Qui trình cấp phát thuốc tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện yên hưng tỉnh quảng ninh năm 2012 (Trang 60)

Sau khi thuốc mua về được nhập vào kho chính khoa dược và phòng Tài chính- kế toán thống nhất với các số liệu: Tên thuốc, hàm lượng, đơn vị,

số lượng, đơn giá, nơi sản xuất, hạn dùng sổ theo dõi. Bước tiếp theo là cấp phát

Mạng lưới cấp phát trong bệnh viện như sau:

`

Hình 3.17. Sơ đồ cấp phát của khoa Dược

Cấp phát thuốc tại bệnh viên thực hiện theo đúng quy trình: thuốc nhập vào kho chính, từ kho chính cấp cho các kho lẻ. Nhưng bên cạnh đó việc cấp thuốc cho phòng khám đa khoa khu vực còn có 1 số tồn tại: thuốc vận chuyển đi xa nên việc theo dõi bảo quản chưa chặt chẽ, đồng thời cơ số thuốc lưu giữ tại phòng khám, khoa dược không kiểm tra được thường xuyên về quản lý cũng chất lượng của thuốc.

KHO CHÍNH KHO NGOẠI TRÚ KHO NỘI TRÚ (BHYT) BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ BHYT KHOA LÂM SÀNG BỆNH NHÂN NỘI TRÚ THUỐC (NHẬP TỪ CÔNG TY CUNG ỨNG) PHÒNG KHÁM ĐK KHU VỰC BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ BHYT

Cấp phát thuốc nội trú theo quy trình sau:

Hình 3.18. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú

Thuốc điều trị của được y tá tổng hợp theo y lệnh bác sỹ, chuyển khoa Dược duyệt và cấp phát vào 1hchiều hàng ngày tại kho lẻ( đối với thuốc cho người bệnh sử dụng ngày hôm sau). Bệnh nhân bổ sung vào trong ngày, y tá tổng hợp và lĩnh thuốc bổ sung , bệnh nhân vào ngoài giờ hành chính buổi chiều sẽ duyệt và phát vào sáng hôm sau. Thứ 7 và chủ nhật phát vào chiều thứ 6. Riêng bệnh nhân vào thứ 7, khoa dược phát bổ sung vào sáng chủ nhật.

BS khám, chỉ định dùng thuôc tại hồ sơ bệnh án

Y tá tổng hợp y lệnh và đánh phiếu lĩnh thuốc

Khoa Dược duyệt thuốc,thuốc gây nghiện

Ban GĐ ký duyệt

Y tá nhận thuốc,thựchiện phát thuốc theo y lệnh

Thủ kho phát thuốc cho DS đảm nhiệm đưa thuốc

Thuốc thừa, vỏ thuốc gây nghiện

hướng thần,

Thực hiện Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ra ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện: khoa Dược đã tổ chức cấp phát thuốc tới tận các khoa lâm sàng [8].

Khi nhận thuốc tại khoa lâm sàng, điều dưỡng phải kiểm tra chất lượng, hàm lượng, số lượng, đối chiếu với phiếu lĩnh thuốc và ký xác nhận đủ vào phiếu lĩnh.

Quy trình cấp phát thuốc điều trị ngoại trú

Tại phòng khám, sau khi khám bệnh, bệnh nhân được bác sĩ kê đơn. Bệnh nhân có thẻ BHYT sẽ đến phòng giám định BHYT, sau đó đến phòng Tài chính- kế toán làm thủ tục nộp viện phí ( áp dụng đối với đối tượng cùng chi trả),bệnh nhân cầm đơn đến kho cấp phát thuốc BHYT để lĩnh thuốc theo đơn. Bệnh nhân nhân dân thì mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện. Do nhân lực khoa dược ít, lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên kho cấp phát BHYT chỉ có một nhân lực. Trong khi đó bệnh nhân đến KCB, được cấp thuốc lại rất đông nên đã không tránh khỏi việc phát thuốc thiếu hoặc thừa cho người bệnh. Một số người bệnh muốn tư vấn cách sử dụng thuốc từ dược sỹ cấp thuốc, nhưng dược sỹ cấp thuốc cũng không có thời gian để tư vấn hết.

Tóm lại.

Công tác tồn trữ bảo quản thuốc được chú trọng, hệ thống kho được trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo quản, không để thuốc quá hạn. Bệnh viện đã xây dựng được cơ số tồn kho hợp lý đảm bảo cung ứng kịp thời cho điều trị và khi có thiên tai, bão lũ. Bệnh viện đã xây dựng quy trình cấp phát và thực hiện đúng theo quy trình, cấp phát thuốc kịp thời không để người bệnh thiếu thuốc. Khoa dược đã thực hiện tốt công tác đưa thuốc tới các khoa lâm sàng đảm bảo chất lượng về thuốc cho người bệnh, nhưng còn chưa thực hiện hết quy trình vì chưa phát đến được tận tay người bệnh.

Bệnh viện chưa có mạng LAN, nên việc quản lý nhập, xuất, tồn chỉ là theo dõi tạo khoa sau đó đối chiếu báo cáo qua giấy tờ, sổ sách vì vậy chưa thông tin trực tiếp ngay khi cần cho các bộ phận có liên quan và Ban giám đốc.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện yên hưng tỉnh quảng ninh năm 2012 (Trang 60)