CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM HỒNG NGUYÊN
2.1.4- Tổ chức quy trình sản xuất sản phẩm
Thuốc là loại sản phẩm đặc biệt sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của con người, quy trình công nghệ đòi hỏi hết sức khắt khe và nghiêm ngặt cả trong đảm bảo quy trình chế biến cũng như quá trình bảo quản sử dụng. Là sản phẩm nhỏ bé, đa dạng về chủng loại có thể tính đến mg hoặc ml nhưng có giá trị lớn vì vậy để thực hiện nhiệm vụ sản xuất phù hợp với công
nghệ sản xuất sản phẩm Công ty tổ chức 2 phân xưởng sản xuất chính và một số bộ phận khác:
- Phân xưởng 1: Chuyên sản xuất các loại thuốc ống, chai như : Các mặt hàng siro ho trẻ em, cao ích mẫu, oxi già....
- Phân xưởng 2: Chuyên sản xuất các loại thuốc viên như:Vitamin C cốm can xi, viên ép vỉ, viên bao...
Vì vậy, ta có thể tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty thành 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Là giai đoạn phân loại nguyên vật liệu, vật liệu, bao bì, tá dược, xử lý xay dây, cân đo đong đếm đảm bảo các tiêu chuẩn lao động trước khi đưa vào sản xuất.
- Giai đoạn sản xuất: Là giai đoạn sau khi đã chuẩn bị phải chia nguyên vật liệu, bao bì, tá dược... theo từng lô, từng mẻ sản xuất được theo dõi theo hồ sơ lô và được đưa vào sản xuất thông qua các thông đoạn sản xuất.
- Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm: Sau khi thuốc được sản xuất phải có dấu xác nhận của phòng kiểm nghiệm (KCS) mới được nhập kho.
Sơ đồ 2.2 : Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên non Betalactam và sản xuất thuốc viên Betalactam .
2.1.5.- Tổ chức công tác kế toán tại Công ty * Chính sách kế toán chủ yếu
· Chế độ kế toán đang sử dụng
Đơn vị áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư quyết định sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hình thức kế toán:
Công ty hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
- Các sổ kế toán chi tiết về hàng hoá, thành phẩm, công nợ... - Các sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
· Niên độ kế toán
Năm tài chính từ ngày 1/l đến ngày 31/12 hàng năm.
· Đơn vị tiền tệ: Kế toán sử dụng đồng Việt Nam
Kiểm tra Trình bày
Nguyên liệu Bao bì Pha chế Tẩy rửa Dập viên Hấp sấy Đóng chai Nhập kho
· Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: Theo giá thực tế bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp KKTX
· Phương pháp khấu hao TSCĐ
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo thời điểm Nhà nước quy định + Phương pháp khấu hao: Hiện nay, Công ty đang thực hiện trích khấu hao theo
Thông tư số 203/2009 TT- BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính và áp dụng phương pháp khấu hao bình quân.
· Tỷ giá
Công ty phát sinh nghiệp vụ ngoại tệ nên ghi sổ lập Báo cáo tài chínhtheo đơn vị tiền tệ thống nhất đó là đồng Ngân hàng Việt Nam. Còn các nghiệp vụ ngoại tệ thì được quy đổi theo tỷ giá thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh kinh, lãi lỗ chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính đồng thời
Công ty theo dõi sự biến động của nguyên tệ trên TK 007.
· Doanh thu
Doanh thu chủ yếu của Công ty là nguồn thu chủ yếu trong thu nhập hoạt động kinh doanh và cung cấp thuốc, dụng cụ thiết bị y tế cho khách hàng sau khi đã trừ thuế và các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo. Sản phẩm được coi là kết thúc quá trình tiêu thụ khi Công ty chuyển giao hàng hoá cho khách hàng và được khách hàng mua, trả tiền.
* Áp dụng chế độ kế toán.
· Chế độ chứng từ
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, phiếu xuất kho nguyên vật liệu...
Phiếu xuất kho kiêm hoá đơn của người bán hàng, biên bản kiểm nhận hàng hoá, phiếu nhập kho, phiếu chi tiền hoặcgiấy báo Nợ ngân hàng biên bản bù trừ nợ, biên bản thanh toán tiền tạm ứng....
· Hệ thống tài khoản:
Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà sử dụng chế độ tài khoản theo quy định của Bộ tài chính. Công ty mở đầy đủ các TK cấp 1, cấp 2, ngoài ra còn mở một số tài khoản cấp 3:
Tk sử dụng: TK 111, 112, 131, 141, 152, 153, 156,... TK 211, 213...TK334, 336...
TK621, 621, 627, 632, 642… TK 421, 711, 811, 911...
· Sổ kế toán:
Sơ đồ: 2.3 Hạch toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”
Báo cáo tài chính
· Báo cáo tài chính
Khi kết thúc một kỳ kinh doanh (quý, năm) Công ty lập báo cáo theo quy định của Nhà nước gồm:
Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Các sổ thẻ chi tiết Chứng từ ghi sổ
- Bảng cân đối kế toán (Lập theo quý, năm) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Hàng năm) - Bảng thuyết minh BCTC (Hàng năm) - Báo cáo thuế GTGT (Lập hàng tháng)
Các báo cáo này bắt buộc Công ty nộp cho chi cục thuế, cục thống kê, cơ quan tài chính cấp trên.
Ngoài ra Công ty còn lập thêm một số báo cáo kế toán bổ sung như: - Báo cáo doanh thu
- Báo cáo về các quý Công ty - Báo cáo về chi phí
- Báo cáo về bảo toàn phát triển vốn