Các giải pháp chính

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong bình liêu tại xã đồng tâm huyện bình liêu tỉnh quảng ninh (Trang 73)

Các giải pháp liên hoàn để quản lý và kiểm soát chặt chẽ tất cả các nhân tố trong ngành hàng từ "ruộng trồng đến bàn ăn" nhằm khắc phục các mối nguy cũng như giảm tối đa các rủi ro trong quá trình sản xuất nguyên liệu và chế biến tiêu thụ miến dong, đặc biệt là hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như phát triển bền vững ngành hàng miến dong. Để nâng cao khả năng sản xuất và tiếp cận thị trường của các hộ nông dân trồng và chế biến củ dong riềng tại các vùng nghiên cứu, nhằm mục đích nâng cao thu nhập và tăng tính sản xuất hàng hoá cho các hộ trồng và chế biến củ dong riềng, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

4.4.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực sản xuất * Nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong sản xuất hàng hoá, chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định. Bởi vì, một loạt hàng hoá nào đó có chất lượng đảm bảo thì sẽ được ưa chuộng hơn và sẽ có ưu thế cạnh tranh vì tạo được lòng tin từ khách hàng. Qua điều tra thực tế tôi thấy chất lượng bột dong còn thấp, đặc biệt là ở nhóm hộ chế biến quy mô nhỏ, máy móc và công nghệ thô sơ. Vì vậy, qua điều tra thực tế chúng tôi thấy có hộ chế biến miến dong và cả công ty sử dụng ít bột của địa phương vì chất lượng bột của địa phương không đảm bảo. Do đó chúng ta cần phải có các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, từ đó mới nâng cao được khả năng cạnh tranh. Các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm là:

- Khuyến khích và có các chính sách hỗ trợ để các hộ chế biến đầu tư được máy móc hiện đại.

- Cần có sự quy hoạch vùng sản xuất và chế biến củ, bột, miến dong cụ thể để khuyến khích sản xuất hàng hóa phát triển, tăng thêm mối liên hệ giữa các hộ sản xuất và chế biến để nâng cao giá thành sản phẩm.

* Cải thiện công nghệ thu hoạch và chế biến

Trong sản xuất nông nghiệp, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch là một vấn đề vô cùng quan trọng, bởi vì sản phẩm nông nghiệp có những đặc thù riêng biệt của nó, đó là sản phẩm tươi sống, dễ bị hư hỏng, thời gian thu hoạch ngắn... Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa nếu chúng ta làm tốt công tác bảo quản sản phẩm và chế biến sau thu hoạch thì chúng ta sẽ hạn chế được tỷ lệ sản phẩm hao hụt, duy trì được số lượng hàng bán, từ đó chúng ta sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất.

Sản phẩm từ cây dong riềng cho thu hoạch củ và sản phẩm bán có tính thời vụ nhất định nên công tác bảo quản và lưu trữ cần được cải tiến để thời gian lưu trữ và thời gian sản xuất không bị chênh lệch nhau quá. Mùa thì người chế biến không có việc làm mùa thì làm từ ngày đến hết đêm cũng không đủ sản phẩm bán. Đồng thời tuyên truyền, vận động để các hộ chế biến đã quen với việc sản xuất nhờ vào thiên nhiên nay có thể chế biến và bảo quản sản phẩm bằng nguồn năng lượng nhân tạo như lò sấy bột, sấy miến...

* Giải pháp tín dụng cho người sản xuất

Vay vốn sản xuất là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ một quá trình sản xuất nào, bởi vì chỉ có vốn sản xuất thì chúng ta mới có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị... Đối với sản xuất củ dong riềng mặc dù lượng vốn không cần quá lớn nhưng vốn sản xuất vẫn là một yếu tố đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là đối với các hộ có quy mô chế biến lớn. Muốn đầu tư mở rộng sản xuất, trang thiết bị công nghệ hiện đại thì các hộ phải có vốn sản xuất. Nhưng thực tế qua điều tra thấy hầu hết các hộ trồng, chế biến củ dong riềng ở huyện đều thiếu vốn hoặc có nhu cầu vay vốn, đặc biệt là đối với những hộ chế biến bột và miến. Những hộ đã được vay vốn thì cho rằng lượng vốn vay hiện nay được vay còn khá thấp, thời gian cho vay chưa dài. Tương tự như vậy thì tình hình vốn ở công ty chế biến cũng khá là

khó khăn khi đầu tư mở rộng quy mô chế biến, đổi mới trang thiết bị nhà xưởng. Thủ tục cho vay đối với công ty vẫn còn nhiều khó khăn gây trở ngại cho công ty trong việc tiếp xúc với nguồn vốn.

Qua điều tra thực tế, hầu hết các hộ nông dân sản xuất củ dong riềng hoàn toàn để bán. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, giá cả tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất. Phần lớn các hộ nông dân đều nhận thức được bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch thì nhanh gọn, đỡ tốn công bảo quán sau thu hoạch nhưng giá lại thấp. Nếu sơ chế, bảo quản sản phẩm đến thời kỳ giáp hạt thì giá tiêu thụ sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên các hộ dân không thể tích trữ củ nên sản phẩm củ muốn giữ thì phải chế biến, do đó thường bị ép giá. Muốn chờ thời điểm giá lên cao thì phải đòi hỏi có vốn để các hộ đầu tư máy móc và công nghệ chế biến.

4.4.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thì trường của hộ nông dân

Để phát triển sản xuất hàng hoá thì bên cạnh việc nâng cao khả năng sản xuất thì còn phải nâng cao khả năng tiếp cận thị trường. Bởi vì trong sản xuất hàng hoá khả năng tiếp cận thị trường đóng một vai trò quan trọng, nó giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất được kịp thời, là động lực giúp thúc đẩy sản xuất. Các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của các hộ nông dân bao gồm:

* Hạ giá thành sản phẩm

Trong sản xuất hàng hoá, giá thành sản phẩm là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lợi thế cạnh tranh, nếu một hàng hoá nào đó có giá thành sản xuất thấp sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá và ngược lại. Vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm thì đòi hỏi người sản xuất phải có những biện pháp giảm chi phí sản xuất. Giảm chi phí sản xuất không những giúp tăng lợi thế cạnh tranh về giá mà còn tăng thu nhập cho người sản xuất. Muốn hạ giá thành sản phẩm thì phải có sự kết hợp giữa các khâu trong

quá trình sản xuất, có sự liên kết tốt giữa các hộ sản xuất và chế biến, giảm thiểu chi phí trung gian...

* Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường

Trong sản xuất hàng hoá, thị trường là yếu tố quan trọng không thể tách rời. Thị trường vừa là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm của quá trình sản xuất. Vì vậy thông tin thị trường là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho người sản xuất có kế hoạch sản xuất phù hợp. Trong ngành nông nghiệp nói chung và trong ngành trồng trọt và chế biến nông sản nói riêng, nắm bắt thông tin thị trường kịp thời và chính xác là thực sự cần thiết. Bởi vì đặc điểm của nông sản hàng hoá là loại sản phẩm tươi sống, dễ hư hỏng, thời gian thu hoạch ngắn. Do đó việc chế biến và bảo quản càng tốt, tiêu thụ sản phẩm càng sớm thì tỷ lệ hao hụt càng thấp, giá trị sản phẩm được giữ vững góp phần nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh.

Thông tin thị trường về các yếu tố đầu vào gồm các thông tin về sản xuất và chế biến. Đối với vùng sản xuất dong riềng hiện nay chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm bản thân, tiếp cận nhờ hệ thống khuyến nông và các hợp tác xã nông nghiệp. Các nông cụ cũng như nguồn giống, phân bón dùng trong sản xuất được cung cấp thông qua các tư thương là chính, một phần nhỏ được cung cấp qua hợp tác xã nông nghiệp. Tình trạng này sẽ dẫn tới tình trạng người nông dân bị mua đắt do tư thương đẩy giá lên cao.

