4.2.3.1 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại xã Đông Tâm
Từ những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị và những chi phí, lợi nhuận của những tác nhân này đem lại ta sẽ thấy được kết quả và hiệu quả kinh tế theo bảng 4.5:
Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả, hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị (tính BQ/1kg miến dong)
ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Hộ sản xuất Công ty/ xƣởng sản xuất Ngƣời bán buôn Ngƣời bán lẻ GO 61 65 75 80 IC 52,8 45,8 63,2 69,5 VA 8,2 19,2 11,8 10,5 GPr 8,2 17,3 11,8 10,5 NPr 3,2 9,8 11,3 10
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng tổng hợp ta có thể thấy rằng kết quả và hiệu quả kinh tế cả một số tác nhân tham gia vào chuỗi có sự chênh lệch rõ ràng. Ở đây tác nhân người bán buôn là tác nhân thu lại nguồn lợi nhận lớn nhất trên một đơn vị miến là 11.300đ/1kg và thấp hơn là tác nhân người bán lẻ nhưng cũng là tương đối lớn trong chuỗi giá trị này lãi ròng tại tác nhân này thu được là 10.000đ/1kg miến dong. Trong khi đó hộ sản xuất miến là những người thu lại được giá trị thấp nhất trong quá trình lao động của mình, qua bao nhiều thời gian, công đoạn sản xuất thì họ chỉ thu lãi được 3.200đ/kg miến dong và cũng là tác nhân sản xuất nhưng Công ty/xưởng sản xuất cũng thu lại được lợi nhuận là 9.800đ/1kg miến dong. Nhìn vào bảng ta cũng thấy được rằng giá bán được đẩy lên cao qua các tác nhân rồi mới đến được người tiêu dùng cuối cùng bởi giá trị gia tăng tăng lên qua mỗi tác nhân đó. Người thu lợi nhiều nhất là những người trung gian bán buôn và và người bán lẻ bời thời gian và giá trị ban đầu họ bỏ ra là ít hơn những tác nhân sản xuất nhưng lại là
người thu được nguồn lợi nhuận lớn hơn cả.Còn Công ty/xưởng sản xuất cũng thu được lợi nhuận tương đối bởi họ đầu tư vào sản xuất với quy mô lớn nên sẽ tận dụng được thời gian nhiều hơn, chi phí để sản xuất ra một sản phẩm sẽ ít hơn.
4.2.3.2 Chuỗi giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh phân phối
Tùy theo từng kênh phân phối mà có nhiều hay ít tác nhân tham gia và qua mỗi mạch hàng thì giá trị gia tăng đều phải tăng thêm.
* Kênh tiêu thụ 1:
* Kênh tiêu thụ 2:
* Kênh tiêu thụ 3:
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Hình 4.4 Chuỗi giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh phân phối
Hộ, C.ty/ xưởng sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người bán lẻ Người bán buôn Hộ, C.ty/xưởng sản xuất PS: 62 IC: 50,85 VA: 11,15 %VA: 51,50 PS: 80 IC: 69,5 VA: 10,5 %VA: 48,50 PS: 80 IC: 69,5 VA: 10,5 %VA:31,39 PS: 75 IC: 63,2 VA: 11,8 %VA: 35,28 PS: 62 IC: 50,85 VA: 11,15 %VA: 33,33 PS: 62 IC: 50,85 VA: 11,15 %VA: 100 Hộ, C.ty/ xưởng sản xuất Người tiêu dùng
Qua các kênh phân phối khác nhau thì giá bán cũng như giá trị gia tăng có sự phân chia khác nhau, cụ thể qua sơ đồ biểu diễn các kênh phân phối trên ta có thể thấy như sau:
Ở kênh tiêu thụ thứ 1: Là kênh tiêu thụ ngắn nhất chỉ có 2 tác nhân tham gia trong chuỗi đó là hộ sản xuất, Công ty/xưởng sản xuất và người tiêu dùng, có thể nói đây là kênh mang lại lợi nhuận cao nhất cho các tác nhân sản xuất, vì chi phí trung gian giảm do ít tác nhân tham gia, các sản phẩm miến được phân phối trự tiếp đến tay người tiêu dùng. Tổng giá trị gia tăng được tạo ra trong kênh này là 11,15 nghìn đồng/1kg miến, thấp hơn so với các kênh tiêu thụ còn lại, song đây chỉ là giá trị gia tăng mà các tác nhân sản xuất tạo ra.
Ở kênh tiêu thụ thứ 2: Do có sự tham gia của tác nhân là người bán lẻ nên tổng giá trị gia tăng được tạo ra trong chuỗi cũng tăng lên rất nhiều, tính bình quân/1kg miến dong thì tổng giá trị gia tăng trong chuỗi là 21,65 nghìn đồng.
Ở kênh tiêu thụ thứ 3 ta thấy, do có sự xuất hiện của tác nhân là người bán buôn nên nó đẩy giá trị gia tăng của chuỗi lên là 33,45 nghìn đồng/1kg miến dong. Do đó, xét các kênh ta có thể thấy ở kênh 1 hộ sản xuất, Công ty/xưởng sản xuất có lợi nhuận cao nhất, do giảm được chi phí qua các khâu trung gian, vì càng nhiều tác nhân tham gia thì % giá trị gia tăng của tác nhân sản xuất/1kg miến dong càng giảm và lợi nhuận cũng giảm. Tóm lại nếu trong ngành hàng càng có nhiều tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất thì giá cả sẽ tăng và giá trị gia tăng sẽ được chia nhỏ, nhưng người chịu thiệt nhiều nhất vẫn là người tiêu dùng cuối cùng và các hộ sản xuất thủ công.
4.2.3.3 Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ
Bảng 4.6 Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ (Tính bình quân cho 1kg miến dong)
Diễn giải ĐVT ty/xƣởng sản xuất Hộ/Công Ngƣời bán buôn Ngƣời bán lẻ Chuỗi giá trị Kênh 1 PS (giá bán) 1000đ 62 62 IC 1000đ 50,85 50,85 VA 1000đ 11,15 11,15 %VA % 100 100 Kênh 2 PS (giá bán) 1000đ 62 80 80 IC 1000đ 50,85 69,5 58,35 VA 1000đ 11,15 10,5 21,65 %VA % 51,50 48,50 100 Kênh 3 PS (giá bán) 1000đ 62 75 80 80 IC 1000đ 50,85 63,2 69,5 46,55 VA 1000đ 11,15 11,8 10,5 33,45 %VA % 33,33 35,28 31,39 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy được rằng qua mỗi kênh thì sự hình thành giá và giá trị gia tăng được tăng lên. Giá trị gia tăng tăng lên theo mỗi tác nhân, còn % GTGT của các hộ sản xuất, Công ty/xưởng sản xuất lại dảm dần. Như vậy ta thấy rằng lợi nhuận được hưởng qua từng kênh của mỗi tác nhân giảm dần, càng nhiều tác nhân thì lợi nhuận lại càng bị chia nhỏ.
4.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến ngành hàng miến dong tại xã Đồng Tâm
Ngành trồng trọt của xã Đồng Tâm nói riêng và huyện Bình Liêu nói chung có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong nhiều năm qua. Có được thành
tựu đó là nhờ được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp của các Ban, Ngành và địa phương trong việc thực hiện chương trình phát triển ngành trồng trọt cũng như các thành phần kinh tế trong ngành trồng trọt hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế chung của huyện và tỉnh. Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn và thách thức.
Có thể khẳng định rằng phát triển và nhân rộng mô hình chế biến sản phẩm từ củ dong riềng là một hướng đi đúng trong xu hướng phát triển nông thôn bền vững. Người dân trồng củ dong riềng vẫn theo thói quen canh tác cũ nên có rất nhiều yếu tố khách quan gây thiệt hại cho người trồng, làm giảm năng suất và chất lượng của củ dong riềng. Mặt khác nghề chế biến lại khá khả quan, thương hiệu miến dong Bình Liêu đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường, giá miến dong tăng mạnh qua các năm trở lại đây nên người làm nghề bảo đảm có lãi.
Nghề chế biến đã phát triển và hội nhập tương đối tốt, cần kết hợp chặt chẽ với người nông dân sản xuất củ dong riềng để có điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Sự phát triển tốt của ngành hàng miến dong sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của xã Đồng Tâm, nâng cao giá trị nông nghiệp.
Qua nghiên cứu phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành hàng miến dong xã Đồng Tâm - một trong những xã của huyện phát triển mạnh mẽ nhất về ngành hàng miến ta có thể thấy được tiềm năng, cơ hội và những khó khăn trong ngành hàng. Công cụ SWOT được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm đưa ra các giải pháp chiến lược để phát triển ngành hàng miến dong ở hiện tại và tương lai.
Ngành hàng miến dong chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng có những nhân tố thì ảnh hưởng gián tiếp
làm đòn bẩy cho việc phát triển của nó. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp như: nguyên liệu, công nghệ chế biến, thị trường tiêu thụ, lao động. Các nhân tố có tác động gián tiếp như: chính sách của Nhà nước, yếu tố cơ sở hạ tầng...
4.3.1. Sự phát triển của thị trường nông sản
Mỗi ngành hàng muốn phát triển được đều phải tìm cho mình một thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện của mình. Thị trường là nơi bán các sản phẩm để thu được doanh thu và lợi nhuận giúp cho ngành hàng có thể tồn tại và phát triển. Dựa vào nhu cầu của thị trường mà ngành hàng nông sản cung phát triển như thế nào, nên sản xuất cái gì và số lượng bao nhiêu thì đủ để cung cấp, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nếu không xác định được thị trường một cách chính xác và đúng đắn có thể dẫn đến sản phẩm làm ra không bán được hoặc là sản phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, dẫn đến ngành hàng kém hiệu quả.
Việt Nam với dân số gần 90 triệu người nên đây là thị trường tiêu thụ hàng nông sản thực phẩm tiềm năng rất lớn do đó cần khai thác một cách triệt để. Nếu làm được điều đó thì ngành hàng miến dong nói riêng và hàng nông sản nói chung sẽ phát triển rất tốt. Bên cạnh đáp ứng nhu cầu trong nước, ngành hàng miến dong nên mở rộng thị trường xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thế giới. Ta có thể tận dụng tiềm năng của chúng ta để xuất khẩu sang các nước có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông sản nói chung và miến dong nói riêng.
4.3.2. Vùng cung ứng nguyên liệu đầu vào
Ta biết rằng nguyên liệu là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất và chế biến, nó tác động trực tiếp đến mọi ngành hàng. Trong ngành hàng nông sản, nguyên liệu chính là các loại rau củ quả, tỷ lệ các loại nguyên liệu phụ trợ khác là rất ít. Do vậy nguyên liệu rau củ quả có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành hàng nông sản.
Xét đến chủng loại rau củ quả sẽ quyết định đến việc ngành hàng đó cung cấp sản phẩm gì cho thị trường. Đồng thời nguyên liệu cũng tác động quyết định đến công nghệ chế biến như thế nào, trình độ dây chuyền công nghệ ra sao để có thể chế biến các loại sản phẩm cho phù hợp với loại nguyên liệu đó. Nếu không xác định được rõ vùng nguyên liệu khai thác thì rất khó khăn trong việc phát triển ngành hàng.
Đối với những vùng nguyên liệu chuyên thâm canh một hoặc một số loại nông sản cụ thể sẽ tạo điều kiện cho việc chế biến được chuyên môn hoá, việc đầu tư cho thiết bị được đồng bộ sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn. Đảm bảo cho ngành hàng luôn có đủ lượng nguyên liệu cần thiết cho chế biến. Đối với những vùng trồng tập trung sẽ giúp các cơ sở chế biến dễ dàng liên kết, thoả thuận với người sản xuất. Các cơ sở chế biết có thể chủ động trong việc đầu tư thêm vốn, giống, kỹ thuật canh tác cho người trồng nhămg mục đích vừa đảm bảo nguyên liệu cung cấp kịp thời về số lượng và chất lượng tốt hơn. Từ đó sẽ làm cho ngành hàng nông sản phát triển ổn định hơn, không lo về nguyên liệu đầu vào, tạo điều kiện thúc đẩy ngành hàng phát triển ổn định và bền vững.
