Hoạt động thông tin thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện yên hưng tỉnh quảng ninh năm 2012 (Trang 67)

Việc triển khai công tác thông tin thuốc là việc làm cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm. Trước thực tế đó, đơn vị thông tin thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Hưng được thành lập nhằm thông tin về thuốc sử dụng trong bệnh viện một cách kịp thời và chính xác từ các nguồn thông tin giúp bác sĩ lựa chọn thuốc một cách hợp lý - an toàn - hiệu quả.

Nội dung thông tin:

Bảng 3.19. Nội dung thông tin thuốc tại bệnh viện

STT Nội dung thông tin Số lần

thông tin

1 Thông báo thuốc mới: Tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, dược động học, liều dung, tác dụng không mong muốn của thuốc.

56

2 Thông tin thuốc hết ở khoa Dược, thuốc thay thế,

thay thế.

3 Thông tin các văn liên quan về Dược. 6 Thông tin lại những thuốc đang sử dụng

38 4 Các khuyến cáo về dược động học, sinh khả dụng

của các biệt dược.

5

5 Thông tin về tương tác, phản ứng có hại của thuốc.

3 6 Thông tin các thuốc bị đình chỉ lưu hành. 32

Hình thức thông tin:

Chủ yếu là thông tin và tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại tới các bác sĩ. Ngoài ra còn thông qua các buổi giao ban, qua bảng tin…Tuy nhiên, dược sĩ còn thụ động trong việc cung cấp thông tin cho bác sĩ. Nguyên nhân là do thành viên trong đơn vị thông tin còn kiêm nhiệm nhiều công việc nên hoạt động thông tin chưa hiệu quả.

Tóm lại: Tại bệnh viện công tác dược lâm sàng và đơn vị thông tin thuốc đã có những đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Công tác bình bệnh án với sự tham gia thường xuyên của dược sỹ lâm sàng đã làm tăng thêm vai trò của người dược sỹ trong công tác điều trị cũng như hiệu quả điều trị. Nội dung thông tin tư vấn cho bác sĩ cần phải phong phú, thông qua nhiều hình thức để giúp cho bác sĩ có nguồn thông tin đầy đủ từ đó chất lượng lựa chọn thuốc điều trị cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngày được nâng cao. Bên cạnh đó, đối tượng cần thông tin không chỉ là bác sĩ mà cả điều dưỡng, bệnh nhân. Cần

có những hình thức thông tin cũng như nội dung thông tin đến các đối tượng một cách phù hợp.

Trong công tác khám, chữa bệnh thì mục đích cuối cùng là hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, như vậy cả dược sỹ, bác sĩ và điều dưỡng viên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong điều trị. Việc ra đời hội đồng thuốc và điều trị nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa dược sỹ, bác sĩ và điều dưỡng viên để giúp việc lựa chọn và dùng thuốc ngày càng có hiệu quả hơn. Như vậy dược sỹ lâm sàng phải cùng làm việc với bác sĩ, có mặt ngay lúc kê đơn thuốc, góp ý với bác sĩ lựa chọn thuốc, sau khi có y lệnh, DSLS phải có mặt lúc điều dưỡng viên cho người bệnh dùng thuốc, trao đổi với người bệnh về các thuốc mà họ dùng, phát hiện các vấn đề liên quan đến thuốc. Tuy nhiên tại bệnh viện ĐK Yên Hưng thì mối quan hệ này chưa thực sự được chú trọng do thiếu nhân lực Dược sỹ ĐH còn phải làm việc tại khoa Dược.

Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Về hoạt động lựa chọn thuốc

Bệnh viện đã thực hiện tốt quy trình lựa chọn thuốc. Việc xây dựng DMTBV đã xem xét các yếu tố cơ bản, cần thiết như mô hình bệnh tật tại bệnh viện, kinh phí bệnh viện, tình hình điều trị và nhu cầu thực tế, danh mục thuốc chủ yếu do BYT ban hành…Nhưng xây dựng DMTBV năm sau căn cứ vào tất cả số liệu của của năm trước, đây chỉ là ước tính. Do đó việc xác định nhu cầu thuốc khó có thể xác định chính xác và việc thiếu một số thuốc chuyên khoa, thuốc điều trị bệnh đặc biệt xảy ra trong năm là không tránh khỏi.

