Đánh giá nhu cầu tuyển dụng các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Tân Hương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn nhân lực trong khu công nghiệp Tân Hương (Trang 30)

TỈNH TIỀN GIANG

2.2.2.1Đánh giá nhu cầu tuyển dụng các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Tân Hương

tỉnh Tiền Giang:

2.2.2.1 Đánh giá nhu cầu tuyển dụng các doanh nghiệp ở khu công nghiệp TânHương Hương

Nhu cầu tuyển dụng hàng năm tại các doanh nghiệp trong KCN Tân Hương cũng tăng nhanh. Theo thời gian, càng về sau nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp càng lớn, năm 2008: 1.176 lao động, năm 2009:1.246 lao động, năm 2010: 807 lao động, năm 2011: 1.242 lao động và năm 2012: 1.929 lao động. Bình

quân hàng năm nhu cầu tuyển dụng lao động giai đoạn 2008 - 2012 tại các doanh nghiệp trong KCN Tân Hương là 1.280 người.

Bảng 2. 1 Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động

tại các doanh nghiệp trong KCN Tân Hương qua các năm ( 2008-2012) St t Năm Số lao động cần tuyển (người) Số lao động được tuyển dụng (người) Tỷ lệ lao động đáp ứng (%) 1 2008 1.176 1.117 95 2 2009 1.246 1.217 97.7 3 2010 807 789 97.8 4 2011 1.242 1.105 89 5 2012 1.929 1.830 94.8

Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang

Tuy nhiên, so với nhu cầu tuyển dụng thì số lao động được tuyển vào làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN Tân Hương khá cao. Bình quân số lao động được tuyển hàng năm là 1.211 người, tỷ lệ lao động đáp ứng là 94.86%. Đây là tỷ lệ đáp ứng tương đối cao so với nhu cầu lao động của các doanh nghiệp ngày một tăng như hiện nay.

Bảng 2. 2 Nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Tân Hương (năm 2012 và 2013)

Tên doanh nghiệp

Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh

nghiệp năm 2012(người)

Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh

nghiệp năm 2013 (người)

Công ty cổ phần Tex - Giang 500 800

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm

G.O.C Miền Nam 300 450

Nhà máy nước đóng chai

MEKOWA 40 20

Công ty CP Quảng Việt Tiền –

Giang (Đài Loan) 500 850

Cty TNHH Freeview Industrial

Cty TNHH Dụ Đức (Đài Loan) 550 800 Cty TNHH túi xách Simone (Hàn

Quốc) 300 600

TỔNG CỘNG 3.490 4.170

Nguồn Ban quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang

Điều tra nhu cầu tuyển dụng lao động tại 22 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Tân Hương, có 07 doanh nghiệp là có nhu cầu tuyển thêm lao động để mở rộng sản xuất trong những năm tiếp theo, các doanh nghiệp còn lại đã đủ lao động để hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Qua bảng 2.2 ta thấy, tổng số lao động cần thêm cho năm 2012 là 3.490 người và trong năm 2013 là 4.170 người. Có 04 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cần tuyển lao động với số lượng khoảng 2.650 người năm 2012 và 2.900 năm 2013. Nguyên nhân của điều này là do các doanh nghiệp FDI muốn tận dụng nguồn nhân công rẽ tại Việt Nam để tạo lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, đây cũng là thực trạng chung của nhiều quốc gia đang phát triển có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.

Khảo sát, điều tra về hình thức tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp KCN, kết quả cho thấy: 22 doanh nghiệp trong KCN Tân Hương chủ yếu tuyển lao động theo hình thức tự tuyển dụng thông qua các kênh: quảng cáo, về trực tiếp các xã thị trấn để tuyển; lực lượng lao động được tuyển dụng theo hình thức này lên đến 80% và 20% còn lại được tuyển dụng thông qua thông qua các sàn giao dịch việc làm do Trung giới thiệu việc làm tỉnh Tiền Giang tổ chức.

Qua các số liệu trên có thể thấy thực trạng chung hiện nay tại các KCN là số lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, tình trạng thiếu lao động đang diễn ra, nhất là lao động ở các ngành may mặc. Tại một số doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động như Công ty cổ phần Tex Giang (May mặc xuất khẩu);Cty cổ phần Quảng Việt Tiền Giang (Sản xuất kinh doanh vải sợi);Cty TNHH Freeview Industrial Việt Nam(Sản xuất giày dép các loại); Công ty TNHH túi xách Simone Việt Nam (Sản xuất gia công túi xách, vali) việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp lại càng gặp rất nhiều khó khăn, các Công ty hàng tuần, hàng tháng điều có kế hoạch về các xã, thị trấn hoặc qua các tỉnh lân cận để tuyển dụng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất và mở rộng.

Thực trạng trên xuất phát từ việc các doanh nghiệp trong KCN có ngành nghề sản xuất kinh doanh giống nhau chủ yếu là ngành may như: may quần áo, may giầy, túi xách, ... nên dẫn đến tình trạng cạnh tranh lao động giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề sản xuất, công nhân nhà máy này bỏ việc sang nhà máy khác khiến lao động tại các doanh nghiệp không ổn định để sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một nguyên nhân khác của tình trạng thiếu lao động ở các KCN là thu nhập thấp và lao động xuất thân từ các vùng nông thôn phải thuê nhà, điện, nước …. chi phí cao. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều lao động không gắn kết lâu dài với doanh nghiệp, có thể bỏ việc bất cứ lúc nào, hoặc chuyển sang làm cho một doanh nghiệp khác chỉ với thu nhập cao hơn vài chục nghìn đồng/tháng. Và một nguyên nhân không thể không nhắc đến là các sàn giao dịch việc làm chưa phát huy hết vai trò, chức năng của mình.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những giải pháp như áp dụng các chính sách chăm lo cho người lao động. Ngoài việc tăng thu nhập, nhiều doanh nghiệp còn bố trí chỗ ở, hỗ trợ tiền thuê trọ, thời gian học việc vẫn có mức thu nhập đủ sống… Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn có cơ chế khen thưởng động viên kịp thời như tiền chuyên cần, tặng quà ngày sinh nhật, ngày lễ, phục vụ ăn trưa miễn phí… Tuy nhiên, nếu lao động phổ thông xa nhà với mức thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống, nhất là lao động nữ không có tích lũy thì khó có thể yên tâm làm việc lâu dài cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn nhân lực trong khu công nghiệp Tân Hương (Trang 30)