Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2013-2018 (Trang 54)

Việt Nam đang cần nâng cao năng lực xã hội để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, nhất là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Hơn lúc nào hết đây là giai đoạn mà năng lực và sứ mệnh của công chức nhà nước, nhất là đội ngũ công chức hành chính được kỳ vọng nhiều nhất.

Từ kinh nghiệm xây dựng và nâng cao chất lượng công chức nhà nước của một số nước và một số tỉnh trong nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học như sau:

- Một là, Nhà nước phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy để thống nhất việc xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ công chức nhà nước. Những văn bản này là cơ sở cho tuyển chọn, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng công chức.

- Hai là, công chức nhà nước phải là những người được đào tạo cơ bản trong nhà trường và được đào tạo, bồi dưỡng sau khi tuyển dụng; được rèn luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế, ưu tú về năng lực và hội tụ tương đối đầy đủ những tố chất đạo đức cần thiết của một quan chức nhà nước.

- Ba là, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng công việc. Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện công việc của công chức và là chuẩn mực để công chức phấn đấu, rèn luyện.

- Bốn là, thi tuyển công chức công khai, công bằng là một trong những biện pháp lựa chọn tốt nhất đội ngũ công chức quản lý nhà nước có chất lượng.

- Năm là, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với công chức và chế độ đó ngày càng được hoàn thiện; đặc biệt quan tâm tới chế độ tiền lương, hưu trí và các bảo

hiểm xã hội khác.

- Sáu là, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với công chức.

- Bảy là, xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ phù hợp thực tế trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước.

Tóm lại, đội ngũ công chức nhà nước có một vị trí vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và phát triển của mỗi quốc gia. Suy cho cùng, xã hội muốn ổn định, phát triển không thể không chăm lo xây dựng và tăng cường nâng cao chất lư ợng đội ngũ công chức của mình. Điều này, trong thực tiễn tồn tại, phát triển của các quốc gia đã trở thành một tất yếu khách quan.

Kết luận Chương 1

Trong Chương 1 tác giả nghiên cứu sử dụng các tài liệu sau để viện dẫn và làm cơ sở lý luận nghiên cứu viết luận văn:

- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI

- Luật số 22/2008/QH12, ngày 13/11/2008 của Quốc hội về Luật cán bộ, công chức.

- Giáo trình “Hành vi tổ chức”, Nhà xuất bản Thống kê do Bùi Anh Tuấn chủ biên.

- Phát huy nguồn nhân lực con người để CNH-HĐH, Nhà xuất bản Lao động của TS Vũ Bá Thể.

- Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay của TS Nguyễn Văn Tài.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH NHÀ NƯỚC TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

2.1-Đặc điểm đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập ngày 12/8/1991 theo Nghị quyết kỳ

họp thứ 9 - Quốc hội khóa VIII trên cơ sở là đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo và 03 huyện Châu Thành, Xuyên Mộc và Long Đất của Tỉnh Đồng Nai. Diện tích đất tự

nhiện là 1.988Km2 và dân số là 1.027.000 người. Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven

biển thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam,

có vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội đối với cả khu vực, thuộc vùng Đô thị

Thành Phố Hồ Chí Minh. Tỉnh luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong

khu vực miền Đông Nam bộ, Bà Rịa-Vũng Tàu kết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và

đường sắt.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 –2010: - Về kinh tế:

Triển khai thực hiện các chủ trương, đường l ối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành trong Tỉnh bám sát các chỉ tiêu Nghị quyết của HĐND tỉnh, chủ động đề ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, khai thác lợi thế nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; các ngành sản xuất, kinh doanh đều phát triển mạnh, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Tổng giá trị gia tăng (GDP) năm 2010 gấp 2,27 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 17,78%/năm; GDP bình quânđầu ngườ i năm 2010 đạt 5.000USD, tăng khoảng 2 lần so với năm 2005.

Cơ cấu kinh tế theo ngành năm 2010 chuyển dịch tích cực: Công nghiệp –xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2005), dịch vụ chiến 31,2% (tăng 3,48% so với năm 2005) và nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22% so với năm 2005).

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 2,31 lần so với năm 2005, tốc

độ tăng trưởng bình quân 18,19%/năm. Các ngành công nghiệp khí, điện, đạm, thép…vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. Trong 5 năm đã có thêm nhiều loại sản phẩm công nghiệp mới và một số loại sản phẩm tăng sản lượng. Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn chuyển dịch mạnh tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, từ 21,21% năm 2005 lên 55,01% năm 2010.

Tổng doanh thu thương mại - dịch vụ năm 2010 tăng 3,25 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 26,61%/năm.