Nhìn chung, số lượng hoạt chất trong danh mục thuốc tân dược của bệnh viện phù hợp với mô hình bệnh tật . Nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn , nhóm thuốc tiêu hoá, tim mạch chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với mô hình bệnh tật tại bệnh viện là các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp , bệnh đường tiêu hoá, tuần hoàn ... Nhưng hoạt chất tại DMTBV so với danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế ban hành còn thấp, qua đó đánh giá được thực chất nhu cầu điều trị của một bệnh viện tuyến huyện. Danh mục thuốc y học cổ truyền được xây dựng đủ theo phân nhóm chữa bệnh của y học cổ truyền. Đây chính là điểm mạnh của bệnh viện đa khoa huyện Yên Hưng, so với các bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh Quảng Ninh thì nhiều bệnh viện chưa chú trọng công tác KCB, cung ứng thuốc y học cổ truyền, ví dụ : Bệnh viện Đầm Hà, Hải Hà, Bình liêu, Ba chẽ, Cô Tô…

Bệnh viện chưa có phần mềm quản lý thuốc nên bệnh bác sĩ vẫn chưa chủ động trong việc cập nhật, lựa chọn thuốc thay thế khi kê đơn cho người bệnh, vì vậy khoa dược phải thông tin kịp thời bằng gặp trực tiếp hay qua điện thoại ngay cho bác sĩ.

4.2. Về hoạt động mua sắm thuốc

Kinh phí mua thuốc đảm góp phần đảm bảo nhu cầu điều trị cho bệnh nhân. Khoa Dược đã xác định đúng đắn nhu cầu thuốc, điều này được thể hiện ở lượng thuốc tồn kho qua các quý trong năm.

Tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Hưng, nhu cầu thuốc không nhiều, nguồn nhân lực hạn chế, kinh phí có hạn nên không thể tự tổ chức đấu thầu như các bệnh viện lớn ở Hà Nội và các tỉnh khác. Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh sẽ tổng hợp nhu cầu thuốc của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh và tổ chức đấu thầu 1 năm 1 lần. Căn cứ vào kết quả đấu thầu này, bệnh viện ký hợp đồng cung ứng thuốc với nhà cung ứng thuốc trúng thầu để thực hiện cung ứng thuốc cho cơ sở KCB. Hình thức này có ưu điểm giảm thiểu chi phí tổ chức đấu thầu cho bệnh viện, đồng thời do tập trung nhu cầu của cả tỉnh Quảng Ninh nên từng mặt hàng được đặt mua với số lượng lớn tạo thuận lợi để được cung cấp với giá thành chung, hợp lý. Đồng thời mua theo danh mục chung nên việc lựa chọn các mặt hàng đa dạng. Tuy vậy mua theo hình thức đấu thầu tập trung vẫn có những bất cập: có những thuốc nhập ngoại bệnh viện sử dụng ít, lại trúng qúa nhiều biệt dược trong một gói thầu do các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện hạng II tổng hợp lên. Ngược lại thuốc sản xuất trong nước rẻ tiền mà bệnh viện tuyến huyện sử dụng nhiều lại không trúng thầu, đó chính là một khó khăn trong việc mua sắm thuốc để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Để khắc phục tình trạng này, sau khi nhận được kết quả thầu Hội đồng thuốc và điều trị phải họp và trình giám đốc phê duyệt mua theo hình thức chào hàng theo đúng quy định.

Thuốc sử dụng chủ yếu là thuốc sản xuất trong nước: kháng sinh đường uống , giảm đau hạ sốt, dịch truyền, thuốc y học cổ truyền , việc sử dụng thuốc nội đã góp phần giảm chi phí cho người bệnh, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương.

Bệnh viện đã chú trọng đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh bằng phương pháp kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền: thông qua danh mục thuốc y học cổ truyền và kinh phí sử dụng thuốc đứng thứ 2 so với tổng kinh phí mua thuốc trong năm .

Do việc thanh quyết toán với BHYT chưa kịp thời nên việc thanh toán cho các đơn vị cung ứng còn chưa theo đúng cam kết trong hợp đồng điều này đã gây khó khăn về vốn cho các nhà cung ứng.

4.3. Về hoạt động bảo quản, tồn trữ, cấp phát thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống kho thuốc được xây dựng hợp lý, gồm kho chính và 2 kho lẻ: kho lẻ cấp phát thuốc nội trú, kho lẻ cấp phát thuốc ngoại trú cho bệnh nhân có thẻ BHYT nằm ngay tại phòng khám tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khi lĩnh thuốc .

