Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức HCNN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2013-2018 (Trang 66)

- Về cơ cấu công chức HCNN

Số liệu điều tra công chức hành chính tại thời điểm tháng 11/2012 của Sở Nội vụ: tổng số công chức hành chính: 1.098 người. Được chia ra theo giới tính: Nam 750 người, chiếm 68,3%; nữ 348 người chiếm 31,7%, với tỷ lệ này cho thấy số công chức hành chính tương đối phù hợp với tỷ lệ dân số nam và nữ của tỉnh.

Bảng 2.4:

Cơcấu độ tuổi trong đội ngũ côngchức tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

TT Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Dưới 30 tuổi 250 22,77%

2 Từ 30 – 40 tuổi 416 37,88%

3 Từ 41 –50 tuổi 285 25,95%

4 Trên 51 tuổi 147 13,40%

Tổng cộng: 1.098 100%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 của Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Nhìn chung cơ cấu ở 4 độ tuổi trên là phù hợp, đảm bảo tính kế thừa trong đội ngũ công chức.

Bảng 2.5:

Cơcấu công chức HCNN tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu theo ngạch công chức

TT Tên ngạch Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Chuyên viên cao cấp 62 5,65%

2 Chuyên viên chính và tương đương 538 48,99%

3 Chuyên viên và tương đương 415 37,79%

4 Cán sự và tương đương 83 7,57%

Tổng cộng: 1.098 100%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 của Sở Nội vụ tỉnhBà Rịa - Vũng Tàu

Cơcấu công chức theo ngành nghề đào tạo:

Hiện nay chưa có khảo sát về ngành nghề đào tạo của công chức một cách chính xác nhưng qua khảo sát sơ bộ, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã cóđánh giá tại Hội nghị tỉnh đảng bộ lần thứ 11 (khóa V) như sau:

“Đội ngũ cán bộ các cấp trong tỉnh vẫn còn tình trạng thiếu đồng bộ, hụt hẫng, hạn chế về năng lực tổ chức thực hiện, tỷ lệ nữ còn thấp. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa cân đối, thiếu cán bộ kỹ thuật, công nghệ và các lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh, trìnhđộ trên đại học ít và phân bổ không đều”

- Về đạo đức công chức và văn hóa công sở

Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển qua nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một bước chuyển biến sâu sắc. Những thay đổi đó ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức công chức theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Phẩm chất đạo đức của công chức được hình thành trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường:

Thứ nhất, được rèn luyện thử thách trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, công chức nói chung và công chức lãnh đạo nói riêng có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định đường lối đổi mới của Đảng.

Thứ hai, phần đông công chức vẫn giữ được phẩm chất đạo đức, tư cách người cán bộ cách mạng, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “công chức là công bộc của dân”,

“cần, kiệm, liên, chính, chí công vô tư” đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác; đấu tranh với lối sống thực dụng, …

Thứ ba, nhiều công chức phát huy được tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, tích cực rèn luyện học tập nâng cao năng lực, nêu cao ý thức kỷ luật, tự giác chấp hành những quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên trì tìm tòi cái mới, dự báo các tình huống và tích cực lựa chọn các giải pháp thích hợp.

Những biểu hiện của tình trạng suy thoái đạo đức của công chức lãnhđạo

hiện nay:

Sự suy thoái đạo đức trong công chức, nhất là công chức lãnhđạo được biểu hiện những mặt sau:

- Một bộ phận suy giảm bản lĩnh chính trị, dao động, giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng. Trước kia, trong chiến tranh bom đạn không làm cho cán bộ nhụt chí, nản lòng nhưng ngày nay, trong hòa hình,ấm no nhiều công chức lãnh đạo thoái hóa, biến chất, không tự giác nhận phần khó về mình, thành tích thì vui vẻ nhận, lỗi lầm thì đổ cho người khác; có tìn h trạng nể nang, né tránh đấu tranh, bằng mặt mà không bằng lòng; …Tệ cơ hội chính trị biểu hiện “nhạy bén” chính trị không vì sự nghiệp chung mà vì chủ nghĩa cá nhân. Nó biểu hiện là nhiều người dùng nhiều thủ đoạn để đầu cơ, tranh giành quyền lợi và tranh giành địa vị chính trị. Thói độc đoán, chuyên chuyền, vi phạm dân chủ vẫn còn trong một bộ phận công chức lãnhđạo.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trao đổi, mua bán chức quyền, tệ chạy chức, chạy quyền, chạy dự án chạy huân chương vẫn còn xẩy ra. Tệ tham nhũng, lợi dụng chức quyền, địa vị công tác để mưu lợi riêng không chỉ là hiện tượng cá biệt mà đã mang tính phổ biến, thông đồng, móc nối với nhau ngày càng nghiêm trọng

- Một bộ phận công chức có lối sống sa đọa, chạy theo thị hiếu thấp hèn, thiếu trách nhiệm, sống xa hoa, lãng phí; bắt chước lối sống nước ngoài không phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, trái với truyền thống và chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam, trái với đạo đức người cộng sản.

Những mặt tích cực và tồn tại, yếu kém trong đạo đức của đội ngũ công

chức lãnhđạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu:

Nghị quyết hội nghị lần thứ 11 (khóa V) tỉnh Đảng bộ đánh giá:

Phát huy truyền thống kiên cường, trung dũng của quê hương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ cán bộ các cấp trong tỉnh vẫn tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trưởng thành gánh vác trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó.

Trước những biến đổi nhiều mặt, có những mặt trái và phức tạp nhưng tuyết đại bộ phận cán bộ chúng ta đã thể hiện có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng tình cao và kiên trì thực hiện công cuộc đổi mới toàn diên đất nước thực hiện sự nghiệp CNH -HĐH.

Trong điều kiện kinh tế tỉnh nhà phát triển chưa cao, mức sống còn thấp và còn những khó khăn nhưng phần đông cán bộ, đảng viên vẫn giữ được đạo đức phẩm chất cách mạng; gắn bó với nhân dân, với cơ sở, chăm lo đến sự nghiệp chung, cố gắng hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình, của đơn vị một cách tốt nhất.

Chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, đội ngũ cán bộ đã tích cực học tập, nghiên cứu để nâng cao trìnhđộ, nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện và đã từng bước trưởng thành nhanh chóng, thích ứng với cơ chế mới.

Tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ, công chức còn một bộ phận nhỏ tuy chưa đến mức sa sút về đạo đức, lối sống, lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để vun vén cá nhân, cơ hội, cá nhân chủ nghĩa, cục bộ, quan liêu, xa cách quần chúng. Có biểu hiện của tư tưởng hẹp hòi, níu kéo, trói buộc lẫn nhau, làm kìm hãm tính năng động, sáng tạo của cán bộ.

Văn hóa công sở:

Trong những năm gần đây, vấn đề văn hóa công sở đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Phương pháp tiếp cận này cho rằng: coi hệ thống hành chính như là một “doanh nghiệp”, khách hàng của “doanh nghiệp” này chính là

toàn bộ hệ thống kinh tế xã hội của đất nước, hoạt động của “doanh nghiệp” này phải hướng đến tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và “doanh nghiệp” này phải đáp ứng mong muốn của đại đa số người dân trong xã hội. Để đạt được điều này cần xây dựng văn hóa nơi công sở theo đúng nghĩa phục vụ “khách hàng” để khắc phục thái độ hách dịch, cửa quyền, ‘hành là chính” trong các cơ quan nhà nước.

Vấn đề văn hóa công sở cũng trong bộ máy hành chính nhà nước ở Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và Việt Nam nói chung đãđược nhiều bài viết, báo cáo đề cập đến tuy ở những khía cạnh khác nhau nhưng cùng phản ánh một thực trạng là: Thái độ của công chức trong giao tiếp với cá nhân, tổ chức đến giao dịch, giải quyết công việc cũng như giữa các công chức với nhau chưa đúng mực. Điều đó thể hiện ở chỗ:

- Tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao; Nhiều công chức có thái độ hách dịch, thiếu tôn trọng và gây phiền hà đối với người dân đến giải quyết, nhất là ở những cơ quan có liên quan đến quyền lợi của người dân (dân gian thường dùng cụm từ: “cơ quan hành chính -hành là chính”

- Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức của một bộ phận công chức còn yếu kém; phong cách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu chưa được ngăn chặn gây nên sự trì trệ, ách tắc gây trở ngại không nhỏ cho tiến trình cải cách, làm giảm hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước và giảm uy tín trước xã hội và nhân dân.

- Ngôn ngữ giao tiếp trong cơ quan hành chính chưa có quy định nhất quán, còn tùy tiện trong cách xưng hô giao dịch. Các đại từ nhân xưng “chú”, “cháu”, “bác”, “con”, “mày”. “tao”, … còn phổ biến ở nhiều cơ quan, đơn vị.

- Thái độ giữa các công chức trong cơ quan hành chính ở nhiều nơi chưa thực sự cởi mở, còn có hiện tượng kéo bè kết cánh, cục bộ địa phương, hoặc “bằng mặt, không bằng lòng”, thái độ gia trưởng, độc đoán của người đứng đầu cũng còn xẩy ra ở nhiều nơi… làm cho nguyên tắc tập trung dân chủ trong cơ quan ch ưa được nghiêm túc thực hiện, mối đoàn kết nội bộ chưa đảm bảo.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2013-2018 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)