Doanh thu thương mại tăng bình quân 27,46%/năm. Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh thương mại phát triển mạnh theo hướng hiện đại. Trong giai đoạn 2005 – 2010 đãđưa vao hoạt động 3 siêu thị tổng hợp. Mạng lưới chợ từ cấp xãđến cấp huyện được quy hoạch, trong 5 năm đãđầu tư xây dựng mới 6 chợ và hạ tầng trung tâm thương mại huyện. Tính đến nay trên toàn tỉnh có tổng cộng 88 chợ, trong đó: có 02 chợ loại II, 57 chợ loại III, còn lại 14 chợ tạm.

Dịch vụ vận tải kho bãi và các dịch vụ liên quan đến hoạt động cảng biển

đã có nước phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh được quy hoạch 52 cảng, đến nay đã có 21 cảng được đưa vào khai thác với công suất 45 triệu tấn/năm; đang xây dựng 09 cảng và chuẩn bị đầu tư 22 cảng.

Dịch vụ du lịch tăng bình quân 14,87%/năm. Trong giai đoạn 2005 – 2010, tỉnh đã chủ động đăng cai tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa - thể thao – du lịch quốc gia và quốc tế. Trong 5 năm qua, trung bình hàng năm, Tỉnh đón 6 triệu lượt khách du lịch, trong đó trên 260 nghìn lượt khách quốc tế.

Kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí 5 năm đạt 4.066 triệu USD, giá trị xuất khẩu năm 2010 tăng 3,15 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 25,82%/năm, trong đó xuất khẩu hải sản 1.161 triệu USD tăng 10,67%.

Giá trị sản xuất nông nghiệptăng bình quân 6,47%/năm, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng chăn nuôi theo giá so sánh tăng từ 18,75% năm 2005 lên 30,65% năm 2010. Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và các chương trình tập huấn ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Chăn nuôi đang từng bước phát triển trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của tỉnh.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 6,92%/năm, diện tích rừng đặc dụng được bảo vệ tốt; ổn định rừng phòng hộ ven biển 11.867ha; đẩy mạnh trồng cây gây rừng, phủ xanh một số ngọn núi để tạo cảnh quan cho du lịch; tỷ lệ che phủ cây xanh năm 2010 đạt 44%, trong đó tỷ lệ che phủ rừng là 13%.

Giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng bình quân 7,78%/năm. Khai thác thủy sản có sự chuyển dịch mạnh sang đánh bắt xa bờ. Đến nay, số tàu đánh cá trên địa bàn tỉnh có 6.293 chiếc, với tổng công sấut 725.000 CV; sản lượng khai thác hải sản năm 2010 đạt 237 ngàn tấn, tăng 10,42% so với năm 2005.

Vốn đầu tư thực hiện đạt cao, nhiều năng lực mới đầu tư tăng thêm phát huy hiệu quả tốt. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua (2005 - 2010) đạt gần 94.807 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so với giai đoạn 2001 – 2005, trong đó: vốn ngân sách nhà nước 12.385 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư trên địa bàn; vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước 82.422 tỷ đồng, chiếm 85%.

Thu ngân sách nhà nước tăng mạnh, tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm

đạt 402.471 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,93% tổng thu ngân sách cả nước; trong đó thu ngân sách nội địa đạt 65.096 tỷ đồng, số thu nội địa năm 2010 tăng 2,22 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 17,25%/năm; thu thuế xuất nhập khẩu 5 năm đạt 58.738 tỷ đồng; số thu thuế XNK năm 2010 tăng 3,87 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 31,09%/năm.

Tổng chi ngân sách 5 năm 26.645 tỷ, vượt 46,6%, tốc độ tăng bình quân 11%/năm và quy mô sau 5 năm gấp 1,69 lần so với năm 2005.

- Về vănhóaxã hội:

Thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh, trong những năm qua các cấp, các ngành đã chủ động tích cực trong việc phát triển văn hóa –xã hội. Đặc biệt làở cấp chính quyền cơ sở, trong lĩnh vực giáo dục, các Trung tâm Văn hóa cộng đồng được phát triển khang trang. Mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân tiếp tục được nâng cao.

Tỷ lệ học sinh đến tuổi tới trường cao, hầu hết các xãđạt 100%; trên 70% các xã, phường, thị trấn hoàn thành công tác phổ cập trung học sơ sở. Chất lượng giáo dục được nâng lên, kết quả tỷ lệ tốt nghiệp THPT ngày càng cao. Trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt khoảng 85% và tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học khoảng 35%. Cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo được đầu tư theo hướng “kiên cố hóa, chu ẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Mạng lưới giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề ngày càng hoàn thiện. Hiện nay, tỉnh có 1 trường đại học, 2 trường đại học có phân hiệu đặt tại tỉnh, 15 cơ sở giáo dục liên kết với 30 trường đại học, cao đẳng trong cả nước; có 4 trường cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề; 7 trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và hơn 30 cơ sở dạy nghề khác.

