Những hạn chế và nguyên nhân trong việc phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong KCN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn nhân lực trong khu công nghiệp Tân Hương (Trang 53)

TỈNH TIỀN GIANG

2.4.2Những hạn chế và nguyên nhân trong việc phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong KCN

của các doanh nghiệp trong KCN

2.4.2.1. Hạn chế

Từ những phân tích, đánh giá nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp trong KCN Tân Hương tỉnh Tiền Giang, có thể thấy rằng đời sống vật chất, tinh thần người lao động tại KCN còn khó khăn; việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN gặp rất nhiều khó khăn vẫn chưa được giải quyết cụ thể là:

- Sự phát triển nhanh chóng các KCN, song song với nó là sự tăng đột biến về lao động, nhưng hạ tầng dịch vụ xã hội chưa đáp ứng yêu cầu.

- Giáo dục - đào tạo không đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng lẫn số lượng cho doanh nghiệp.

- Chưa huy động được doanh nghiệp tham gia đào tạo.

- Thông tin, phối hợp chưa hiệu quả, nhất là thông tin về thị trường lao động khiến cung cầu lao động chưa gặp nhau.

- Đào tạo nghề số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng, nhưng còn chậm; hiệu suất đào tạo chưa cao.

2.4.2.2.Nguyên nhân

Đối với cơ quan quản lý nhà nước

- Chưa huy động được doanh nghiệp tham gia đào tạo. Mặt khác việc phối hợp để tổ chức học viên thực tập tại doanh nghiệp cũng chưa chặt chẽ, chưa giúp được học viên khai thác triệt để cơ hội thực tế tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới.

- Nhà nước và các tổ chức chưa thật sự coi trọng việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực. Do đó dẫn tới tình trạng thiếu nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế.

- Tỉnh Tiền Giang đang từng bước xây dựng các chính sách thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao hoặc những ngành nghề mà hiện đang thiếu về công tác và làm việc tại tỉnh nhất là trong KCN.

Đối với các cơ sở đào tạo

- Giáo dục - đào tạo chưa theo kịp sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Thực trạng là đội ngũ nhân lực được đào tạo hiện đang rất yếu về mặt kỹ năng; thiếu hẳn sự phối hợp giữa lý luận và thực tiễn (nhà trường với doanh nghiệp, các tổ chức,...), nói cách khác là chưa thật sự gắn học với hành.

- Các cơ sở đào tạo thiếu thông tin về nhu cầu và yêu cầu trình độ kỹ thuật công nghệ đối với lao động của khu vực sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ năng lực của cơ sở đào tạo. Thông tin đại chúng chưa thường xuyên, chưa phong phú; học nghề chưa được các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm tuyên truyền vận động thường xuyên, đúng lúc.

- Do nhiều nguyên nhân, học nghề vẫn chưa vượt qua tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hội... nên số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng, nhưng hiệu suất đào tạo chưa cao. Nhiều học sinh vẫn chỉ kỳ vọng vào các bậc học cao hơn trên con đường tiến thân lập nghiệp.

Đối với KCN tỉnh Tiền Giang

- Đi đôi với sự phát triển các KCN là sự tăng đột biến về lao động. Trong khi đó, lao động làm việc trong các KCN hành trang của họ chỉ là sức trẻ, mục tiêu trước mắt là việc làm với bất cứ ngành nghề gì, mà họ chưa có định hướng rõ ràng.

- Các KCN tỉnh Tiền Giang chưa đáp ứng đủ chỗ ở cho người lao động; đời sống tinh thần còn hạn chế, không có nhiều cơ hội học tập để thăng tiến trong nghề nghiệp.

- Các doanh nghiệp trong KCN chưa quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người lao động; chưa chú trọng công tác đào tạo, bổi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động, dẫn đến nhân lực chất lượng cao trong các KCN trở nên khan hiếm; tình trạng tranh giành, lôi kéo lao động phổ thông nhất là trong các ngành may mặc, sản xuất thủy sản và lao động có trình độ tay nghề giữa các doanh nghiệp với nhau đang gây tác động tiêu cực đối với sự phát triển bền vững của các KCN trên địa bàn tỉnh nhất là KCN Tân Hương .Hiện

xe, an ninh trật tự, nhà ở công nhân....Đây là vấn đề các cấp chính quyền rất quan tâm và tìm cách tháo gở.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn nhân lực trong khu công nghiệp Tân Hương (Trang 53)