Công tác xuất, nhập thực hiện theo đúng quy định. Thuốc được mua về nhập vào kho chính, từ kho chính thuốc được xuất sang các khoa lẻ. Thuốc trong kho được sắp sếp theo đúng nguyên tắc. Hệ thống kho có đầy đủ các trang thiết bị bảo quản, có đầy đủ bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, hạn sử dụng của thuốc.

Việc tồn trữ thuốc tại kho dược hợp lý giúp cho việc cung ứng kịp thời, không để người bệnh thiếu thuốc và đảm bảo dự phòng khi dịch bệnh xảy ra. Thuốc được đáo hạn liên tục nên không để xảy ra tồn đọng hết hạn. Hội đồng kiểm kê hàng tháng nên không có hiện tượng xảy ra mất mát, thất thoát.

Hệ thống sổ sách, thẻ kho theo dõi quản lý kho được ghi chép đầy đủ và được báo cáo hàng tháng. Nhưng chỉ là hệ thống thô sơ, tại khoa dược chưa có phần mềm quản lý thuốc nên khi cần kiểm tra số liệu xuất, cấp phát ngay hiện tại thì không thể thực hiện được, phải tổng hợp trên sổ sách, nên việc quản lư trong xuất nhập, sử dụng chưa được chặt chẽ. Để khắc

phục tình trạng này khoa dược cần phải tổng hợp vào thẻ xuất nhập ngay trong ngày, và đối chiếu với phòng Tài chính- kế toán ngay sáng hôm sau.

Bệnh viện đã xây dựng và thực hiện cấp phát thuốc theo quy trình. Thực hiện theo chỉ thị 05 của Bộ y tế, khoa dược đã thực hiện tốt công tác đưa thuốc tới tận các khoa lâm khoa lâm sàng, còn việc đưa thuốc tới tận tay người bệnh do điều dưỡng thực hiện.

Công tác cấp phát thuốc:

Đối với điều trị nội trú: khi phát thuốc thủ kho thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu. Y tá khi phát thuốc cho bệnh nhân thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, thực hiện cấp phát thuốc theo đúng quy chế tránh được sai sót, nhầm lẫn trong việc cấp phát thuốc.

Cấp phát thuốc ngoại trú: do số lượng người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đến khám và được cấp thuốc đông, kho này chỉ có một dược sĩ khoa dược cấp thuốc nên không tránh khỏi có lúc sai sót trong số lượng thuốc giao cho người bệnh,và cũng chưa hướng dẫn cho người bệnh cách sử dụng thuốc khi người bệnh yêu cầu. Như vậy là việc tổ chức nhân sự làm việc của khoa dược chưa hợp lý trong khâu này, khoa dược cần phải bổ sung , tổ chức nhân lực làm việc phù hợp với công việc.

4.4. Về hoạt động giám sát sử dụng thuốc

Hoạt động giám sát sử dụng thuốc là một trong những yếu tố góp phần đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Các công việc chính là giám sát thực hiện danh mục thuốc, quản lý thuốc theo các quy chế chuyên môn, tham gia bình bệnh án, kiểm tra đơn thuốc ngoại trú và hồ sơ bệnh án nội trú, thông tin thuốc đặc biệt là tư vấn cho bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân cụ thể. Bệnh viện đã thực hiện kê đơn, sử dụng thuốc theo đúng danh mục thuốc đã xây dựng. Việc giám sát danh mục thuốc từng năm tại bệnh viện huyện Yên Hưng giúp cho việc lựa chọn thuốc phù hợp, sát với nhu cầu điều trị thực tế. Thu thập số liệu sử dụng

thuốc, hiệu quả điều trị, ý kiến đóng góp từ các khoa lâm sàng đã tạo thuận lợi cho việc xây dựng DMTBV hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý.

