Sự phát triển của đất nước, quê hương với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến HS. Điều các em thấy trong xã hội, trong cuộc sống xung quanh diễn ra
khác nhiều so với những gì các em được giáo dục trong NT và GĐ. Sự thiếu
gương mẫu của người lớn trong GĐ và ngoài XH đã tác động không nhỏ đến
68
GDĐĐ học sinh là một công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian công sức, hiệu quả của nó nhiều khi không nhìn thấy ngay trước mắt, để thấy được sự tiến bộ của HS trong đạo đức thì cần một thời gian khá dài và nhiều khi không thấy kết quả rõ nét.
HS ở miền núi thường thiếu và yếu về kỹ năng sống (từ chối, thuyết phục, giảm xung đột, mâu thuẫn, phòng tránh cám dỗ, rủi ro, chia sẻ với mọi người…), chịu ảnh hưởng của một số phong tục tập quán của người địa phương (uống rượu, lập gia đình sớm…) dễ bị lôi kéo vào các trò chơi mới lạ không lành mạnh, vi phạm đạo đức thậm chí là vi phạm pháp luật.
Tiểu kết chương 2
Qua điều tra, khảo sát thực tiễn, có thể khẳng định: Trong những năm qua công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS Trường THPT huyện Điện Biên được thực hiện tương đối tốt từ việc quản lý mục tiêu GDĐĐ đến việc quản lý nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ, từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra, đánh giá, phối hợp với các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ. Vì vậy, phần lớn học sinh nhà trường ngoan ngoãn, có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Công tác xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS của nhà trường chưa cụ thể, chưa đúng quy trình, nội dung và hình thức GDĐĐ chưa thực sự phù hợp với tình hình địa phương và đặc điểm học sinh dân tộc, học sinh miền núi. BGH chưa xây dựng được một hệ thống các tiêu chí và quy trình kiểm tra, đánh giá cụ thể. Sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong công tác GDĐĐ cho HS chưa chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên. Những điều này góp phần dẫn đến thực trạng không ít học sinh nhà trường có nhận thức chưa đúng, có hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội.
69
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì công tác QL hoạt động GDĐĐ cho HS cần được tăng cường và đổi mới để đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện, phù hợp với tình tình thực tiễn địa phương.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận và kết quả điều tra, khảo sát ở chương 1 và chương 2; trong chương 3, tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS Trường THPT huyện Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
70 CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC