Chỉ tiêu đặc điểm ngành hàng

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong bình liêu tại xã đồng tâm huyện bình liêu tỉnh quảng ninh (Trang 33)

+ Vốn đầu tư sản xuất miến dong (1.000 đ)

- Đặc điểm kênh bán buôn và bán lẻ miến dong + Vốn đầu tư kinh doanh (1.000 đ)

+ Số lao động tham gia kinh doanh

- Đặc điểm tiêu dùng miến dong của người dân + Thói quen tiêu dùng của người dân + Số tiền dùng 1 lần để mua miến dong

+ Số lần người tiêu dùng mua miến dong trong tháng.

3.5.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả

- Đối với tác nhân sản xuất

+ Sản lượng miến dong (tạ/năm) + Năng suất miến (tạ/lần)

+ Công suất chế biến (lần)

- Đối với các tác nhân kinh doanh

+ Số lượng miến dong kinh doanh/ngày/tháng + Tổng doanh thu (TR)

- Đối với tất cả các tác nhân

+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức:

IC = ∑Cj* Gj Trong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j Gj: đơn giá đầu vào thứ j

 Hộ SX: Chi phí mua đầu vào + Chi phí máy móc...

Hộ bán buôn, bán lẻ: Chi phí mua SP + Chi phí hoa hồng cho thu gom

 Chi phí vận chuyển + vé chợ (nếu có) + Chi phí thuê quầy hàng… + Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh. VA = TR – IC = GO – IC

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.

MI = VA – (A + T + LT) Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định

T là thuế sản xuất

LT là công lao động thuê (nếu có)

+ Lợi nhuận (LN) hay còn gọi là Giá trị gia tăng thuần được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừ đi các chi phí tăng thêm. Công thức tính:

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

- Phía Đông giáp thôn Đồng Tranh xã Hoành Mô

- Phía Tây giáp xã Lục Hồn, xã Tình Húc, nước CHND Trung Hoa - Phía Bắc giáp xã Hoành Mô, nước CHND Trung Hoa

- Phía Nam giáp xã Lục Hồn

4.1.1.2 Đất đai, địa hình

Có địa hình đất dốc, chia cắt mạnh, có nhiều đồi núi cao, xen kẽ là các cánh đồng thung lũng hẹp ven sông, suối và thung lũng núi đá vôi. Dạng địa hình núi đất là phổ biến, có độ dốc trên 25 độ, chiếm trên 88% diện tích.

4.1.1.3 Khí hậu

Xã Đồng Tâm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô hanh ít mưa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,40C, độ ẩm không khí trung bình là 82%.

4.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Đặc điểm về kinh tế * Nông nghiệp

Nền nông nghiệp của xã tăng trưởng khá nhưng thiếu tính ổn định và bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hoá ít, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành các vùng sản suất hàng hoá. Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng là do áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

tốc độ tăng trưởng giá trị về trồng trọt của xã luôn giữ được ổn định, có loại cây trồng đạt mức cao như cây dong riềng. Nhìn chung diện tích thực hiện cơ bản đạt kế hoạch , bên cạnh đó có một số diện tích cây trồng tăng do diện tích thực hiện cây dong riềng giảm nên người dân chuyển sang trồng một số loại cây trồng khác như: Khoai sọ, Sắn, rau, cây khoai và diện tích bỏ hoang là 3,8ha chiếm 0,73%.

- Chăn nuôi: Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa được nhân dân quan tâm đúng mức; chăn nuôi còn nhỏ lẻ, thủ công, truyền thống, giống con chưa phong phú, đa dạng mặc dù nhiều năm nay xã đã triển khai thực hiện các đề án chuyển đổi vật nuôi đem lại nhiều lợi ích và năng xuất cao, phù hợp với điều kiện của địa phương. Các mô hình chăn nuôi có quy mô lớn và hiệu quả còn ít. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi còn chậm. Kết quả chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi khác trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với điều kiện và tiềm năng đất rừng của xã. Tích cực làm tốt công tác tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn trên địa bàn xã, khi có dịch bệnh xảy ra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc lây lan của dịch bệnh. Chỉ đạo tuyên truyền vận động nhân dân phát triển nghề chăn nuôi phù hợp với lợi thế, hoàn cảnh của từng hộ gia đình, từng thôn bản nhưng hầu hết các mô hình đều không nhận rộng được như mô hình chăn nuôi gà, ong mật,…

- Nuôi trồng thuỷ sản: Chủ yếu nhân dân sử dụng diện tích này vào chăn nuôi cá nước chảy. Những năm qua, xã thực hiện Đề án nuôi cá nước chảy, hàng năm trích một phần kinh phí hỗ trợ cho thực hiện Đề án song thực chất kết quả còn hạn chế, sản lượng đánh bắt hàng năm thấp, chủ yếu phục vụ các hộ gia đình chăn nuôi, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trên địa bàn

* Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự chuyển biến và phát triển song còn chậm. Các sản phẩm chủ yếu như: gạch nung, say sát lương thực, sản phẩm mộc dân dụng, chế biến miêng dong,..Các ngành nghề, sản phẩm khác có tốc độ phát triển ổn định. Xã đã khôi phục lại nghề sản xuất miến dong truyền thống, sản phẩm miến dong Bình Liêu đã trở thành hàng hoá có uy tín, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài xã, huyện biết đến và ưa chuộng, mở ra nhiều cơ hội cho sản xuất hàng hoá loại sản phẩm này.

* Thương mại và dịch vụ

Thương mại và dịch vụ có bước phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống; hàng hóa và các ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú, thu hút được nhiều hộ dân tại địa bàn xã vào kinh doanh, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy giao lưu kinh tế hàng hóa trên địa bàn.

4.1.2.2 Đặc điểm về xã hội * Dân số, lao động, việc làm

Tỷ lệ phát triển dân số của xã có nhiều biến động, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ổn định ở mức 1,01% , nhưng tỷ lệ phát triển dân số cơ học biến động tăng giảm không ổn định. Xã cần có những biện pháp để quản lý tốt vấn đề di cư, nhập cư trên địa bàn huyện.

Với đặc thù là xã miền núi nên lao động của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trình độ chưa cao. Nguồn lao động của xã cần được quan tâm, đào tạo để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cùng với sự gia tăng dân số lực lượng lao động của xã không ngừng tăng lên. Nhìn chung lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay chưa được sử dụng hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, một ngành mang tính chất thời vụ nên vẫn còn tình

trạng thiếu việc làm, năng suất thấp, nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần được giải quyết.

Trong nhưng năm qua, bằng nhiều hình thức, huyện và xã đã thực hiện chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo. Trong những năm tới, cùng sự phát triển KT - XH, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn xã.

* Cơ sở hạ tầng

100% các hộ dân trong địa bàn xã đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Các tuyến đường liên thôn bản thường xuyên được xây dựng, nhằm đảm bảo giao thôn luôn luôn thông suốt đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên địa bàn.

Quan tâm chỉ đạo các dự án đầu tư theo quy định, công trình chuyển tiếp, công trình đường giao thông nông thôn. Tăng cường công tác giám sát thi công để đảm bảo chất lượng công trình, công tác GPMB tiếp tục được chú trọng tập trung chỉ đạo.

Các ngành, đoàn thể xã quan tâm, tích cực làm tốt công tác tuyên truyền nhân dân hiến đất đặc biệt là chương trình xây dựng các công trình hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Xây kè chống sạt thôn Pắc Pền đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Bưu điện và dịch vụ luôn đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đảy mạnh hoạt động có hiệu quả, tiến hành rà soát các cụm loa đài bị hỏng và lắp đặt các cụm truyền thanh thôn bản.

* Y tế

Làm tốt công tác khám sức khỏe cho nhân dân, tổng số lần khám chữa bệnh: 5601 lượt người Trong đó: Chuyển tuyến trên: 561 lượt người, số bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú: 4.035 lượt người. Các chương trình phòng bệnh, tiêm chủng cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiến hành theo đúng quy định.

Tổng số trẻ trong diện tiêm chủng 80 trẻ; trong đó tổng số trẻ tiêm đầy đủ vác xin là: 78 trẻ = 97,5 trẻ; Số trẻ suy dinh dương dưới 5 tuổi còn: 19,12%, so với cùng kỳ giảm 0,68%.

Chương trình y tế học đường: Tổ chức khám sức khỏe dịnh kỳ cho học sinh tại các điểm trường điều tra khám, điều trị chân tay, miệng, khử trùng lớp học và đồ dùng học sinh tại các điểm trường Mầm Non. Kết quả khám sức khỏe định kỳ: 749 cháu.

* Giáo dục

Công tác giảng dạy được chú trọng quan tâm, sĩ số lớp học được duy trì đầy đủ, không có học sinh bỏ học, bỏ tiết, chất lượng học tập có nhiều chuyển biến tích cực.

Trường Mầm non: Tổng số 12 lớp = 284 học sinh, so với cùng kỳ tăng 15 học sinh.

Trường Tiểu học: tổng số 41 lớp = 319 học sinh, so với cùng kỳ giảm 01 lớp tăng 39 học sinh.

Trường PTDTBT-THCS: tổng số 07 lớp = 119 học sinh, so với cùng kỳ giảm 01 lớp giảm 06 học sinh.

Đã tổ chức khai giảng được 02 lớp xóa mù trên địa bàn ở 02 điềm trường Ngàn Phe; Phiêng Sáp với tổng số 57 học sinh, số học sinh huy động tham gia học đến hiện tại là 54 học sinh.

