2.2.3.1 Tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là tỉnh thuộc Đông Bắc của vùng Trung du miền núi phía Bắc, là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Kạn đã tập trung chỉ đạo phát triển những lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng, phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có của địa phương, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển như cây dong riềng. Cây dong riềng là một trong những cây trồng có tiềm năng, năng suất cao, thích hợp với đất đai Bắc Kạn, là cây trồng được chọn để xoá đói, giảm nghèo và tiến tới làm giầu cho người dân Bắc Kạn.
Diện tích trồng cây dong riềng tỉnh Bắc Kạn hàng năm đều tăng đồng đều tập trung chủ yếu ở các huyện Na Rì, Ba Bể, Chợ Mới, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn trong đó Na Rì có diện tích trồng lớn nhất là 374ha.
Sản phẩm miến dong của tỉnh Bắc Kạn đặc trưng bởi sợi miến làm bằng tinh bột dong nguyên chất, sợi miến không pha trộn bột tạp, dai và có hương thơm đặc trưng của bột dong. Sợi miến sau khi nấu có thể để lâu mà không bị
bở, nát và không có sạn mang thương hiệu đặc trưng riêng được nhiều vùng biết đến.
Ngay từ công đoạn chọn nguyên liệu dùng để sản xuất miến dong đã yêu cầu rất cao. Dong phải là thứ Dong riềng tía, ngọt mát được lựa chọn kỹ càng tận vùng sản xuất. Củ dong đem về làm sạch sau đó dùng dao nhỏ gọt bỏ những phần hỏng, cạo vỏ rồi cho vào mài nát.
Sau khi dong được làm nhuyễn được bọc vào một tấm vải màn thưa để lọc. Nước lọc dong yêu cầu là nước mưa sạch và không có váng bẩn. Có thể dùng nước giếng nhưng phải là giếng đào chứ không dùng giếng khoan. Sau khi đã có nước dong gột qua 2 đến 3 lần người thợ sẽ pha chế thêm một phần bột gạo và một số phụ gia nữa và bắt đầu quấy bột cho thật sánh. Công đoạn này rất tốn sức nên đòi hỏi người làm miến phải dẻo dai và có sức khỏe vì càng lúc bột càng đặc hơn, phải quấy liên tục và đều tay thì bột không bị vón và sống.
Sau khi bột được cho vào máy ép thành sợi miến, người thợ dàn miến ra phên và đem phơi. Quy trình phơi cũng phải có những bí kíp riêng thì mới tạo được hương vị đặc biệt cho miến. Độ đẹp của miến phụ thuộc nhiều vào thời tiết, ngày nắng đều và không gắt phơi miến là đẹp nhất, vì miến khô chủ yếu bằng gió và nắng nhạt, nếu nắng gắt quá sẽ khiến miến mất nhiệt nhanh dẫn đến sợi miến khi nấu bị khô và không còn màu trong nữa. Thông thường một mẻ phơi đẹp là khoảng 2 nắng. Miến sau khi phơi kỹ sẽ được gói lại, để nơi cao ráo tránh độ ẩm và được vận chuyển đi khắp các vùng miền trong và ngoài tỉnh. Miến dong Bắc cạn đã trở thành đặc sản thân thiện với sức khỏe, được người tiêu dùng trên khắp cả nước tin dùng. [17]
2.2.3.2 Tỉnh Hưng Yên
Ở một số làng quê của tỉnh Hưng Yên thì nghề làm tinh bột và miến dong truyền thống đã tồn tại và phát triển gần nửa thế kỷ.
Nhắc đến miến dong Hưng Yên du khách gần xa không khỏi nhắc đến sản phẩm miến dong Khoái Châu, Lai Trạch...
Miến dong thường được chia làm 2 loại đó là miến trắng và miến tráng mộc. Miến tráng mộc làm khó hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, chính vì thế mà giá thành của loại này cũng cao hơn so với miến trắng, còn miến trắng chủ yếu là hàng được mọi người đặt để đem đi biếu, làm quà vì loại miến này có “hình thức” đẹp hơn. Để có một mẻ miến đẹp thì phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp, trước tiên là chọn loại dong củ to, đều và già. Những củ dong được tách lấy mầm giống, sau đó cho vào máy rửa, nghiền, lọc bột, lọc khử tạp chất, chọn bột, lọc bột 2-3 lần rồi sau đó đánh và hàm bột thành hồ, sau công đoạn này sẽ đưa vào máy cán ra bánh, rồi bánh lại được cắt thành sợi nhỏ và cuối cùng là phơi nắng. Trong đó công đoạn chọn bột và pha chế bột được coi là khâu quyết định và quan trọng nhất”.
Sản phẩm miến dong Hưng Yên mà đặc sản là miến Khoái Châu, miến Lai Trạch, thường được thương lái đem đi bán ở các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương và có mặt ở cả một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhờ nghề làm tinh bột và miến dong được duy trì và phát triển, những năm gần đây đời sống của nhân dân ở một số làng nghề đã và đang thay đổi từng ngày, kinh tế không ngừng được cải thiện.[13]
2.2.3.3 Tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên cũng là một trong những tỉnh có thương hiệu miến dong nổi tiếng, đặc biệt được nhắc đến nhiều đó là miến Việt Cường. Thương hiệu miến Việt Cường trải qua 40 năm thăng trầm, nay đã trở thành thương hiệu không chỉ được ưa chuộng trên thị trường trong tỉnh mà còn được đông đảo các gia đình trên khắp cả nước biết đến.