Do nhân lực thiếu nên các thành viên trong tổ dược lâm sàng và đơn vị thông tin thuốc đều kiêm nhiệm. Vai trò tư vấn cho bác sĩ trong dùng thuốc của người dược sỹ lâm sàng chưa thể hiện được nhiều. Hầu hết công tác dược lâm sàng mới chỉ tập trung vào tham gia bình bệnh án, kiểm tra trên hồ sơ, bệnh án kiểm tra phiếu lĩnh, đơn thuốc ngoại trú. Trong các buổi tham gia bình bệnh án, người dược sỹ lâm sàng đã tư vấn được việc lựa chọn thuốc trên bệnh nhân có bệnh án cần bình đã hợp lý hay không. Tuy nhiên các hoạt động kiểm tra bệnh án khoa lâm sàng cũng như thông tin thuốc không được thực hiện thường xuyên và còn mang tính hình thức không. Người dược sỹ lâm sàng phải cùng làm việc với bác sĩ, có mặt ngay lúc kê đơn thuốc, góp ý với bác sĩ lựa chọn thuốc, sau khi có y lệnh, DSLS phải có mặt lúc điều dưỡng viên cho người bệnh dùng thuốc, trao đổi với người bệnh về các thuốc mà họ dùng, phát hiện các vấn đề liên quan đến thuốc. Tuy nhiên tại bệnh viện ĐK Yên Hưng thì mối quan hệ này chưa thực sự được chú trọng.

Hoạt động thông tin thuốc mặc dù có thực hiện theo yêu cầu của BYT nhưng hoạt động chưa hiệu quả .

Hoạt động theo dõi ADR tại bệnh viện thực hiện tốt. Các báo cáo được gửi từ các khoa lâm sàng lên khoa Dược, sau đó được khoa Dược tổng hợp và gửi lên trung tâm ADR Quốc gia.

Nguyên nhân hạn chế trên là do kinh nghiệm lâm sàng của dược sỹ còn thiếu nên chưa thể trở thành người tư vấn thuốc “thực sự” cho bác sĩ. Ngoài ra, tình trạng thiếu nhân lực dược tại bệnh viện cũng là vấn đề cần bàn. Tỷ lệ dược sỹ/bác sĩ còn thấp khiến cho dược sĩ lâm sàng thường kiêm nhiệm nhiều công việc và khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin thuốc. Hơn nữa, việc đầu tư trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động thông

tin thuốc, theo dõi ADR còn chưa được chú trọng cũng là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động thông tin thuốc chưa thực sự có hiệu quả.

Một nguyên nhân khác là do thiếu sự phối hợp giữa y dược: Lâu nay trong khoa lâm sàng chỉ có bác sĩ quyết định chọn lựa, theo dõi dùng thuốc. Từ đó phát sinh nhiều sai sót về dùng thuốc, trong đó có sai sót do hạn chế về chuyên môn, nhưng cũng không ít sai sót xuất phát từ mục đích kinh tế chưa lành mạnh.

Tóm lại, hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Hưng năm 2012 đã góp phần thể hiện thực trạng cung ứng thuốc tại các bệnh viện tuyến huyện hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN

Qua khảo sát một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn năm 2012 chúng tôi có một số kết luận sau:

1.1. Về hoạt động lựa chọn thuốc

Danh mục thuốc bệnh viện đều có các nhóm nằm trong danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế sử dụng cho bệnh viện hạng III, có cơ cấu tương đối phù hợp, đáp ứng với mô hình bệnh tật:

- Danh mục thuốc tân dược tổng 219 hoạt chất/ 900 hoạt chất, gồm 26 nhóm/27 nhóm xếp theo tác dụng dược lý. Trong đó các nhóm chiếm tỷ lệ cao là: thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là 39 hoạt chất, nhóm thuốc tiêu hoá 28 hoạt chất, nhóm tim mạch 23 hoạt chất…

- Danh mục thuốc y học cổ truyền: xây dựng 92/300 vị thuốc và chế phẩm y học cổ truyền gồm 29/ 127 chế phẩm theo danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu .

1.2. Về hoạt động mua sắm thuốc

- Bệnh viện mua thuốc theo hình thức đấu thầu tập trung góp phần giảm chi phí cho bệnh viện. Các công ty giao thuốc tại kho chính của khoa Dược Bệnh Viện. Tất cả các thuốc nhập vào bệnh viện đều phải được kiểm nhập và kiểm soát chất lượng.

- Nguồn mua thuốc năm 2012 tại 10 công ty, chủ yếu là các công ty trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Kinh phí mua thuốc nhiều nhất tại công ty cổ phần dược VTYT Quảng Ninh chiếm 66,5% tổng kinh phí mua thuốc

- Bệnh viện thanh toán cho công ty bằng hình thức chuyển khoản, trung bình khoảng 3 tháng sẽ thanh toán.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện yên hưng tỉnh quảng ninh năm 2012 (Trang 67)