4.3.6.1 Yếu tố tích cực * Điểm mạnh
Cụ thể các điểm mạnh của huyện Bình Liêu trong phát triển ngành hàng miến dong:
Về điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn lợi, nhân lực dễ kiếm cho sản xuất miến dong.
Các cơ sở chế biến gần nguồn nguyên liệu, có điều kiện rút ngắn kênh thị trường, đầu tư mới thêm 1 công ty chế biến miến dong. Điều này tạo cơ hội để người sản xuất củ dong riềng có thị trường tiêu thụ tại chỗ và tăng nguồn cung ứng sản phẩm miến đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Người dân ở đây đã có thời gian trồng và chế biến củ dong riềng từ rất lâu nên hình thành những kinh nghiệm quý báu để tạo ra những sản phẩm miến dong ngon. Theo số liệu thống kê điều tra thì số hộ, Công ty/xưởng có số năm sản xuất miến dong trên 10 năm chiếm trên 50%, trong khi đó số hộ, Công ty/xưởng sản xuất có kinh nghiệm nhỏ hơn 5 năm chiếm 25%. Như vậy với kinh nghiệm lâu đời đó đã giúp cho ngành hàng miến dong Bình Liêu được duy trì và phát triển như một ngành nghề truyền thống. Số liệu thống kê số năm kinh nghiệm trồng, chế biến miến dong được tổng hợp như bảng sau:
Bảng 4.7 Kinh nghiệm trồng và chế biến miến dong Kinh nghiệm
Tác Nhân
> 10 năm Từ 5 - 10 năm < 5 năm
Hộ sản xuất miến 62% 31% 7%
Công ty/xưởng sản xuất miến 56% 35% 9%
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) * Cơ hội
Cụ thể cơ hội của xã Đồng Tâm trong phát triển ngành hàng miến dong bao gồm:
Những chủ trương, chính sách, chương trình, chiến lược phát triển thể hiện sự quan tâm của huyện, tỉnh và Nhà nước.
Hợp tác, thu hút đầu tư của các tổ chức và cá nhân, tiếp thu công nghệ, phương tiện, kỹ thuật hiện đại.
Tìm kiếm và mở rộng thị trường, TTXTTM đang có những hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm miến dong Bình Liêu để tìm kiếm thị trường mới và tiếp cận thị trường tiềm năng. Do đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, miến dong Bình Liêu hiện nay đang dần khẳng định vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng. Theo khảo sát thì việc nhận dạng thương hiệu miến dong Bình Liêu có đến 90% người tiêu dùng đã biết đến nhãn hiệu miến dong Bình Liêu.
Thành lập các câu lạc bộ, các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tiết kiệm nguồn nguyên liệu và xử lý chất thải...
4.3.6.2 Yếu tố cản trở * Những điểm yếu
Nhìn chung những điểm yếu hiện diện trong toàn bộ ngành hàng miến dong của tất cả các tác nhân tham gia ở huyện Bình Liêu như sau:
Đối với đầu vào sản phẩm thì người trồng củ vẫn mang tính chất tận dụng nguồn lực sẵn có, chưa thực sự liên kết đầu tư trên quy mô rộng.
Vốn đầu tư cho công nghệ chế biến mới của hộ còn thiếu đặc biệt là hộ nghèo, thuần nông. Cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất, bảo quản và chế biến hạn chế. Chưa có thủy lợi cho các ruộng nương trồng dong riềng. Môi trường nước bị ô nhiễm, nguồn nước thải từ các hộ chế biến miến dong ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trong vùng.
Nhiều yếu tố mang tính tự phát, thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng: Giữa người sản xuất và người tiêu dùng không hoạch định được sản lượng dẫn đến tình trạng cung và cầu không gặp nhau, sản lượng miến dong có lúc dư thừa làm cho giá giảm có lúc thiếu hụt làm giá tăng cao;
Công tác dự báo và thông tin thị trường chưa được chú trọng, nhận thức của nông hộ còn chưa tốt về vấn đề tiếp cận thị trường
Trình độ áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm của các hộ còn thiếu khoa học, thiếu kỹ thuật. Hiện nay, việc áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại trong các khâu sản xuất và chế biến vẫn ở mức thấp. Máy móc đầu tư chưa đồng bộ dẫn tới hiệu quả sản xuất, chế biến không cao mà còn làm giảm chất lượng miến dong và khó khăn trong khâu bảo quản.
