Việc giám sát sử dụng thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác cung ứng thuốc. Tại bệnh viện đây là nhiệm vụ của Hội đồng thuốc & điều trị, của dược sỹ lâm sàng(tại khoa dược) và đơn vị thông tin thuốc dưới sự chỉ đạo của HĐT-ĐT.
Như vậy vai trò người dược sỹ lâm sàng đã bước đầu được khẳng định qua công tác kiểm tra đơn thuốc, bình bệnh án. Vai trò của người dược sỹ lâm sàng trong các buổi bình bệnh án còn chưa hiệu quả, khi mà người dược sĩ lâm sàng còn thiếu kinh nghiệm, chưa « theo sát giường bệnh » thì không đủ kiến thức lâm sàng để tư vấn thực sự cho bác sĩ trong các ca bệnh khó.
Tại BVĐK huyện Yên Hưng hoạt động của công tác dược lâm sàng được thể hiện thông qua :
+/ Bình bệnh án : Bình bệnh án là một hoạt động đánh giá việc thực hiện quy chế hồ sơ bệnh án, Chẩn đoán kê đơn, sử dụng thuốc. Tại các khoa lâm sàng sẽ tiến hành bình bệnh án 1 tháng 1 lần. Thành phần tham gia gồm: Lãnh đạo khoa, các bác sĩ trong khoa, bác sĩ điều trị, cán bộ
phòng KHTH, trưởng khoa dược phụ trách dược lâm sàng. Dược sỹ lâm sàng sẽ xem xét các vấn đề trong bệnh án có liên quan đến thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc. Dược sỹ tập trung nhận xét cách ghi tên thuốc, liều dùng, thời gian dùng, quy chế kê đơn ... sử dụng thuốc: phối hợp thuốc có xảy ra tương tác hay không, bất lợi hay có lợi .Thông qua bình bệnh án giúp cho trình độ chuyên môn nói chung, cũng như việc kê đơn , chỉ định dùng thuốc của bác sĩ được nâng cao.
+/ Giám sát sử dụng thuốc tại các khoa phòng :
Dược sỹ lâm sàng kiểm tra thực tế việc kê đơn sử dụng thuốc tại hồ sơ bệnh án : xem việc kê đơn sử dụng thuốc đã phù hợp với chẩn đoán chưa. Chỉ định đúng liều, đúng tuổi, đúng đối tượng hay lạm dụng thuốc ...
Đối chiếu số lượng thuốc chỉ định tại Hồ sơ bệnh án và sổ thực hiện y lệnh. Thường thì giám sát 1 tuần 1 lần, và đột xuất khi cần thiết
+/ Kiểm tra tủ trực tại các khoa lâm sàng: Việc kiểm tra được diễn ra hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất kiểm tra khi có yêu cầu của BV. Các nội dung kiểm tra như: Số lượng và danh mục thuốc, cách sắp xếp thuốc, hạn dùng, bảo quản thuốc gây nghiện, hướng thần theo đúng quy chế...
Hướng dẫn điều dưỡng các khoa ghi chép theo dõi hạn dùng và đảo hạn những thuốc sắp hết hạn.
Bảng 3.16. Nội dung giám sát sử dụng thuốc
Nội dung Yêu cầu
Bệnh án
- Ghi đầy đủ các mục
- Thuốc kê phải nằm trong DMTBV và phù hợp chẩn đoán,
- Tên thuốc phải viết rõ ràng , ghi đúng danh pháp, nồng độ, hàm lượng.
- Chỉ định rõ liều dùng, đường dùng, giờ dùng thuốc. - Các thuốc đặc biệt phải đánh số, theo dõi ngày dùng
Kê đơn ngoại trú - Đúng quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
- Đơn phải đảm bảo hiệu quả, an toàn, hợp lý
Tủ thuốc - Đúng chế độ, quản lý, bảo quản
- Có sổ theo dõi hạn sử dụng của thuốc
- Đủ số lượng theo danh mục đã được phê duyệt tại tủ trực
Bảng 3.17. Kết quả giám sát kê đơn thuốc
Bệnh án Kê đơn ngoại trú Tủ thuốc
Đạt Không đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt
1551 45 13342 80 11 0
Dược sỹ lâm sàng cùng với Hội đồng thuốc và điều trị đi kiểm tra giám sát sử dụng thuốc tại các khoa phòng, bình quân 1 tháng 2 lần, tại phòng khám kiểm tra đơn ngoại trú 1 tuần 2 lần ( có lưu giữ biên bản tại khoa dược). Tổng số đã kiểm tra 1551 hồ sơ bệnh án tại các khoa phòng/ năm và 13342 đơn thuốc. Trong đó có 45 hồ sơ bệnh án không đạt là do tên thuốc chưa viết rõ ràng, chưa đúng danh pháp,chỉ định dùng thuốc cùng một giờ đối với thuốc cùng hoạt chất, nhưng đường dùng khác nhau, cụ thể chỉ định dùng Paracetamol đặt và Paracetamol đường uống. 80 đơn ngoại trú không đạt chủ yếu là đơn kê cho người bệnh không có thẻ BHYT, sai lỗi do tên thuốc kê theo tên biệt dược không theo tên gốc
Bảng 3.18. Báo cáo ADR của bệnh viện năm 2012
Năm 2012
Số lần báo cáo ADR 09
Số lượng báo cáo ADR năm 2012 chủ yếu là các trường hợp bị dị ứng với kháng sinh. Khi xảy ra dị ứng thuốc, khoa lâm sàng báo cho khoa Dược, trưởng khoa Dược cùng bác sĩ điều trị có mặt tại khoa lâm sàng để xem xét, theo dõi diễn biễn, tìm ra nguyên nhân và làm báo cáo ADR.
Do thiếu nhân lực dược nên tại BV trưởng khoa Dược kiêm nhiệm luôn vai trò của dược sỹ lâm sàng, cũng tham gia bình bệnh án, đi buồng bệnh, báo cáo ADR.