d- Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang
1.2.2- Tính giá thành sản phẩm
1.2.2.1- Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là những sản phẩm công việc do doanh nghiệp sản xuất ra cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán và trong quản lý, là căn cứ để kế toán mở các tài khoản và các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và tập hợp số liệu theo đúng đối tượng.
Cụ thể như trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn hoặc không thể phân chia quá trình sản xuất thành các giai đoạn công nghệ thì đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp này là các sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất.
Ngược lại, trong các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất có thể phân chia thàn các giai đoạn công nghệ tại các phân xưởng thì đối tượng tập hợp ở đây là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc cụm chi tiết sản phẩm. Giá thành sản phẩm cuối cùng được tập hợp trên cơ sở giá thành của các bộ phận cấu thành nên chúng. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng theo từng đơn.
Cùng với việc xác định tính giá thành ta cần xác định được kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành nhằm giúp cho công việc tính giá thành được khoa học, hợp lý và đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành sản phẩm, lao vụ một cách kịp thời, chính xác đồng thời phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Để xác định được kỳ tính giá thành kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản phẩm để quy định kỳ tính cho phù hợp với đối tượng tính giá thành sản phẩm.
1.2.2.2- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là xác định các chi phí liên quan đến việc sản xuất một khối lượng sản phẩm hoặc thực hiện một công việc dịch vụ. Việc xác định giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ cũng như giá thành đơn vị của chúng trong thực tế được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất của mình các doanh nghiệp thường áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành sau:
a- Phương pháp tính giá thành trực tiếp hoặc giản đơn
Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ với số lượng lớn nhưng ít chủng loại, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành. Các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác,...thường sử dụng phương pháp này. Theo đó, giá thành sản phẩm được xác định theo công thưc sau:
Tổng giá CPSX kì trước CPSX CPSX Các khoản thành = chuyển + chi ra _ chuyển sang _ giảm chi phí sản phẩm sang trong kỳ kỳ sau
Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm
Sản phẩm =
Số lượng sản phẩm hoàn thành
b- Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc một loại sản phẩm với nhiều phẩm cấp khác nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất. Trên dây truyền sản xuất này các chi phí sản xuất không thể tập hợp riêng được theo từng đối tượng tính giá thành. Các doanh nghiệp sành sứ, thuỷ tinh, sản xuất dày dép, may mặc...thường áp dụng phương pháp tính giá thành này.
Trình tự hạch toán theo phương pháp hệ số như sau:
Bước 1: Xác định tổng giá thành của cả nhóm sản phẩm bằng phương pháp giản đơn.
Bước 2: Quy đổi số lượng sản phẩm từng loại trong nhóm thành sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy định:
Số lượng Số lượng sản phẩm Hệ số quy định cho sản phẩm = mỗi thứ sản phẩm * từng thứ sản phẩm quy chuẩn trong nhóm trong nhóm
Bước 3: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn Giá thành đơn vị Tổng giá thành của cả nhóm Sản phẩm tiêu chuẩn =
Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn
Bước 4: Xác định giá thành đơn vị thực tế từng thứ sản phẩm trong nhóm: Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi
từng thứ = sản phẩm * của từng thứ sản phẩm tiêu chuẩn sản phẩm
c- Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ
Đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách phẩm chất khác nhau như may mặc hoặc dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo...người ta còn căn cứ vào tỉ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí định mức (kế hoạch) để tính ra giá thành đơn vị từng loại sản phẩm.
Công thức tính như sau:
Giá thành thực tế Giá thành định mức Tỷ lệ đơn vị sản xuất = đơn vị sản phẩm * chi phí từng loại từng loại
Tổng chi phí từng loại sản phẩm
Tỉ lệ chi phí = * 100 Tổng giá kế hoạch từng loại sản phẩm
d- Phương pháp tính giá thành phân bước hay còn gọi là phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ trải qua nhiều bước chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau và cuối cùng
mới tạo ra được sản phẩm. Để tính được giá thành của thành phẩm trước hết kế toán phải tính được giá thành của bán thành phẩm bước 1 sau đó kết chuyển sang bước 2 tuần tự theo và cứ như vậy kế toán tính được thành phẩm của bước cuối cùng.
-Trường hợp tính giá thành phân bước theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm (BTP).
Phương án này áp dụng với những doanh nghiệp mà trình độ hạch toán kinh tế nội bộ tương đối cao và doanh nghiệp có bán nửa thành phẩm ra ngoài.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bước chế biến của quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm từng bước và thành phẩm của bán công nghệ.
- Trường hợp tính giá thành phân bước theo phương án không tính giá thành bán thành phẩm.
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp mà trình độ hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc doanh nghiệp khong bán nửa thành phẩm ra ngoài. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bước chế biến của quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm từng bước và
thành phẩm của bán công nghệ. Trình tự luân chuyển phương án này thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.13: Luân chuyển theo phương án có tính giá thành BTP
+ - =
+ - =
Trường hợp tính giá thành phân bước theo phương án không tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp mà trình độ hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc doanh nghiệp khong bán nửa thành phẩm ra ngoài. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bước chế biến của quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế biến cuối cùng. Để xác định được giá thành cho thành phẩm kế toán xác định chi phí từng bước trong thành phẩm sau đó bằng phương pháp tổng cộng chi phí các bước trong thành phẩm ta được tổng giá thành của thành phẩm. Trình độ luân chuyển chi phí của phương án này như sau:
Nguyên vật liệu chính bước 1 Chi phí chế biến bước 1 Giá trị sản phẩm dở dang bước 1 Giá thành bán thành phẩm bước 1 Tổng giá thành bán thành phẩm bước n-1 Giá thành bán thành phẩm bước 2 Giá thành bán thành phẩm bước 1 Chi phí chế biến bước n Giá thành bán thành phẩm bước 1 Chi phí chế biến bước 1 Giá trị sản xuất dở dang bước 2 Tổng giá thành phẩm Giá trị sản phẩm dở dang bước n
thành sản phẩm bán thành phẩm
+
+
+
+
Chi phí VLC Chi phí VLC + Chi phí VLC phát sinh * Số lượng bước 1 dở dang đầu kỳ bước 1 trong kỳ bước 1 thành phẩm trong thành =
phẩm Số lượng sản phẩm + Số lượng sản phẩm dở hoàn thành bước 1 dang cuối kỳ bước 1
Chi phí chế biến + Chi phí chế biến Số lượng Chi phí vật liệu chính bước 1 Chi phí NVL chính bước 1 trong thành phẩm Xác định chi phí bước n trong thành phẩm Chi phí chế biến bước n Tổng giá thành của thành phẩm Chi phí chế biến bước 1 Chi phí chế biến bước 2 Xác định chi phí bước 1 trong thành phẩm Xác định chi phí bước 2 trong thành phẩm
Chi phí chế dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ X thành phẩm biến trong bước 1 kỳ bước n
thành phẩm =
Số lượng sản phẩm Số lượng hoàn thành hoàn thành + hoàn thành tương bước n đương bước n
Chi phí VLC Chi phí chế biến Chi phí chế Giá thành = bước n trong + bước 2 trong +…+ biến n trong thành phẩm thành phẩm thành phẩm thành phẩm