Chất lượng công chức suy cho cùng chính là chất lượng lao động của công chức, nó được đánh giá bằng một loạt tiêu chí cụ thể như trìnhđộ chuyên môn nghề nghiệp, trình độ sử dụng, tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ mới, khả năng giao tiếp, khả năng tư duy, nghiên cứu, tiếp cận, xử lý những vấn đề nảy sinh và sức khỏe, tinh thần của chính họ trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Nghiên cứu lịch sử hình thành nhà nước, cho chúng ta thấy mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải có một bộ máy nhà nước lành mạnh, trong đó năng lực và phẩm chất của đội ngũ những con người cụ thể hình thành nên bộ máy nhà nước ấy đóng vai trò quyết định. Họ chính là những con người đại diện cho nhà nước với sứ mệnh tập hợp, tổ chức quần chúng nhân dân thực thi pháp luật, thực hiện các chủ trương, chính sách để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Tùy hoàn cảnh, điều kiện phát triển khác nhau của lịch sử mà được gọi với cái tên khác nhau, nhưng thực chất với ngôn từ hiện đại, họ chính là công chức hành chính và tập hợp những con người đó là đội ng ũ công chức hành chính nhà nước.
Chất lượng đội ngũ công chức là tổng hợp chất lượng của từng công chức và sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên, đồng thời cũng thể hiện ở tính đồng bộ, tính hợp lý trong cơ cấu của đội ngũ đó. Một đội ngũ công chức đượ c đánh giá có chất lượng phải được xem xét hiệu quả công việc của tổ chức đó, sẽ là phiến diện nếu căn cứ chất lượng từng thành viên riêng rẽ để đánh giá chất lượng của tổ chức. Tức là chất lượng đội ngũ phải được đánh giá ở trạng thái động.
Yêu cầu về chất lượng đội ngũ công chức là một yêu cầu khách quan, nó được đòi hỏi bởi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hành chính cần thực hiện. Đây cũng chính là cơ sở để tuyển dụng, sử dụng và bố trí công chức phù hợp với khả năng, năng lực, sở trường của mỗi người.