Bên cạnh đó, thông tin thị trường về các yếu tố đầu ra ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm. Theo điều tra thấy việc tiêu thụ sản phẩm còn mang tính tự phát, đối tượng khách hàng chưa đa dạng, chưa có sự liên kết giữa người sản xuất và người chế biến. Do vậy giá bán sản phẩm thường không cao.

Qua phân tích trên ta thấy việc xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho người sản xuất và chế biến nắm bắt được thông tin về giá cả, từ đó có sự lựa chọn cho khách hàng và thời

điểm tiêu thụ cho phù hợp để có thu nhập cao hơn. Thực trạng thiếu thông tin dẫn đến giá bán sản phẩm thấp trong khi giá mua nguyên liệu đầu vào lại cao. Để khắc phục tình trạng này cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Thành lập hệ thống cung cấp thông tin thị trường sản phẩm đầu ra, tăng cường trao đổi thông tin về giá cả và yêu cầu chất lượng giữa các hộ chế biến và người nông dân trồng dong riềng.

- Thành lập các hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm, các hiệp hội sản xuất tại địa phương để việc tiêu thụ sản phẩm có tổ chức hơn, thông tin thị trường được phổ biến rộng rãi hơn. Lập các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm một cách rộng rãi và chuyên nghiệp hơn nhằm đưa sản phẩm miến dong tiếp cận được với người tiêu dùng nhiều hơn.

- Tổ chức các nhóm hộ nông dân sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các câu lại bộ khuyến nông để người nông dân trồng và chế biến dong riềng có điều kiện trao đổi thông tin về kinh nghiệm sản xuất, về kỹ thuật sản xuất và giá cả thị trường của các yếu tố đầu vào.

* Mở rộng tìm hiểu thị trường để xuất khẩu sản phẩm miến dong

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản nói chung và miến dong nói riêng rất rộng lớn. Đây là một kênh mang lại nguồn thu lớn nếu biết khai thác một cách có hiệu quả. Nước ta là một nước có tỷ lệ xuất khẩu hàng nông sản lớn, đó là một lợi thế để ngành hàng miến dong có thể thông qua các kênh xuất khẩu các hàng nông sản khác để tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng quốc tế.

Tổ chức giới thiệu sản phẩm miến dong tại các hội chợ hàng nông sản và tại các chợ, siêu thị ở các nước có hàng nông sản Việt Nam.

* Nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn và đầu tư mua phương tiện vận chuyển

Trong cuộc sống nói chung và trong sản xuất nói riêng sản xuất hàng hoá nói riêng giao thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó được ví như là mạch máu của mọi hoạt động. Bởi vì nếu giao thông thuận tiện thì quá trình

trao đổi và tiêu thụ hàng hoá sẽ diễn ra dễ dàng hơn, từ đó hiệu quả thu được của người sản xuất sẽ cao hơn.

Thực tế điều kiện giao thông ở vùng chuyên trồng và chế biến dong riềng của huyện Bình Liêu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những xã vùng sâu vùng xa, các vùng này hệ thống giao thông cũng như diện tích đất trồng không thuận lợi. Việc nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn đối với vùng trồng và chế biến dong riềng là thực sự cần thiết, không những góp phần thúc đẩy ngành hàng miến dong phát triển mà còn góp phần nâng cao đời sống của người dân nơi đây. Nâng cấp hệ thống giao thông có thể dựa vào nguồn lực của địa phương hoặc kết hợp với các chương trình dự án, sự giúp đỡ của nhà nước. Bên cạnh đó, các hộ dân cũng cần tập trung nguồn vốn để mua sắm phát triển.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong bình liêu tại xã đồng tâm huyện bình liêu tỉnh quảng ninh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)