Định nghĩa
Đánh giá sử dụng thuốc là một hệ thống đánh giá liên tục, có hệ thống, căn cứ trên các tiêu chí được xây dựng nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Nếu kết quả của chương trình DUE cho thấy các liệu pháp điều trị đang được tiến hành là không phù hợp, các biện pháp can thiệp cần thiết vào quá trình điều trị cần được thực hiện nhắm tối ưu hóa điều trị bằng thuốc. Một DUE có thể tiến hành trên một thuốc, một bệnh cụ thể và được xây dựng để đánh giá thực tế quá trình kê đơn, cấp phát và sử dụng thuốc (chỉ định, liều dùng, tương tác thuốc…). Ngoài thuật ngữ DUE ra, một thuật ngữ khác cũng được dùng với nghĩa tương đương là DUR – Drug Utilization Review [54], [66].
Chương trình “Đánh giá sử dụng kháng sinh” được đề xuất đầu tiên bởi
Hội đồng chung về chứng nhận y tế (Joint Commission on Accreditation of
Healthcare Organizations – JCAHO) từ năm 1978 tại Mỹ, là một chương
trình hồi cứu nhằm đánh giá các xu hướng trong sử dụng kháng sinh dựa trên các tiêu chuẩn của JCAHO. Năm 1986, JCAHO mở rộng các tiêu chuẩn cho
24
các thuốc khác và chương trình trở thành “đánh giá sử dụng thuốc” (Drug Use Evaluation – DUE). Năm 1992, việc đánh giá sử dụng tiếp tục được mở rộng cho các vacxin và các chế phẩm sinh học và được gọi với tên Medication Use Evaluation – MUE. Về sau, 2 thuật ngữ MUE và DUE được sử dụng với ý nghĩa tương tự nhau, nhưng MUE thường nhấn mạnh đến việc cải thiện hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [46], [66].
Mục tiêu
Mục đích tiến hành DUE hay MUE là nâng cao hiệu quả điều trị của bệnh nhân và đảm bảo thuốc được dùng đúng tiêu chuẩn, hợp lí, an toàn và hiệu quả để cải thiện tình trạng bệnh nhân. Các mục tiêu bao gồm [53], [66], [67]:
Xây dựng hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lí.
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thuốc/liệu pháp điều trị bằng thuốc.
Nâng cao trách nhiệm trong quá trình sử dụng thuốc.
Kiểm soát chi phí điều trị.
Ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc như ADR, sai sót trong điều trị, quá liều, chưa đủ liều, sai liều và dùng thuốc không có trong danh mục.
Xác định sự cần thiết về giáo dục và cung cấp các thông tin cho bệnh nhân.
Các tiêu chí chung cần đánh giá bao gồm:
Chỉ định, chống chỉ định.
Liều ban đầu, liều duy trì, liều tối đa, khoảng liều, chỉnh liều. Báo cáo sai sót trong sử dụng thuốc.
Theo dõi nồng độ (nếu cần).
25
Tương tác thuốc.
Hiệu quả điều trị.
Giáo dục bệnh nhân.
Cách thức tiến hành
MUE sử dụng các định nghĩa về sự an toàn và hiệu quả trong sử dụng thuốc để đạt được chất lượng sử dụng thuốc trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe. Những định nghĩa này thường được mô tả thành các tiêu chuẩn và được xác nhận bởi chính cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn đó.
Cách thức mà các loại thuốc được sử dụng, quản lý, và giám sát trong cơ sở được so sánh với các tiêu chuẩn để xác định xem thực tế thực hành có phù hợp (hoặc ít nhất chấp nhận được) với các tiêu chuẩn đã đề ra hay không. Theo đó, việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá là nhiệm vụ quan trọng của một MUE.
Thật không may, các tiêu chuẩn liên quan đến MUE vẫn là thách thức đối với nhiều tổ chức. Thiếu nguồn lực, cơ chế, khó khăn trong việc xác định các vấn đề, và cơ cấu báo cáo rườm rà hoặc không hiệu quả.., tất cả có thể
góp phần làm cho chương trình MUE kém hiệu quả và khó thực hiện [46].
Phạm vi áp dụng
Chương trình MUE là một hợp phần của các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, kiểm tra mọi khía cạnh của quá trình sử dụng thuốc và đòi hỏi có vai trò quan trọng của người dược sĩ. Một MUE có thể áp dụng cho một thuốc, một nhóm điều trị, một tình trạng bệnh, một quá trình sử dụng thuốc hoặc một hiệu quả điều trị cụ thể. MUE cũng có thể áp dụng cho các hệ thống thực hành khác nhau, bao gồm bệnh viện, tổ chức y tế, thực hành trong cộng đồng. MUE là một hợp phần thiết yếu của y tế dự phòng, thực hành dược lâm sàng và đảm bảo chất lượng và các chương trình quản lý [54].
26