư vấn học đường để tư vấn tâm

lý, kiến thức kỹ năng sống, hỗ trợ học tập, rèn luyện cho HS trong trường. 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với các tổ chức đoàn thể cũng như tổ chức tốt mối liên hệ với các đơn vị, đoàn thể trên địa bàn. Bản thân người phụ trách công việc tổ chức phối hợp phải nhiệt tình, năng nổ, tâm huyết với sự nghiệp GD, có kiến thức về GDĐĐ cho học sinh và có khả năng giao tiếp tốt.

Giáo viên không chỉ đạt chuẩn về trình độ đào tạo mà còn phải đạt chuẩn nghề nghiệp, phải có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, được HS tin yêu, quý trọng.

Trường phải được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học đầy đủ.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 90 -90 )

×