Nhóm giải pháp về chính sách đối với người lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn nhân lực trong khu công nghiệp Tân Hương (Trang 71)

- Xây dựng tiêu chuẩn đào tạo Xây dựng chỉ tiêu đào tạo

3.3.3Nhóm giải pháp về chính sách đối với người lao động

- Chăm lo chỗ ở cho công nhân xây các khu nhà ở phải đồng thời tạo môi trường sống, môi trường sinh hoạt cho công nhân như các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí; đồng thời hạ tầng ngoài khu lưu trú như hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải hoàn chỉnh. Đối với những KCN chưa có quỹ đất xây dựng nhà lưu trú, phối hợp với chính quyền địa phương tìm kiếm quỹ đất xây dựng nhà ở ngoài KCN. Chủ động tìm kiếm, kêu gọi các đơn vị có chức năng kinh doanh nhà ở tham gia xây dựng nhà lưu trú. Mặt khác, đối với nhà trọ do tư nhân tổ chức cho công nhân thuê có vị trí gần các KCN cần thường xuyên kiểm tra các nhà trọ này nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo nhà trọ đúng tiêu chuẩn. Đồng thời, biểu dương những nhà trọ đạt tiêu chuẩn nhằm khuyến khích chủ nhà trọ tạo môi trường sống tốt cho công nhân.

- UBND tỉnh Tiền Giang cần ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hóa, thể thao) cho người lao động làm việc trong các KCN đảm bảo phù hợp với các luật pháp hiện hành.

- Ban Quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các doanh nghiệp KCN thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng trả

cho người lao động; giám sát các doanh nghiệp trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; xây dựng nội quy lao động, thực hiện các quy định về trả lương làm thêm giờ, đảm bảo điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động, thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, làm căn cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn các KCN tỉnh tổ chức hội thao chuyên đề, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho công nhân lao động trong các dịp kỷ niệm: Ngày thành lập Đoàn TNCSHCM (26/3); Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3); Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7); Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10)... hàng năm. Tổ chức sinh hoạt vui chơi cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của cán bộ, công nhân lao động trong doanh nghiệp KCN nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6); Rằm Trung thu...

Tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp KCN nhằm cung cấp thông tin thị trường lao động, mặt bằng tiền công, giải quyết kịp thời các kiến nghị của người lao động và người sử dụng lao động phát sinh trong quan hệ lao động, hạn chế các tranh chấp lao động, không để xảy ra đình công trong các doanh nghiệp KCN. - Công đoàn các KCN tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh việc thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp KCN; hướng dẫn Công đoàn các doanh nghiệp đàm phán, thỏa thuận với Giám đốc các doanh nghiệp tổ chức bữa ăn giữa ca, đảm bảo chất lượng bữa ăn cho người lao động; hỗ trợ công nhân lao động trong việc đi lại, ở xa một phần kinh phí thuê nhà trọ; thực hiện tốt việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người lao động; xây dựng quỹ vì người nghèo trên tinh thần đóng góp của công nhân lao động; hỗ trợ xây dựng nhà xoá đói giảm nghèo cho công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ các chương trình của tỉnh, của Liên đoàn Lao động tỉnh.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp KCN.

dựng thang bảng lương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động...; tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch, các hoạt động văn hoá - văn nghệ - thể dục thể thao cho người lao động, làm cho người lao động có tâm huyết với công việc, gắn bó lâu dài với công ty.

- Nhà nước thực hiện các giải pháp nhằm đưa Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động, bao gồm:

 Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.

 Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ở các KCN.

Từ thực trạng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Tiền Giang hiện nay, cùng với các luận điểm khách quan khoa học về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011–2015, định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là các căn cứ để đề ra 3 nhóm giải pháp cụ thể để đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực cho các KCN đến năm 2015. Các nhóm giải pháp trên vừa là tiền đề, vừa là cơ sở để thực hiện, giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ với nhau, cùng tác động, cùng thúc đẩy để giải quyết các khó khăn, vướng mắc để mở đường cho việc phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp KCN Tỉnh Tiền Giang trong những năm tiếp theo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ các luận điểm khách quan khoa học về nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010– 2020 và định hướng phát triển công nghiệp trên

địa tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới, tác giả đề ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Đó là:

- Giải pháp quy hoạch, phát triển và quản lý nguồn nhân lực tức là việc quy hoạch, phát triển và quản lý nguồn nhân lực phải đảm bảo mối quan hệ gắn kết việc phát triển khu công nghiệp với phát triển của ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang.

- Giải pháp cung ứng nguồn nhân lực là nguồn nhân lực được đào tạo từ tất cả các trường từ hệ thống giáo dục phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học,trung tâm dạy nghề tại Tiền Giang và các tỉnh lân cận.

- Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực là cần phải phát triển và kết hợp nhiều hình thức đào tạo bao gồm: khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thực hiện việc đào tạo tại chỗ ở xí nghiệp; Cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo “đơn đặt hàng” của các doanh nghiệp; Đẩy mạnh phát triển các cơ sở đào tạo kỹ thuật, tay nghề theo mô hình doanh nghiệp, . . .

- Giải pháp sử dụng lao động là tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo doanh nghiệp ở khu công nghiệp thông qua Nhà nước, cơ sở đào tạo, các trung tâm giới thiệu việc làm với các hoạt động cụ thể bao gồm: Cung cấp thông tin về nguồn lao động cho các doanh nghiệp và nhu cầu lao động của doanh nghiệp cho các cơ sở đào tạo; Tổ chức hội chợ việc làm, ngày giao lưu sinh viên với nghề nghiệp, hội thảo về sử dụng nguồn lao động, . . .

- Giải pháp chế độ chính sách duy trì cho nguồn nhân lực là giải quyết tích cực và kịp thời những vấn đề về người lao động. Cần chăm lo các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, vấn đề cư trú và đảm bảo các quyền lợi của công nhân theo hường bảo đảm công bằng giữa lao động địa phương và lao động nhập cư. Điều chỉnh các quy định về tiền lương tối thiểu, . . .

- Giải pháp đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động thông qua việc hoạch định chiến lược phát triển các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp để từ đó xác định nhu cầu đào tạo: về số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, loại hình đào tạo. Từng giải pháp trên vừa là tiền đề, vừa là cơ sở để thực hiện những giải pháp tiếp theo. Giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ với nhau, cùng tác động, cùng thúc đẩy để

lực cho khu công nghiệp Tân Hương và các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn nhân lực trong khu công nghiệp Tân Hương (Trang 71)