Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 80)

học sinh THPT

Mục tiêu và nhiệm vụ của QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường THPT là hình thành cho HS các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, phát triển toàn diện con người. Do đó, các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT. Người QL cần nắm được những đặc điểm tâm sinh lý chung của lứa tuổi HS THPT và những đặc điểm tâm sinh lý riêng của HS THPT miền núi, dân tộc; từ đó có những biện pháp QL phù hợp.

72

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường THPT huyện Điện Biên

3.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với học sinh và điều kiện thực tiễn

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động GDĐĐ cho HS. Kế hoạch được xây dựng là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực thực hiện các mục tiêu, nội dung GDĐĐ theo một lộ trình xác định; là căn cứ để kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

của hoạt động GDĐĐ cho HS.

Xây dựng kế hoạch GDĐĐ sẽ phát huy được trí tuệ, sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục ngay từ việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, biện pháp thực hiện. Kế hoạch GDĐĐ của NT giúp cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục biết được mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức thực hiện, vai trò trách nhiệm từng thành viên, xác định nguồn lực và phân bổ nguồn lực, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; từ đó tạo sự đồng thuận của tất cả các thành viên, phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Kế hoạch GDĐĐ cho HS cần dựa trên chương trình GDĐĐ trong nhà trường THPT, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT, thực trạng đạo đức HS của NT và đặc điểm thực tiễn của địa phương.

Kế hoạch GDĐĐ cho HS phải thể hiện được các nội dung sau: Đặc điểm tình hình; thực trạng hoạt động GDĐĐ cho HS của NT; xác định mục tiêu, nội dung, các biện pháp; tổ chức triển khai thực hiện với việc phân công cụ thể cho các thành viên, lực lượng tham gia; cơ sở vật chất, dự trù kinh phí, tài liệu, thời gian, không gian. Sau khi dự thảo kế hoạch, BGH lấy ý kiến tham gia của Hội đồng sư phạm, Ban đại diện CMHS của trường để các bộ phận, cá nhân thảo luận, bàn bạc dân chủ và đi đến đồng thuận, thống nhất.

73

Nội dung kế hoạch GDĐĐ cho HS cần chú ý sâu đến một số nội dung hiện đang là vấn đề thực tế đáng quan tâm của NT như: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới và bình đẳng giới, giáo dục phòng chống thiên tai, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục hướng nghiệp, phòng chống tệ nạn xã hội... đưa thành các chủ đề hàng tháng; qua đó từng bước giúp HS rèn luyện nhân cách phù hợp với các chuẩn mực đạo đức XH mới.

Trên cơ sở kế hoạch GDĐĐ cho HS của NT, HT yêu cầu GVCN, GVBM, ĐTN lập kế hoạch GDĐĐ cụ thể của bộ phận, cá nhân một cách khoa học, khả thi; HT phân công từng thành viên trong BGH phụ trách, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng hoàn thiện kế hoạch, sau đó trình kế hoạch để HT duyệt.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Tổ chức xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS. Kế hoạch được xây dựng theo quy trình sau:

- Bước 1: Thành lập Ban soạn thảo kế hoạch GDĐĐ cho HS.

Ban soạn thảo kế hoạch GDĐĐ bao gồm: BGH, đại diện Chi bộ Đảng, đại diện BCH công đoàn, ĐTN nhà trường. Mời đại diện diện cấp uỷ chính quyền địa phương; đại diện một số tổ chức xã hội nghề nghiệp, đại diện một số đoàn thể, ban ngành của huyện, ban đại diện CMHS NT tham gia.

Sau khi thành lập Ban soạn thảo kế hoạch GDĐĐ cho HS, NT tổ chức họp để giới thiệu mục tiêu cấp học, báo cáo tình hình đạo đức năm học trước, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác giáo dục trong năm học mới, kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường, HT phân tích SWOT để mọi người thấy được điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của nhà trường trong công tác GDĐĐ. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên.

- Bước 2: Thu thập các thông tin về tình hình địa phương, nhà trường, mục tiêu của từng bộ phận

Sau khi phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, các thành viên của Ban soạn thảo sẽ phân tích thông tin về tình hình địa phương, tình hình của nhà

74

trường, những yêu cầu của ngành, của địa phương để vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS.

Từ những phân tích cụ thể, Ban soạn thảo sẽ xây dựng mục tiêu GDĐĐ, thống nhất những nội dung giáo dục cần thiết để đưa vào trong kế hoạch, cụ thể hoá những biện pháp, ấn định tường minh các điều kiện, kinh phí phục vụ cho công tác GDĐĐ cho HS .... sau đó dự thảo Kế hoạch GDĐĐ cho HS.

- Bước 3: Thảo luận kế hoạch GDĐĐ cho HS, tổng hợp viết kế hoạch hoàn chỉnh.

Sau khi có bản dự thảo Kế hoạch GDĐĐ cho HS, BGH nhà trường tổ chức họp thảo luận kế hoạch. Thành phần của cuộc họp thảo luận bao gồm: Hội đồng sư phạm, đại diện cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, mời một số đại diện ban, ngành, đoàn thể (Công an, phụ nữ, huyện đoàn...), mời đại diện một số tổ chức xã hội nghề nghiệp (Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức...), Ban đại diện CMHS nhà trường.

Để cuộc họp có chất lượng, BGH gửi trước bản dự thảo kế hoạch cho các thành viên trong cuộc họp để mọi người có thời gian đọc, nghiên cứu và đóng góp ý kiến. HT nhà trường chủ trì và chủ động trao đổi, tiếp thu các ý kiến trong cuộc họp. Sau khi đã thống nhất các ý kiến, Ban soạn thảo tổng hợp, chỉnh sửa và HT ký ban hành kế hoạch GDĐĐ cho HS.

- Bước 4: Triển khai thực hiện kế hoạch. Sau khi đã có kế hoạch hoàn chỉnh, BGH nhà trường triển khai đến các tổ chuyên môn, các đoàn thể và cán bộ GV trong NT. Căn cứ vào kế hoạch của NT, các tổ chức đoàn thể và GV đặc biệt là GVCN xây dựng kế hoạch GDĐĐ theo chức năng và nhiệm vụ của mình, trình BGH thẩm định và HT phê duyệt kế hoạch, sau đó thực hiện.

Kế hoạch GDĐĐ cho HS không những chỉ triển khai thực hiện trong NT mà còn phải phổ biến đến CMHS, các ban ngành đoàn thể có liên quan để mọi người cùng nắm và chủ động phối hợp thực hiện. Từ kế hoạch GDĐĐ cho HS đã được xây dựng, Ban Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ trong NT cụ thể hoá thành một số kế hoạch tác nghiệp (kế hoạch theo từng tháng, chủ đề, kế

75

hoạch tổ chức tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học, lễ tri ân và trưởng thành cho HS lớp 12, kế hoạch tổ chức các hội thi văn nghệ, thể thao…).

- Bước 5: Tổ chức đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Hàng tháng Ban Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ trong NT tổ chức họp để đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS trong NT; vào cuối học kỳ I và cuối học kỳ II tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS. Các phiên họp định kỳ thành phần được mở rộng, ngoài lực lượng giáo dục bên trong NT mà còn mời thêm đại diện các lực lượng giáo dục ngoài NT.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

BGH nắm vững thực trạng công tác QL hoạt động GDĐĐ cho HS cũng như các yếu tố chi phối đến đạo đức và GDĐĐ để xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS phù hợp với đối tượng, sát thực tế và có tính khả thi.

Kế hoạch phải dựa trên cơ sở nội dung GDĐĐ trong chương trình Giáo dục công dân THPT, chương trình hướng nghiệp, chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.

3.2.2. Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục đạo đức 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động GDĐĐ nhằm thống nhất về cách thức, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giữa các lực lượng giáo dục trong NT và việc phối hợp hoạt động với các lực lượng ngoài NT để QL công tác GDĐĐ đạt hiệu quả theo những mục tiêu xác định.

Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động GDĐĐ khoa học giúp cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nắm được và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong tham gia QL và tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động GDĐĐ thực chất là xây dựng cách tổ chức việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong hoạt động GDĐĐ nhằm thực hiện mục tiêu, kế hoạch đặt ra

76

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức, thành viên trong NT, tạo sự thống nhất từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp thực hiện, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, thành viên từ quyền hạn và trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch của bộ phận, cá nhân theo năm học, từng tháng đến việc tổ chức điều hành, kiểm tra đánh giá, báo cáo và chịu trách nhiệm về công tác được phân công phục trách. Xây dựng cơ chế phối hợp trong QL, tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS với gia đình và các lực lượng xã hội để giúp học sinh có môi trường lành mạnh để rèn luyện đạo đức, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, thói quen, ảnh hưởng xấu từ bên ngoài tác động vào HS.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức, thành viên trong NT

Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ trong NT: Ngay từ đầu năm học, HT ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp HT trong công tác GDĐĐ cho HS. Thành viên Ban chỉ đạo gồm: HT làm Trưởng ban, Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động GDĐĐ làm Phó trưởng ban, các uỷ viên gồm: Bí thư ĐTN; GVCN các lớp.

Nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chỉ đạo:

- Hiệu trưởng - Trưởng ban Chỉ đạo: Chịu trách nhiệm chính, tiếp thu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để xây dựng kế hoạch trong từng năm học. Tổ chức phối hợp giữa các lượng lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ. Chỉ đạo chung mọi hoạt động GDĐĐ thông qua các thành viên Ban chỉ đạo.

- Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động GDĐĐ - Phó Trưởng ban: Giúp Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo, giám sát các hoạt động GDĐĐ cho HS trong NT. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện GDĐĐ, kĩ năng sống cho HS thông qua quá trình dạy học các môn học, nhất là các môn có ưu thế về GDĐĐ như môn Giáo dục công dân và các môn khoa học xã hội. Cụ thể hóa kế hoạch GDĐĐ theo chủ đề, chủ điểm, giáo dục ý thức thức chấp hành nội quy NT.

77

- Bí thư Đoàn Thanh niên - Ủy viên: Quản lý, chỉ đạo trực tiếp các phong trào thi đua của HS trong NT. Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, các chương trình tìm hiểu truyền thống văn hóa địa phương, dân tộc, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa nhằm bồi dưỡng, giáo dục các chuẩn mực đạo đạo cho đoàn viên, thanh niên. Phối hợp với GVCN và GVBM tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Giáo viên chủ nhiệm - Ủy viên: Trực tiếp xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho lớp được phân công chủ nhiệm; phối hợp với ĐTN và GVBM, CMHS để giáo dục và đánh giá HS. GVCN trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng của từng HS; chịu trách nhiệm trước Hội đồng giáo dục, HT về chất lượng GDĐĐ cho HS của lớp chủ nhiệm. GVCN là cầu nối giữa tập thể lớp với gia đình HS, giữa NT với gia đình HS.

Hàng tháng, Ban chỉ đạo họp để triển khai, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, thảo luận những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; từ đó tìm những biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng hoạt động. Cuối học kỳ họp sơ kết, cuối năm học họp tổng kết, có hình thức khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ.

* Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Đầu năm học, nhà trường thực hiện quy trình thành lập Ban đại diện CMHS lớp, Ban đại diện CMHS nhà trường theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường phổ biến kế hoạch GDĐĐ cho CMHS, thống nhất xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban đại diện CMHS với NT, với GVCN và các lực lượng xã hội khác trong việc GDĐĐ học sinh.

Xây dựng cơ chế phối hợp với gia đình là xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của hội CMHS và của từng gia đình trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, quản lý HS và tạo điều kiện cho HS học tập và tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Trong cơ chế phối hợp cần quy định rõ thời gian họp giữa NT với Ban đại diện CMHS.

78

Nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức của HS thành một tiêu chuẩn để xét chọn gia đình văn hoá, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học. Khu dân cư vận động các GĐ học sinh đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học. NT tham mưu với chính quyền địa phương trong việc quản lý, kiểm soát các quán hàng, tụ điểm vui chơi ở khu vực gần trường và ở nơi các em sinh sống.

Xây dựng thông tin hai chiều về GDĐĐ HS giữa NT và chính quyền địa phương. Cụ thể như: Khi học sinh nghỉ hè, lễ, tết thì nhà trường chủ động gửi công văn thông báo cho UBND địa phương thời gian nghỉ, yêu cầu học sinh phải thực hiện tốt những quy định về ATGT, ANTT… Khi học sinh phải rèn luyện lại hạnh kiểm trong hè thì nhà trường gửi danh sách để địa phương kết hợp theo dõi giáo dục; tổ chức sinh hoạt hè cho HS… Tổ chức bàn giao HS về sinh hoạt hè ở khu dân cư, làng bản cho Đoàn Thanh niên địa phương.

Nhà trường cũng như mỗi GVCN lớp xây dựng một mạng lưới cộng tác viên trong cộng đồng bao gồm cán bộ các cơ quan, đoàn thể ở địa phương, CMHS của lớp, trường, những người có uy tín trong khu dân cư (già làng, trưởng bản ...). Mạng lưới cộng tác viên làm việc theo một kế hoạch thỏa thuận với GVCN và NT. Họ có thể đến gia đình để tìm hiểu điều kiện sinh hoạt, học tập của HS, có thể giúp đỡ nhà trường xây dựng, tổ chức công tác ngoại khóa cho học sinh hoặc đỡ đầu cho những học sinh thiếu sự quản lý của cha mẹ. Dựa vào họ, GVCN làm công tác GDĐĐ đối với HS cá biệt sẽ thuận lợi hơn.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

NT thường xuyên tuyên truyền về GDĐĐ để các gia đình, các tổ chức xã hội hiểu rõ, tự giác tham gia vào GDĐĐ học sinh.

BGH và GVCN phải là người nắm vững phương pháp vận động quần chúng, biết vận động CMHS và các lực lượng XH phối hợp thực hiện.

Các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ phải xác định được rõ trách

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)