MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ TỐT NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KCN TÂN HƯƠNG
3.1.4 Thách thức
T1 Thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp Tân Hương có thể dẫn
đến di chuyển lao động từ các nước đến đầu tư và làm việc, do đó khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về lao động nước ngoài
T2 Nhà đầu tư nước ngoài với các chế độ cao tạo ra thách thức trong việc
thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, xảy ra tình trạng chảy máu chất xám ra khỏi địa bàn tỉnh.
T3 Phát triển nhân lực được xem là chương trình mục tiêu quốc gia,
khuyến khích các trung tâm đào tạo phát triển có thể dẫn đến tình trạng chạy theo đào tạo về số lượng, bỏ qua yếu tố chất lượng. thiếu tính liên kết giữa đào tạo và sử dụng, do đó các doanh nghiệp phải đào tạo lại.
T4 Thúc đẩy đào tạo với sự hình thành của nhiều ngành, nghề mới tạo ra
thách thức đối với lao động trong tỉnh trong việc tiếp nhận kiến thức, kỹ năng lao động vội vã, chưa qua kiểm duyệt, không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
T5 Tiền Giang có vị trí kinh tế khá thấp so với các tỉnh thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía nam, dễ là nơi tập trung những lao động kỹ năng, trình độ thấp tập trung về tỉnh theo quá trình phát triển kinh tế và phân công lao động của vùng, do đó các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tân Hương muốn nguồn nhân lực có chất lượng cao phải tìm ở những trung tâm thành phố lớn về làm việc.
Từ đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển nguồn nhân lực trong KCN Tân Hương; tác giả xây dựng ma trận SWOT nhằm đưa ra các giải pháp SWOT Điểm mạnh ( S ) S1,S2,S3,S4,S5, S6, S7, S8,S9 Điểm yếu ( W ) W1,W2,W3,W4,W5, W6, W7, W8, W9, W10, Cơ hội ( O ) O1,O2,O3, O4,O5 (1): S4,5,6 + O2,5: Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phục vụ cho KCN Tân Hương
(2): S1,2,3 + O5: Tăng cường liên kết lao động theo vùng
(3): S9 + O1,3: Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo.
(1): W 1,2,3,6,10 + O1,3: Tuyên truyền các chính sách của nhà nước.
(2): W3,6,10 + O2: Tổ chức nhiều hoạt động đoàn thể trong lực lượng lao động (3): W8,9 + O2,4: Nâng cao chất lượng đào tạo
Thách thức (T) T1,T2,T3,T4,T5
(1): S4,5,6,7,8 + T1,5: Tăng cường nâng cao tay nghề cho người lao động. (2): S9 + T4,5: Nâng cao hệ thống đào tạo
(3): S1,2,3 + T3: Mạnh dạn trả lương theo chất lượng lao động
(1): W2,3,6,10 + T5: Đào tạo kỹ năng sống cho lao động. (2): W5,7 + T2: Nâng cao đời sống của lao động (3): W1,2,8,9+T3,4: Nâng cao việc đào tạo về số lượng và chất lượng.
Từ ma trận SWOT ta đưa ra 4 nhóm giải pháp Giải pháp S-O: Sử dụng thế mạnh nắm bắt cơ hội
1. Giải pháp SO(1): S4,5,6 + O2,5: Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phục vụ cho KCN Tân Hương
2. Giải pháp SO(2): S1,2,3 + O5: Tăng cường liên kết lao động theo vùng 3. Giải pháp SO(3): S9 + O1,3: Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo.
Giải pháp S-T: Sử dụng thế mạnh vượt qua thử thách
1. Giải pháp ST(1): S4,5,6,7,8 + T1,5: Tăng cường nâng cao tay nghề cho người lao động.
2. Giải pháp ST(2): S9 + T4,5: Nâng cao hệ thống đào tạo
3. Giải pháp ST(3): S1,2,3 + T3: Mạnh dạn trả lương theo chất lượng lao động
Giải pháp W-O: Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội
1. Giải pháp WO(1): W 1,2,3,6,10 + O1,3: Tuyên truyền các chính sách của nhà nước.
2. Giải pháp WO(2): W3,6,10 + O2: Tổ chức nhiều hoạt động đoàn thể trong lực lượng lao động
3. Giải pháp WO(3): W8,9 + O2,4: Nâng cao chất lượng đào tạo
Giải pháp W-T: Tối thiểu hóa các điểm yếu để tránh những đe dọa
1. Giải pháp WT(1): W2,3,6,10 + T5: Đào tạo kỹ năng sống cho lao động. 2. Giải pháp WT(2): W5,7 + T2: Nâng cao đời sống của lao động.
3.Giải pháp WT(3): W1,2,8,9+T3,4: Nâng cao việc đào tạo về số lượng và chất lượng.