Miến Việt Cường chế biến quanh năm, nhưng vụ miến thường từ giữa năm cho đến gần Tết. Quy trình làm miến Việt Cường về cơ bản không khác nhiều so với những vùng làm miến khác nhưng các công đoạn có phần cầu kỳ, tỉ mỉ hơn, bởi vậy cho ra những cân miến đặc biệt mà người tiêu dung
thưởng thức một lần rồi nhớ mãi
Ngay từ công đoạn chọn nguyên liệu đã yêu cầu rất cao. Dong phải là thứ Dong riềng tía, ngọt mát được lựa chọn kỹ càng tận vùng đất Bắc Cạn. Dong ấy đem về làm sạch sau đó dùng dao nhỏ gọt bỏ những phần hỏng, cạo vỏ rồi cho vào mài nát.
Sau khi dong được làm nhuyễn được bọc vào một tấm vải màn thưa để lọc. Nước lọc dong yêu cầu là nước mưa sạch và không có váng bẩn. Có thể dùng nước giếng nhưng phải là giếng đào chứ không dùng giếng khoan. Sau khi đã có nước dong gột qua 2 đến 3 lần người thợ sẽ pha chế thêm một phần bột gạo và một số phụ gia nữa và bắt đầu quấy bột cho thật sánh. Công đoạn này rất tốn sức nên đòi hỏi người làm miến phải dẻo dai và có sức khỏe vì càng lúc bột càng đặc hơn, phải quấy liên tục và đều tay thì bột không bị vón và sống.
Sau khi bột được cho vào máy ép thành sợi miến, người thợ dàn miến ra phên và đem phơi. Quy trình phơi cũng phải có những bí kíp riêng thì mới tạo được hương vị đặc biệt cho miến. Độ đẹp của miến phụ thuộc nhiều vào thời tiết, ngày nắng đều và không gắt phơi miến là đẹp nhất, vì miến khô chủ yếu bằng gió và nắng nhạt, nếu nắng gắt quá sẽ khiến miến mất nhiệt nhanh dẫn đến sợi miến khi nấu bị khô và không còn màu trong nữa. Thông thường một mẻ phơi đẹp là khoảng 2 nắng. Miến sau khi phơi kỹ sẽ được gói lại, để nơi cao ráo tránh độ ẩm và được vận chuyển đi khắp các vùng miền.
Miến thường được chia làm 2 loại đó là miến trắng và miến tráng mộc. Miến tráng mộc làm khó hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, chính vì thế mà giá thành của loại này cũng cao hơn so với miến trắng, miến trắng chủ yếu là hàng được mọi người đặt để đem đi biếu, làm quà vì loại miến này có “hình thức” đẹp hơn.
Một số số chỉ số trong miến Việt Cường: Hàm lượng tinh bột: 84,4%, Hàm lượng protein: 0,84%, Hàm lượng lipit: 0,05%, Độ ẩm: 13,46%
trở thành đặc sản thân thiện với sức khỏe, được người tiêu dùng trên khắp cả nước tin dùng. [15]
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích về chuỗi giá trị ngành hàng miến dong Bình Liêu trên phương diện kinh tế tổ chức và quản lý. Các đối tượng khảo sát chính là các xưởng chế biến, các hộ sản xuất miến dong, một số đại lý cửa hàng bán buôn, bán lẻ, và người tiêu dùng miến dong Bình Liêu.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong Bình Liêu. Từ đó định hướng giải pháp đề xuất để phát triển ngành hàng miến dong nhằm tăng thu nhập cho người dân.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh là một trong những xã đang sản xuất chế biến miến dong trên địa bàn huyện có diện tích trồng, chế biến và tiêu dùng miến dong lớn.
- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong năm 2014.
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm tiến hành: Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
- Thời gian tiến hành: Từ 01/2015 – 05/2015.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội trong địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong Bình Liêu tại địa bàn xã Đông Tâm.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tác động đến chuỗi giá trị ngành hàng miến dong Bình Liêu tại xã Đồng Tâm.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất miến dong trên địa bàn xã Đồng Tâm.
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin thứ cấp: Các tài liệu, đề tài nghiên cứu, báo cáo tổng kết của các ban ngành các cấp, các số liệu thống kê xã, bài báo, các tài liệu khác về phát triển sản xuất. Các tài liệu này cung cấp các thông tin về vấn đề nghiên cứu tổng quan, ngoài ra cung cấp các thông tin khác như: thông tin về sản xuất, các vấn đề liên quan đến thực trạng sản xuất và tiêu thụ... Các tài liệu này được thu thập theo phương pháp kế thừa có chọn lọc.