Ngược lại đối với những vùng nguyên liệu phi tập trung, nằm rải rác thì việc phát triển ngành hàng gặp rất nhiều khó khăn. Khó đảm bảo số lượng và chất lượng nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến. Việc thu mua nguyên liệu để cung ứng kịp thời cho các nhà máy chế biến gặp rất nhiều khó khăn. Do đó việc phát triển ngành hàng khó có thể đạt được như mong muốn.
4.3.3. Công nghệ chế biến
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến ngành hàng đó là công nghệ chế biến. Dù các cơ sở chế biến có dây chuyền công nghệ thế nào thì nó cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của ngành hàng nông sản. Công nghệ chế biến có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm, thời gian bảo quản, giá thành sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công nghệ chế biến ảnh hưởng tới năng suất sản phẩm tạo thành. Với những dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại, phương pháp chế biến khoa học làm cho năng suất chế biến rất cao. Còn đối với công nghệ chế biến lạc hậu, chủ yếu chế biến bằng phương pháp thủ công truyền thống, ít máy móc thiết bị thì năng suất thường rất thấp. Trong nền kinh tế hàng hoá thì vấn đề năng suất rất được quan tâm vì nó có ảnh hưởng lớn tới việc tạo lợi nhuận, khả năng cung cấp sản phẩm kịp thời cho thị trường của ngành hàng.
Công nghệ chế biến còn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Công nghệ chế biến có thể làm cho chất lượng sản phẩm nông sản tốt hơn cũng có thể làm cho chất lượng của nó giảm đi. Với việc sử dụng trang thiết bị hiện đại, phương pháp chế biến tiên tiến khoa học sẽ làm cho chất lượng các mặt hàng nông sản có giá trị cao, chất lượng đảm bảo. Khi chất lượng sản phẩm của ngành hàng cao sẽ làm tăng vị thế của ngành hàng, tạo được sự tin tưởng của khách hàng tiêu dùng. Từ đó ngành hàng có điều kiện phát triển ngày càng mở rộng về quy mô.
Công nghệ chế biến với kỹ thuật hiện đại còn làm cho thời gian chế biến các mặt hàng nông sản diễn ra nhanh chóng. Việc bảo quản các sản phẩm đã qua chế biến cũng lâu hơn vì với công nghệ đóng gói kỹ thuật cao có thể giữ sản phẩm được lâu hơn. Công nghệ hiện đại có thể làm giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm nông sản vì khi dùng máy móc thì sẽ cần ít nhân công, thời gian chế biến nhanh hơn, giảm hao hụt về nguyên liệu dẫn tới giảm giá thành sản phẩm. Làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, giúp ngành hàng mở rộng phát triển.
4.3.4. Lao động
Trong bất kỳ ngành hàng nào thì yếu tố lao động cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nguồn lực chủ yếu để tạo ra sản phẩm. Ngành hàng nông sản nói chung và ngành hàng miến dong nói riêng là một ngành cần rất nhiều lao
động ở các công việc: Trồng trọt, thu gom, chế biến. Muốn ngành hàng nông sản phát triển thì ngoài việc phát triển các yếu tố khác thì cũng nên đặc biệt quan tâm đến vấn đề lao động. Đào tạo tập huấn, phổ biến kiến thức nâng cao khả năng, trình độ, tay nghề giúp cho quá trình sản xuất, chế biến. Lao động có tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm làm ra, năng suất lao động, vệ sinh của các sản phẩm trong ngành hàng.
4.3.5. Các chính sách kinh tế của Nhà nước
Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất chế biến miến dong. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sản xuất chế biến miến, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà nước sẽ gắn kết các yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển. Bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất chính xác, sẽ phát huy được lợi thế so sánh của vùng; xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng các