Đánh giá tính phù hợp về sử dụng imipenem

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh impenem tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 72)

3.3.3.1. Đánh giá chế độ liều

Theo bộ tiêu chí đã được xây dựng, liều dùng của bệnh nhân được xác định căn cứ trên mức độ nặng của nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bộ tiêu chí chưa xây dựng được cách phân loại mức độ nhiễm khuẩn của bệnh nhân, do đó, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá sự phù hợp về chế độ liều imipenem trên các bệnh nhân có mức độ nhiễm khuẩn được ghi rõ trong hồ sơ bệnh án bởi Bác sỹ điều trị. Các trường hợp còn lại, do không xác định được mức độ nhiễm khuẩn để từ đó xác định liều dùng phù hợp, chúng tôi không tiến hành đánh giá.

Thống kê thông tin về các chế độ liều theo mức độ nhiễm khuẩn trong 112 bệnh án thuộc mẫu nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả sự phân bố các chế độ liều của bệnh nhân như bảng 3.30.

Bảng 3.30. Phân bố các chế độ liều theo mức độ nhiễm khuẩn

Liều dùng Mức độ NK 0,5q12 0,5q8 0,5q6 0,5q4 1q12 1q8 1q6 Số bệnh nhân N (%) Nhẹ Trung bình Nặng 17 25 2 2 46 (41,1) Không rõ 8 42 3 5 8 66 (58,9) Tổng 112 (100,0)

62

Ghi chú: Trong bảng 3.30, ký hiệu AqB là A gam mỗi B giờ.

Nhận xét: Trong số 112 bệnh nhân thuộc mẫu nghiên cứu, chỉ ghi nhận được 46 bệnh nhân có mức độ nhiễm khuẩn nặng, chiếm tỷ lệ 41,1%.

Dựa trên bộ tiêu chí đã xây dựng, chúng tôi tiếp tục tiến hành đánh giá tính phù hợp về liều dùng của kháng sinh imipenem ở 46 bệnh án nhiễm khuẩn nặng này. Chúng tôi đánh giá liều dùng trên 2 nhóm bệnh nhân: Nhóm bệnh nhân có chức năng thận bình thường sử dụng liều thông thường và nhóm bệnh nhân phải sử dụng liều hiệu chỉnh do suy giảm chức năng thận.

Liều dùng được xác định phù hợp ở 2 yếu tố: Liều 24 giờ phù hợp và nhịp đưa thuốc phù hợp. Sự phù hợp về liều dùng của imipenem được thể hiện chi tiết trong bảng 3.31.

Bảng 3.31. Đánh giá liều dùng imipenem

Mức độ nhiễm khuẩn

Số bệnh nhân

Liều thông thường Liều hiệu chỉnh

Phù hợp Không phù hợp Phù hợp Không phù hợp Nhẹ 0 Trung bình 0 Nặng 46 25 17 1 3 Không rõ 66 Tổng 112 42 (37,5%) 4 (3,6%)

Nhận xét: Trong 112 phác đồ được kê, chỉ có 46 phác đồ tương ứng 41,1% số phác đồ đánh giá được tính phù hợp về liều lượng theo bộ tiêu chí đã xây dựng. Trong đó, chỉ có một lượng nhỏ phác đồ sử dụng trên bệnh nhân phải hiệu chỉnh liều (4 phác đồ, chiếm tỷ lệ 3,6%). Tuy nhiên, trong 4 phác đồ này chỉ có 1 phác đồ sử dụng liều hiệu chỉnh phù hợp.

Trong số 42 phác đồ sử dụng liều thông thường còn lại, các phác đồ có liều phù hợp chiếm đa số (25/42 phác đồ, chiếm tỷ lệ 59,5%). Mặc dù vậy,

63

các phác đồ không phù hợp vẫn chiếm đến 40,5% (17/42 phác đồ). Đánh giá trên 20 phác đồ có liều không phù hợp (17 phác đồ liều thông thường và 3 phác đồ liều hiệu chỉnh), các nguyên nhân liều không phù hợp được thống kê lại như bảng 3.32.

Bảng 3.32. Các trường hợp liều dùng không phù hợp

Lý do n %

Không giảm liều ở BN suy thận 3 15,0

Liều 24h thấp hơn liều khuyến cáo 17 85,0

Tổng 20 100,0

Nhận xét: 3 phác đồ trên bệnh nhân cần hiệu chỉnh liều đều không có sự thay đổi liều phù hợp.

3.3.3.2. Về đường đưa thuốc, dung môi pha thuốc, thời gian truyền thuốc

Đánh giá sự phù hợp về đường đưa thuốc, dung môi pha thuốc, thời gian truyền thuốc khi sử dụng imipenem trong 112 bệnh án thuộc mẫu nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả như trong bảng 3.33.

Bảng 3.33. Đánh giá cách dùng imipenem Tiêu chí Đánh giá Đường đưa thuốc Dùng môi pha thuốc

Thời gian truyền thuốc Phù hợp 111 (99,1%) 111 (99,1%) 111(99,1%) Không phù hợp 0 0 0 Không rõ 1 (0,9%) 1 (0,9%) 1 (0,9%) Tổng 112 (100,0%) 112 (100,0%) 112 (100,0%)

Nhận xét: Như vậy, 99,1% số bệnh nhân có đường đưa thuốc, dung môi pha thuốc và thời gian truyền thuốc phù hợp. Có 1 bệnh án không có thông tin

64

cụ thể về đường đưa thuốc, dung môi pha thuốc và thời gian truyền thuốc trong bệnh án.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh impenem tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)