* Thu thập thông tin sơ cấp: Phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Phỏng vấn được thực hiện trên tác nhân là các hộ nông dân dựa vào bảng câu hỏi phỏng vấn. Ngoài ra, các cuộc thảo luận nhóm có sự tham gia của các ban ngành có liên quan đến ngành sản xuất miến dong. Căn cứ vào thực tế sản xuất miến dong trên địa bàn, chúng tôi tiến hành điều tra một số điểm như sau:
Bảng 3.1 Mẫu quan sát và phƣơng pháp phỏng vấn
Tác nhân trong ngành hàng Số quan sát Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Hộ sản xuất miến dong 15 Phỏng vấn trực tiếp (PVTT) bằng bảng câu hỏi
2. Công ty, xưởng sản xuất
miến dong 5 PVTT bằng bảng câu hỏi
4. Người tiêu dùng 15 PVTT bằng bảng câu hỏi
Tổng 55
Nội dung điều tra :
- Thông tin về người được phỏng vấn. - Thông tin chung về hộ phỏng vấn
- Năng suất, thu nhập từ sản xuất miến dong của hộ sản xuất và công ty/ xưởng sản xuất.
- Ý kiến của hộ điều tra đánh giá hoạt động sản xuất miến dong trong cơ cấu cây trồng, nguồn thu của hộ.
- Nguyện vọng, ý kiến của các hộ điều tra.
Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp các hộ dân/công ty/xưởng sản xuất miến dong; các đối tượng tiêu dùng sản phẩm miến dong; những người bán buôn, người bán lẻ sản phẩm miến dong Bình Liêu.
3.4.2 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu
Kiểm tra phiếu điều tra: tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chưa đầy đủ và phân loại các tác nhân theo tiêu thức cần nghiên cứu.
Tổng hợp và xử lý thông tin: tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu: sử dụng phần mềm Excel và các phần mềm trợ giúp khác để tổng hợp tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình.
3.4.3 Phương pháp phân tích số liệu
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp phân tích số liệu sau đây được áp dụng:
của ngành hàng và nhận ra các giải pháp tiềm năng để lực chọn một số trong các giải pháp đó cho việc đánh giá sâu hơn.
- Phân tích lợi ích – chi phí được sử dụng để xác định lợi nhuận và lợi nhuận giữa các tác nhân trên kênh thị trường.
- Phân tích SWOT được sử dụng để đánh giá các mặt:
S (Điểm mạnh): Điều kiện thuận lợi ở bên trong cộng đồng, nguồn lực thúc đẩy góp phần phát triển tốt hơn (hiện tại).
W (Điểm yếu): Các yếu tố bất lợi bên tổng cộng đồng, những điều kiện không thích hợp hạn chế phát triển (hiện tại).
O (Cơ hội): Những tác động bên ngoài cộng đồng, phương hướng cần được thực hiện nhằm tối ưu hóa sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được (tương lai).
T (Nguy cơ/Thách thức): Những yếu tố bên ngoài cộng đồng có khả năng tác động vào cộng đồng tạo ra kết quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển (tương lai).
3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.5.1 Chỉ tiêu mô tả ngành hàng
- Số lượng tác nhân tham gia ngành hàng miến dong
- Phân chia các tác nhân trong ngành hàng theo chức năng: + Tác nhân thực hiện chức năng sản xuất
+ Tác nhân thực hiện chức năng vận chuyển, thu gom + Tác nhân thực hiện chức năng phân phối
+ Tác nhân thực hiện chức năng tiêu dùng - Kênh thị trường của ngành hàng
3.5.2 Chỉ tiêu đặc điểm ngành hàng
+ Vốn đầu tư sản xuất miến dong (1.000 đ)
- Đặc điểm kênh bán buôn và bán lẻ miến dong + Vốn đầu tư kinh doanh (1.000 đ)
+ Số lao động tham gia kinh doanh
- Đặc điểm tiêu dùng miến dong của người dân + Thói quen tiêu dùng của người dân + Số tiền dùng 1 lần để mua miến dong
+ Số lần người tiêu dùng mua miến dong trong tháng.
3.5.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả
- Đối với tác nhân sản xuất
+ Sản lượng miến dong (tạ/năm) + Năng suất miến (tạ/lần)
+ Công suất chế biến (lần)
- Đối với các tác nhân kinh doanh
+ Số lượng miến dong kinh doanh/ngày/tháng + Tổng doanh thu (TR)
- Đối với tất cả các tác nhân
+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức:
IC = ∑Cj* Gj Trong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j Gj: đơn giá đầu vào thứ j
Hộ SX: Chi phí mua đầu vào + Chi phí máy móc...
Hộ bán buôn, bán lẻ: Chi phí mua SP + Chi phí hoa hồng cho thu gom
Chi phí vận chuyển + vé chợ (nếu có) + Chi phí thuê quầy hàng… + Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh. VA = TR – IC = GO – IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.
MI = VA – (A + T + LT) Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định
T là thuế sản xuất
LT là công lao động thuê (nếu có)
+ Lợi nhuận (LN) hay còn gọi là Giá trị gia tăng thuần được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừ đi các chi phí tăng thêm. Công thức tính: