- Về trìnhđộ chuyên môn
Trong những năm qua, nhờ chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục, nhiều loại hìnhđào tạo mới được mở ra, số người dự tuyển vào công chức có trìnhđộ đào tạo cao ngày càng nhiều, công tác đào tạo, bồi dưỡng được các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn và bản thân công chức cũng nhận thức được sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, trìnhđộ chuyên môn trong đội ngũ công chức ngày một tăng. Theo số liệu điều tra của Sở Nội vụ tại thời điểm ngày 10/11/20012, trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhưsau:
Bảng 2.1:
Trìnhđộ đào tạo chuyên môn công chức hành chính tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Trìnhđộ đào tạo Số lượng (người) Tỷ lệ
Tiến sĩ 7 0.64%
Thạc sĩ 46 4,19%
Đại học, cao đẳng 852 77,6%
Trung cấp, chuyên môn
nghiệp vụ khác 193 17,57%
Tổng cộng 1.098 100%
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 của Sở Nội vụ Bà Rịa - Vũng Tàu
Qua số liệu trên cho thấy số lượng công chức có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm 77.6% là phù hợp. Tuy nhiên số công chức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cònở tỷ lệ thấp (4,83% so với tổng số), số được đào tạo trung cấp, sơ cấp chiếm tỷ lệ tương đối cao (17,57%). Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo để tăng số lượng công chức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để đến năm 2015 mỗi cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh (18 cơ quan) có ít nhất 04 thạc sĩ và 01 tiến sĩ, đồng thời đảm bảo 100% công chức hành chính phải được đào tạo từ cao đẳng, đại học chuyên môn trở lên.
Từ khi thực hiện Nghị quyết TW3 (khóa VIII) Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn xem trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức là điều kiện cần khi xem xét bổ nhiệm vào các chức danh lãnhđạo quản lý nên trình độ chung của công chức lãnh đạo từ cấp phòng ở huyện, thành phố trở lên được nâng lên một bước. Mặt khác, công chức lãnh đạo nhận thức được sự cần thiết phải học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý hành chính nên những năm qua, số cán bộ lãnh đạo quản lý tham gia học tập các khóa đào tạo trình độ trên đại học ngày càng nhiều. Nhờ vậy, trình độ chuyên môn của các công chức lãnhđạo được nâng lên so với những năm trước đây.
- Về trìnhđộ Tin học và ngoại ngữ
Trìnhđộ Tin học:
Ngày nay, công nghệ thông tin nói chung và tin học nói riêng đã được phổ biến trong đời sống sinh hoạt và quản lý kinh tế - hành chính, nó hỗ trợ rất lớn cho công chức trong công tác lưu trữ, tính toán, trao đổi thông tin, …Nhiều cơ quan đơn vị đã nối mạng LAN công chức đãđược trang bị máy vi tính cá nhân, mạng internet và họ đã biết sử dụng một cách thành thạo và khai thác các thông t in toàn cầu phục vụ cho công tác chuyên môn. Tuy vậy, nhiều công chức chưa được trang bị máy vi tính độc lập, hoặc chưa được nối mạng nên việc khai thác, sử dụng máy vi tính gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, có những công chức lãnhđạo quản lý được trang bị máy móc hiện đại nhưng ngại học tập nên kiến thức tin học không có, hiệu suất sử dụng máy vi tính rất hạn chế. Số liệu điều tra trìnhđộ tin học của công chức tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến tháng11/2012 cụ thể như sau:
Bảng 2.2:
Trìnhđộ đào tạo Tin học công chức hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trìnhđộ Số lượng (người) Tỷ lệ
Chưa qua đào tạo 200 18,21%
Trìnhđộ A 714 65,02%
Trìnhđộ B 184 16,77%
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 của Sở Nội vụ tỉnhBà Rịa - Vũng Tàu
Qua biểu trên ta thấy: số lượng công chức chưa qua các lớp đào tạo cơ bản còn chiếm tỷ lệ tương đối cao (18,21%). Ngoài ra số đãđược đào tạo thì phần lớn chỉ sử dụng máy vi tính thay máy đánh chữ, nên khả năng ứng dụng tin học vào công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Để thực hiện tốt Đề án 112 của Chính phủ về hình thành và xây dựng “Chính phủ điện tử”, mỗi cơ quan đơn vị và cá nhân cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ tin học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý điều hành của Chính phủ v à địa phương.
Về trìnhđộ ngoại ngữ:
Những năm trước năm 2010, Sở Nội vụ tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức các lớp tiếng Anh trình độ A, B, C để đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị thành. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng tiếng Anh chưa cấp thiết, môi trường để sử dụng tiếng Anh còn hạn chế nên chất lượng các lớp học này không cao, khả năng đọc, nghiên cứu tài liệu phục vụ chuyên môn, khả năng giao tiếp của các học viên tốt nghiệp ở các lớp này rất hạn chế. Theo số liệu điều tra công chức hành chính tháng 11/2012, trìnhđộ ngoại ngữ của công chức hành chính tỉnh thể hiện như sau:
Bảng 2.3:
Trìnhđộ ngoại ngữ công chức hành chính tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Trìnhđộ Số lượng (người) Tỷ lệ
Chưa qua đào tạo 175 15.95%
Trình độ A 181 16.48%
Trình độ B 540 26.41%
Trình độ C 202 18,4%
Tổng cộng 1.098 100%
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 của Sở Nội vụ tỉnhBà Rịa - Vũng Tàu
Trình độ ngoại ngữ trong đội ngũ công chức hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc. Tuy nhiên, do yêu cầu của hội nhập
kinh tế quốc tế đòi hỏi khả năng giao tiếp với người nước ngoài, khả năng nghiên cứu tài liệu, khả năng nắm bắt những diễn biến về kinh tế, xã hội trên thế giới ngày càng cao và quy định mới của Bộ Nội vụ tại Thông tư số 74/2005/TT-BNV ngày 26/7/2005 thì tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với ngạch chuyên viên là trìnhđộ B trở lên. Do vậy, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần có chủ trương đào tạo bồi dưỡng 356 người (trình độ A) học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ trong những năm tới đảm bảo tiêu chuẩn ngạc công chức và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
Về kỹ năng nghề nghiệp:
Trong những năm qua, Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở Nội vụ và các cơ quan đã quan tâm mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng hành chính, kỹ năng soạn thảo văn bản, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành như nghiệp vụ thanh tra, nghiệp vụ tổ chức nhà nước, nghiệp vụ quản lý thị trường, nghiệp vụ kiểm lâm… nên kỹ năng hành chính, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng soạn thảo văn b ản của công chức hành chính đãđược nâng lên một bước, kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng đề xuất, giải quyết vấn đề cũng được cải thiện. Tuy nhiên, nhìn chung đội ngũ công chức hành chính của tỉnh còn tình trạng vừa thiếu kiến thức vừa không thông thạo việc, hạn chế về kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xử lý các công việc hành chính, khả năng phát hiện bao quát công việc và đề xuất các loại vấn đề trước yêu cầu mới của cuộc sống. Phần lớn công chức còn bị hạn chế nhiều về khả năng nghiên cứu, khả năng tổng kết thực tiễn để khái quát hóa, lý thuận hóa, khả năng tham mưu đề xuất những chủ trương, chính sách, chế độ quản lý đối với các chuyên ngành, lĩnh vực. Còn thiếu những công chức có trìnhđộ độc lập xây dựng đề án, dự án trên từng lĩnh vực thuộc chức trách của cơ quan cấp mình phải thực hiện.
Về mức độ đảm nhận công việc:
Mức độ đảm nhận công việc của một công chức được đánh giá năng lực nhận thức, năng lực tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn. Tùy theo từng vị trí chức danh của công chức mà yêu cầu về từng loại năng lực được thể hiện khác nhau. Hiểu một cách cụ thể thì người công chức ở vị trí nào mà chức trách bổn phận của họ được thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả theo quy định thì người đó có khả năng đảm nhận
công việc. Theo đó, nhiều công chức được đào tạo những khóa học chính quy, có khả năng nhận thức và tiếp thu cái mới, biết nắm bắt và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, họ hoàn thành được chức trách tham mưu và quản lý điều hành. Ngược lại, một số có bằng cấp đầy đủ nhưng không được đào tạo cơ bản, quá trình học tập chắp vá nên năng lực có hạn chế. Theo khảo sát tình hình thực tế ở nhiều cơ quan nhà nước thì tình trạng chung là bình quân chỉ có khoảng 65 - 75% số công chức trong các cơ quan thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ một cách yên tâm, còn khoảng25 - 35% vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.