1.2.2.1. Bước 1. Xác định trách nhiệm:
Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) bổ nhiệm các thành viên hoặc tiểu
ban chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát DUE tiến hành trong bệnh viện hoặc phòng khám.
1.2.2.2. Bước 2. Xác định phạm vi và mục tiêu nghiên cứu:
HĐT&ĐT xác định các mục tiêu của DUE và phạm vi hoạt động cần thiết. Phạm vi có thể bao quát hay chỉ tập trung trên một khía cạnh nào đó, và phụ thuộc hoàn toàn vào loại vấn đề đặt ra. Ví dụ:
Sử dụng quá mức hoặc dùng nhiều thuốc đắt khi có thuốc rẻ hơn mà tương đương về sinh học đã được công bố trong các số liệu tổng hợp.
Sai sót trong sử dụng thuốc như chỉ định, liều, cách dùng, được phát hiện qua biểu đồ theo dõi bệnh nhân, báo cáo sai sót trong điều trị, báo cáo ADR.
Những thuốc cần được ưu tiên tiến hành DUE là những thuốc có:
Tần suất sử dụng cao.
Giá đắt.
Chỉ số điều trị hẹp.
Có nguy cơ cao gây ADR.
Những thuốc được dùng với chi định hạn hẹp như thuốc cấp cứu trong tim
mạch, ngộ độc, thuốc tiêm tĩnh mạch, hóa trị liệu, thuốc gây mê.
Kháng sinh, thuốc phòng bệnh và thuốc điều trị.
Thuốc được dùng với chỉ định không được khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Thuốc dùng với các bệnh nhân có nguy cơ cao.
Thuốc sử dụng cho những bệnh nhân thường gặp và thường hay điều trị thất bại.
27
Thuốc được dùng trong diện đánh giá để bổ sung vào danh mục.
1.2.2.3. Bước 3. Xác định tiêu chuẩn đánh giá:
Tiêu chuẩn đánh giá sử dụng thuốc là những hướng dẫn xác định việc dùng thuốc đúng với các tiêu chí khác nhau:
Sử dụng: dùng thuốc đúng chỉ định, không dùng thuốc trong chống chỉ định.
Lựa chọn: lựa chọn đúng thuốc với tình trạng bệnh.
Liều: liều đúng với từng chỉ định, khoảng liều và thời gian điều trị.
Tương tác: không có các tương tác thuốc – thuốc, thuốc – thức ăn, tương
kỵ.
Chuẩn bị: các bước chuẩn bị cho việc quản lí thuốc.
Dùng thuốc: các bước trong quản lí và cấp phát thuốc.
Giáo dục bệnh nhân: cung cấp cho bệnh nhân các kiến thức về bệnh và thuốc.
Theo dõi: theo dõi tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng.
Hiệu quả điều trị và tính an toàn: ví dụ giảm đường huyết, huyết áp...
1.2.2.4. Bước 4. Thu thập dữ liệu:
Dữ liệu có thể được thu thập theo kiểu tiến cứu hoặc hồi cứu. Hồi cứu là cách nhanh và phù hợp nhất cho việc thu thập thông tin. Còn kiểu tiến cứu có ưu điểm là người làm nghiên cứu có thể can thiệp vào quá trình điều trị để hạn chế các sai sót có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc.
1.2.2.5. Bước 5. Phân tích dữ liệu:
Dữ liệu được tính toán thành % dựa trên bộ tiêu chí DUE, và tóm tắt trong bản báo cáo để trình bày với HĐT&ĐT.
1.2.2.6. Bước 6. Phản hồi với người kê đơn và lập kế hoạch hành động:
Sau khi trình bày báo cáo DUE, HĐT&ĐT cần phải có sự nhận xét về sự khác biệt giữa kết quả đạt được và kết quả mong muốn. Từ đó, HĐT&ĐT
28
đưa ra kế hoạch hành động, các khuyến nghị và can thiệp. Các can thiệp bao gồm:
Giáo dục, ví dụ thư ngỏ, đào tạo tại chỗ, hội thảo chuyên đề, bản tin, thảo luận trực tiếp.
Xây dựng các mẫu y lệnh.
Áp dụng các biện pháp hạn chế kê đơn.
Điều chỉnh danh mục thuốc.
Điều chỉnh các hướng đẫn điều trị chuẩn.
Sử dụng một qui trình DUE khác hoặc tiếp tục qui trình hiện tại.
1.2.2.7. Bước 7. Theo dõi giám sát:
Với mỗi qui trình DUE, theo dõi giám sát là cần thiết để đánh giá xem qui trinh DUE vừa tiến hành có ý nghĩa không. Từ đó, HĐT&ĐT cần quyết định xem có nên tiếp tục, ngừng hay thay đổi qui trình DUE [66], [67].