học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Tổ chức nghiên cứu, xác định những chuẩn mực đạo đức chủ yếu cần giáo dục cho HS trong giai đoạn hiện nay.
Tổ chức các hoạt động GDĐĐ có nội dung đa dạng, hình thức phong phú, phù hợp mang tính đặc thù của lứa tuổi, vùng miền nhằm phát huy tính tích cực tham gia của HS.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về hệ thống chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho HS trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống chuẩn mực đạo đức cần xây dựng để giáo dục cho HS trong giai đoạn hiện nay gồm 05 nhóm chuẩn mực sau: Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị; nhóm chuẩn mực giáo dục ý thức pháp luật; nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người; nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống; nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện bản thân mà cụ thể là “...xây dựng con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo” [19].
Cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức trong chương trình giảng dạy các môn học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân và các môn khoa học xã hội, các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp và cụ thể hoá bằng quy tắc ứng xử, nội quy HS, những điều cấm HS không được làm.
QL về nội dung và hình thức các hoạt động GDĐĐ linh hoạt, phối hợp phù hợp giữa nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.
80
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
HT xây dựng kế hoạch và phân công, chỉ đạo các bộ phận trong NT nghiên cứu, cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức bằng các bảng, biểu: Nội quy, quy chế, những điều cấm HS không được làm. Tổ chức cho từng tập thể lớp, HS ký cam kết thực hiện các chuẩn mực đạo đức.
HT xác định nhiệm vụ GDĐĐ thông qua quá trình dạy học, chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch lồng ghép thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh thông qua giảng dạy môn học của bản thân phụ trách, đặc biệt là các môn khoa học xã hội. Chỉ đạo dạy học theo tinh thần đổi mới, kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm và rèn luyện kỹ năng, hành vi cho học sinh; phát huy tính tích cực của HS.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể cho GVCN lớp. Tổ chức các buổi hội thảo về công tác chủ nhiệm và giáo dục đạo đức học sinh. Trong các buổi hội thảo mở rộng thành phần cho cả giáo viên không chủ nhiệm được tham gia. Qua đó giáo viên chưa được phân công chủ nhiệm cũng sẽ nắm bắt và rút kinh nghiệm trong công tác GDĐĐ học sinh.
Chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường tổ chức các hoạt động GDĐĐ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THPT và vùng miền, địa phương như:
- Giáo dục lý tưởng sống, tư tưởng chính trị thông qua việc tổ chức diễn đàn thanh niên, nói chuyện thời sự. Có thể mời các gương người tốt hoặc lãnh đạo địa phương đến nói chuyện hoặc cho HS thi viết theo chủ đề (vấn đề truyền thống cách mạng địa phương, chủ quyền biên giới quốc gia, vấn đề biển đảo...) để các em thể hiện nhận thức, quan điểm lập trường, lý tưởng của bản thân.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, bản làng thông qua việc tổ chức các hội diễn văn nghệ hát về chủ đề quê hương, đất nước, các làn điệu dân ca, các điệu múa, trang phục của dân tộc hoặc thông qua các trò chơi dân gian, tìm hiểu các phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc ở địa phương.
81
- Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật thông qua hưởng ứng các cuộc thi (Giao thông thông minh trực tuyến trên mạng Internet, hội thi an toàn giao thông, tìm hiểu hiến pháp, pháp luật do các ngành địa phương tổ chức).
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua phong trào thi đua xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn, tham gia các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch do địa phương tổ chức.
- Giáo dục lối sống lành mạnh, các kỹ năng sống (kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng xử...) thông qua việc đối thoại giữa GV và HS, giữa HS với BGH và tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể với chủ đề.
- Giáo dục truyền thống đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái qua các hoạt động tìm hiểu chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương (Nghĩa trang liệt sỹ Na Hai và đền thờ Hoàng Công Chất), chăm sóc các gia đình có công với cách mạng, quyên góp quần áo, sách vở, dồ dùng học tập cho HS vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn...
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đổi mới QL nội dung và hình thức hoạt động GDĐĐ cần căn cứ vào điều kiện thực tế, con người và thời gian cụ thể.
HT phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để cho tổ chức các hoạt động GDĐĐ.
Bổ sung tài liệu tham khảo về công tác chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp, giáo dục pháp luật vào thư viện để giáo viên nghiên cứu, tham khảo.