4.2 Chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu Liêu

4.2.1 Khái quát tình hình sản xuất miến dong tại xã Đồng Tâm

Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý xã là một xã miền núi với địa hình dốc, đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên. Cây dong riềng là cây trồng cạn, tính thích ứng rộng, dễ trồng khắc phục được nhược điểm thiếu nước, tận dụng được đất có địa hình dốc dưới 150. Tuy vậy nghề trồng dong riêng ở địa bàn này còn nhỏ lẻ, chưa đầu tư thành vùng. Việc đầu tư thâm canh còn hạn chế, còn nặng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Khi có chương trình dự án, diện tích năng suất đều tăng lên nhưng khi dự án kết thúc, diện tích giảm đi rõ rệt. Điều đó đặt ra cho xã cần phải có giải pháp hữu hiệu để phát triển vùng nguyên liệu và chế biến, tiêu thụ một cách bền vững, đảm bảo việc làm ổn định cho hàng ngàn người trong và ngoài độ tuổi.

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, tự cung cấp, tiêu thụ chủ yếu là phục vụ nhân dân trong dịp tết, do vậy các hộ kinh tế chỉ chế biến thủ công, chất lượng miến ngon rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên hình thức xấu không đạt yêu cầu nên giá bán còn thấp.

Năm 2006 Công ty Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu đã đầu tư xây dựng nhà xưởng chế biến miến dong tại xã Đồng Tâm với diện tích đất trên 5.000 m2 . Nhà máy xây dựng xong có nhiều thuận lợi, chế biến với quy mô tập trung, đảm bảo việc thu mua nguyên liệu cho các hộ nông dân và giám sát được chất lượng sản phẩm. Công ty đã xây dựng thương hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp thương hiệu Miến dong Bình liêu. Đây là điều kiện thuận lợi để miến dong Bình Liêu phát triển rộng ra địa bàn trong và ngoài tỉnh. Tuy vậy Công ty còn gặp nhiều khó khăn, năm 2008 do trận lũ quét lớn vào cuối tháng 9, toàn bộ nhà xưởng đã bị sập và phải xây dựng lại. Công ty đã khắc phục xây dựng lại cơ sở sản xuất. Hiện tại hệ thống dây chuyền sản xuất của

Công ty đang hoạt động với công suất 8 tạ/ngày, Công ty cần xây dựng đầu tư thêm một số công trình sân bãi, công nghệ tách bột và hệ thống sấy để chế biến bột trong thời vụ thu hoạch phục vụ cho việc chế biến miến quanh năm.

Miến dong Bình Liêu chất lượng tốt, đặc biệt không sử dụng hóa chất, sợi miến dai, mềm, thơm ngon, có hương vị đặc trưng khác hẳn với các loại miến sản xuất ở nơi khác. Miến dong Bình Liêu đựợc người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. Đặc biệt trong những ngày Tết nguyên đán, Đoan ngọ, Rằm tháng giêng, rằm tháng 7... Hàng năm cung ứng khoảng trên 100 tấn miến (Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu cung ứng từ 50 đến 60 tấn miến). Ngoài ra do các xưởng sản xuất miến nhỏ hơn và các hộ tư nhân chế biến bằng các máy chế biến nhỏ, chế biến thủ công cung ứng. Tuy nhiên khối lượng sản phẩm này vẫn còn thiếu, không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

4.2.1.1 Vai trò và đặc điểm ngành hàng miến dong * Vai trò ngành hàng miến dong

Các gia đình có trồng cây củ dong riềng từ vài sào đến hàng mẫu, vào cuối năm đào củ về bán cho các nhà máy, xưởng chế biến tại xã, mỗi vụ cũng thu được trên chục triệu đồng. Nhờ cây dong, các hộ nông dân đã mua được xe máy, tậu được trâu, nuôi được con ăn học. Do phù hợp với chất đất, khí hậu, bà con các dân tộc gieo trồng sạch, không thuốc bảo vệ thực vật nên đã chất lượng củ nhiều bột, ngon, ít nơi sánh kịp, càng làm cho miến dong tại xã Đồng Tâm giữ được chất lượng.

Được chế biến theo kiểu truyền thống nên miến Bình Liêu luôn “cháy” hàng không chỉ vào dịp Tết, dù giá cao hơn so với một số loại miến bày bán trên thị trường. Cây dong đã tạo thêm được nhiều việc làm cho đồng bào dân tộc. Bã miến dong có thể dùng chăn nuôi lợn rất tốt. Nhờ phát triển ngành hàng miến dong đã góp phần giúp xã Đồng Tâm nói riêng và huyện miền núi

Bình Liêu nói chung có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bước đầu đi lên làm giàu.

* Đặc điểm ngành hàng miến dong

- Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng suất chất lượng không đồng đều Hiện nay diện tích trồng dong riềng ở xã Đồng Tâm chủ yếu là tại các

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong bình liêu tại xã đồng tâm huyện bình liêu tỉnh quảng ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)