Về lĩnh vực y tế, 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ, các chương trình y tế quốc gia, các chương trình vì trẻ em được triển khai thực hiện tốt, tiếp tục triển khai công tác bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng cho 82 xã, phường, thị trấn. Chăm sóc sức khỏ KHHGĐ đạt kế hoạch đề ra.

Trong 5 năm, Tỉnh đã giải quyết việc làm cho 158.500 lao động. Công tác giảm nghèo đạt k ết quả cao, số hộ nghèo giảm mạnh. 5 năm qua, đã giải quyết cho 64.815 lượt hộ nghèo được vay 687 tỷ đồng để sản xuất, kinh doanh; xây dựng 4.334 căn nhà tình thương cho người nghèo với kinh phí 42,5 tỷ đồng, sửa chữa 293 căn nhà tình thương với kinh phí 1,2 tỷ đồng; mua bảo hiểm y tế cho 667.768 lượt người nghèo. Kết quả số hộ nghèo giảm mạnh, số hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh từ

46.837 hộ (năm 2005) chiếm tỷ lệ 25,65% tổng số hộ dân, giảm còn 1.618 hộ (năm 2010), chiếm tỷ lệ dưới 1% so với tổng số hộ dân.

Các chính sách trợ cấp cho người có công, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được bảo đảm (500.000 đồng/ người/ tháng). Trong 5 năm Quỹ “Đền ơn đáp nghĩ” đã vận động trên 20 tỷ đồng, xây tặng 168 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 361 căn với kinh phí 6,75 tỷ đồng. Duy trì trợ cấp thường xuyên cho 40.628 lược đối tượng. Chương trình mục tiêu quốc gia về chính sách cho đồng bào dân tộc được thực hiện tốt, trong 5 năm ngân sách Tỉnh đãđầu tư gần 43,5 tỷ đồng để hỗ trợ đất sản xuất và đất ở, xây mới và sửa chữa nhà ở cho 1.351 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt cho 1.091 hộ, hỗ trợ tập vở học sinh cho 15.018 em là con em học sinh các hộ dân tộc thiểu số nghèo, hỗ trợ lắp đặt điện kế cho 672 hộ…Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, ngân sách Tỉnh đãđầu tư 28,5 tỷ đồn g đầu tư cho các hợp phần dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Đời sống vật chất và tinh thần đồng bào dân tộc đã nâng lên rõ rệt; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số được ổn định và giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dâ n tộc được củng cố và tăng cường.

- Van ninh - quốc phòng:

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được tiếp tục củng cố và kiểm soát tốt. Đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các điểm nóng về an ninh trật tự, an toàn xã hội, các chương trình phòng chống, xử lý tội phạm, phòng chống ma túy, mại dâm được thực hiện quyết liệt và duy trì thường xuyên, đảm bảo môi trường thân thiện cho khách du lịch. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh cùng với UBND các huyện, thành phố, thành phố đã thực hiện khá tốt công tác quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, công tác giáo dục chính trị tư tưởng được triển khai xuống tận các thôn, ấp, khu phố, giữ vững ổn định chính trị, trật tư an toàn xã hội. Một số đ ịa phương trong tỉnh đã thành lập các đội cơ động hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong địa bàn dân cư. Các địa phương đã tổ chức đăng ký quản lý quân nhân dự bị gắn với tiếp nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ về các địa

phương. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho cácđối tượng và cho học sinh, sinh viên khá tốt, góp phần nâng cao nhận thức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng, an ninhở các cấp, các ngành. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt tỉ lệ 1,62%, tổ chức các đơn vị dự bị động viên đạt 85,13%, tuyển quân hàng năm đạt 100%.

2.1.2 Đặc điểm của đội ngũ công chức HCNN tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh mới được thành lập vào năm 1991, do đó ngoài đặc điểm chung của đội ngũ công chức hành chính Việt Nam, công chức hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có những đặc điểm riêng. Sự hình thành và phát triển đội ngũ công chức hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có những thuận lợi, khó khăn nhất định:

- Đội ngũ công chức hành chính được hình thành từ ba nguồn chủ yếu: Một bộ

phận được gửi đi đào tạo ở các tỉnh miền Bắc trong những năm chiến tranh chống Mỹ, trước và sau sau ngày giải phóng trở về quê hương, họ có bản lĩnh chính trị,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2013-2018 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)