Những nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn nhân lực trong khu công nghiệp Tân Hương (Trang 55)

TỈNH TIỀN GIANG

2.4.3.2 Những nhân tố bên trong

Tỉnh Tiền Giang được xác định là địa bàn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang trong những năm tới sẽ có tác động lớn đến toàn vùng và cả nước, do vậy quy hoạch phát triển nhân lực không chỉ đáp ứng yêu cầu trong tỉnh, mà còn là trung tâm đào tạo nhân lực cho cả vùng.

Giai đoạn 2011 – 2020 dân số cả nước đang duy trì tỷ lệ phát triển tự nhiên 1 – 1,1%/năm, là giai đoạn của cơ cấu dân số vàng. Do vậy, cần khai thác lợi thế này để có định hướng phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động có kỹ năng tốt, tác phong chuyên nghiệp; ngược lại với lực lượng lao động trẻ, dồi dào, nếu không có quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn thích hợp sẽ tạo áp lực cho xã hội như: nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội khác... và giai đoạn sau đó là tình trạng cơ cấu dân số già, xã hội phải chãm lo đối tượng người cao tuổi ngày càng tãng.

Khoa học công nghệ phát triển và nền kinh tế tri thức đòi hỏi nguồn nhân lực của tỉnh không ngừng nâng cao, có chính sách thu hút nhân tài hấp dẫn, cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế.

Truyền thống và các đặc điểm của địa phương: Tiền Giang là tỉnh có truyền thống cách mạng, với thành phố Mỹ Tho hơn ba trăm năm hình thành và phát triển, người dân tỉnh Tiền Giang có truyền thống hiếu học, cần cù lao động. Tuy nhiên, trong lực lượng lao động vẫn còn biểu hiện mặt yếu như: tính kỷ luật còn thấp, quan hệ hợp tác và tính cộng đồng chưa cao, còn hạn chế trong kỷ năng giao tiếp... cần có chiến lược phát triển trong những năm tiếp theo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Sau hơn mười năm hình thành, phát triển đến nay khu công nghiệp Tân Hương đã thu hút 22 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư tạo tiền đề phát triển các khu công nghiệp tiếp theo. Trong quá trình phát triển, khu công nghiệp Tân Hương là một đầu mối thu hút đông đảo lao động từ địa phương và các tỉnh lân cận, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, giúp xóa đói giảm nghèo, tăng thu ngân sách, giảm tệ nạn xã hội…

Tóm lại, có thể nói đánh giá và hoạch định nguồn nhân lực cho khu công nghiệp Tân Hương còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ các vấn đề :

- Nhà nước còn thiếu các chính sách, cơ chế, chiến lược đào tạo nguồn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn nhân lực trong khu công nghiệp Tân Hương (Trang 55)