- Xây dựng tiêu chuẩn đào tạo Xây dựng chỉ tiêu đào tạo
3.3.2 Nhóm giải pháp về đào tạo lao động
Để lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong KCN Tân Hương, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và UBND tỉnh Tiền Giang.
Đối với Cơ sở đào tạo
- Cần xây dựng quy trình đào tạo nghề có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Tỉnh với quy trình sau:
Hình 3. 2 Sơ đồ Quy trình đào tạo nghề cho các doanh nghiệp KCN tỉnh Tiền Giang
- Cơ sở đào tạo và doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ nhằm gắn kết trực tiếp ngay từ đầu giữa đào tạo và sử dụng lao động, đáp ứng yêu cầu lao động của doanh nghiệp; đồng thời tận dụng được thế mạnh của mỗi bên trong quá trình đào tạo, tất cả đều hướng tới tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động.
- Các trường dạy nghề phải lấy chất lượng làm trọng, đặc biệt là khả năng thực hành. Chất lượng đào tạo phải do các doanh nghiệp đánh giá, thông qua tỷ lệ số học sinh ra trường có việc làm đúng nghề. Mặc dù sức ép về số lượng,quy mô đào tạo lớn, nhưng vẫn phải tập trung chủ yếu nguồn lực vào kiện toàn củng cố các cơ sở dạy nghề hiện có, việc mở thêm các cơ sở mới phải làm từng bước, trên cơ sở xây dựng tổng thể.
- Nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo của các trường đại học, trường cao đẳng nghề; UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ cho các trường công lập và ngay cả các trường tư thục cũng được địa phương hỗ trợ kinh phí để tổ chức đào tạo.
- Đẩy mạnh hợp tác với các nước có kỹ thuật cao để đưa người lao động đi đào tạo hoặc mời những giảng viên có trình độ của nước ngoài đến Việt Nam để giảng dạy và có chính sách thu hút đối với những đối tượng này.
- Trung tâm giới thiệu việc làm cần phối hợp với các Doanh nghiệp, các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh trong việc: khảo sát nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; thời điểm sinh viên tốt nghiệp và số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm tại các trường; xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển mới và nhu cầu của doanh nghiệp; đưa sinh viên đến thực tập tại các doanh nghiệp; thông tin
về nhu cầu tuyển dụng đến các trường và tổ chức tiếp xúc giao lưu giữa các doanh nghiệp và sinh viên.
Đối với các doanh nghiệp khu công nghiệp
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện việc đào tạo tại chỗ ở xí nghiệp, tiến tới thiết lập các mối quan hệ hợp tác trong đào tạo với các trường, trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Các trường và trung tâm cử giáo viên tham gia giảng dạy tại xí nghiệp và ngược lại, các chuyên gia giỏi của các doanh nghiệp tham gia giảng dạy ở trường lớp, trên cơ sở này hai bên bổ sung cho nhau về những hạn chế của mình.
- Doanh nghiệp huy động các chuyên gia của các doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy, đặc biệt là dạy thực hành cơ bản, hướng dẫn thực tập sản xuất và tham gia hội đồng chấm thi tốt nghiệp cuối khóa cho học sinh, sinh viên.
- Tạo điều kiện về địa điểm cho học sinh, sinh viên thực hành, thực tập; tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên tham quan thực tế, kiến tập, thực tập tại cơ sở; tiếp nhận học sinh, sinh viên tốt nghiệp vào làm việc tại các nhà máy; tham gia hướng nghiệp cho học sinh phổ thông lựa chọn ngành học tại các cơ sở đào tạo.
- Cung cấp các thông tin phản hồi cho các đơn vị đào tạo để các đơn vị đào tạo kịp thời điều chỉnh các chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp thông qua việc đánh giá chất lượng lao động của người tốt nghiệp.
Đối với tỉnh Tiền Giang
- UBND tỉnh cần sớm xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho địa phương nói chung và các KCN nói riêng. Trong chiến lược cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm, các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xác định rõ trách nhiệm của Ban Quản lý các KCN, các sở ban ngành và các cơ sở đào tạo.
- Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển các KCN. UBND tỉnh cần có những chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp có tổ chức đào tạo nghề.
- Chủ trương đẩy mạnh sự gắn kết giữa khâu đào tạo và sử dụng, cần mạnh dạn tổ chức ra các cơ sở đào tạo kỹ thuật, tay nghề, nghiệp vụ... theo mô hình doanh nghiệp.
- Cần có chủ trương xã hội hoá công tác dạy nghề: Các cấp các ngành, các đoàn thể, quần chúng, trường công, trường tư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và cả quốc tế cần có điều kiện đều tham gia vào công tác này. Ở đây vẫn có sự phân giao phạm vi, trách nhiệm rõ ràng. Các trường dạy nghề chính quy do nhà nước đầu tư, quản lý và giữ vai trò chủ đạo. Địa phương cũng cần thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu và chất lượng đào tạo thông qua hệ thống tiêu chuẩn nghề, giáo trình, giáo án mẫu, với từng cấp học, gắn với các loại bằng cấp chứng chỉ.
- Ban Quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang tổ chức tốt các lớp chuyên đề, ngắn hạn để trang bị cho người lao động những kiến thức bổ trợ như: kiến thức xă hội tổng quát, giao tiếp xă hội, tác phong và nếp sống công nghiệp, quan hệ hợp tác lao động, tinh thần đồng đội,..