* Những thách thức
Nhìn chung có những thách thức hiện diện trong toàn bộ ngành hàng miến dong Bình Liêu là:
Chưa có cơ chế chính sách cụ thể mà chỉ khuyến khích hộ trồng và chế biến. Gặp nhiều rủi ro trong sản xuất, sản xuất phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên và nguồn nguyên liệu không đáp ứng đầu vào chế biến làm cho giá cả sản phẩm không ổn định.
Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. việc xử lý môi trường trong quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không tính đến định hướng phát triển lâu dài, chưa tin tưởng tuyệt đối vào kế hoạch phát triển chung của ngành.
Vẫn còn tồn tại thói quen sản xuất tự phát, dễ dẫn đến giá cả không ổn định khi thị trường có biến động, gây thiệt hại cho chính bản thân họ.
4.3.6.3 Tổng hợp SWOT
Điểm mạnh (S)
- Điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn lợi, nhân lực, phân bón, sức kéo dễ kiếm.
- Các cơ sở chế biến gần nguồn nguyên liệu, có điều kiện rút ngắn kênh thị trường.
- Người dân ở đây đã có kinh nghiệm sản xuất miến dong từ rất lâu nên hình thành những kinh nghiệm quý báu để tạo ra những sản phẩm miến dong ngon.
- Các hộ có hy vọng vào cây dong riềng và luôn để cây dong riềng có mặt trong cơ cấu cây trồng của hộ.
Điểm yếu (W)
- Người trồng củ vẫn mang tính chất tận dụng nguồn lực sẵn có, chưa thực sự liên kết đầu tư trên quy mô rộng. - Vốn đầu tư cho công nghệ chế biến mới của hộ còn thiếu đặc biệt là hộ nghèo. Cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất, bảo quản và chế biến hạn chế. Chưa có thủy lợi cho các ruộng nương trồng dong riềng.
- Nhiều yếu tố mang tính tự phát, thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng
- Công tác dự báo và thông tin thị trường chưa được chú trọng, nhận
- Các hộ dân đã nhận thức được lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường của cây dong riềng đối với sự phát triển của một huyện miền núi như huyện Bình Liêu.
thức của nông hộ còn chưa tốt về vấn đề tiếp cận thị trường.
- Trình độ áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm của các hộ còn thiếu khoa học, thiếu kỹ thuật.
Cơ hội (O)
- Những chủ trương, chính sách,
chương trình, chiến lược phát triển thể hiện sự quan tâm của huyện, tỉnh và Nhà nước.
- Hợp tác, thu hút đầu tư của các tổ
chức và cá nhân, tiếp thu công nghệ, phương tiện, kỹ thuật hiện đại.
- Tìm kiếm và mở rộng thị trường,
TTXTTM đang có những hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm miến dong Bình Liêu để tìm kiếm thị trường mới và tiếp cận thị trường tiềm năng.
- Thành lập các câu lạc bộ, các lớp tập
huấn về kỹ thuật sản xuất, tiết kiệm nguồn nguyên liệu và xử lý chất thải...
Thách thức (T)
- Chưa có cơ chế chính sách cụ thể mà
chỉ khuyến khích hộ trồng và chế biến.
- Gặp nhiều rủi ro trong sản xuất, sản
xuất phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên và nguồn nguyên liệu không đáp ứng đầu vào chế biến làm cho giá cả sản phẩm không ổn định.
- Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. .
- Người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không tính đến định hướng phát triển lâu dài.
Dựa trên các yếu tố trong SWOT, căn cứ vào tình hình thực tế ta có thể kết hợp một số yếu tố chủ yếu giữa 4 thành phần trên trong sơ đồ SWOT nhằm thấy được phương hướng sản xuất và phát triển chế biến củ dong riềng như sau:
Kết hợp S-O
- Tăng cường mở rộng quy mô sản xuất và chế biến cũng như liên kết giữa các tác nhân sản xuất và chế biến.
- Thành lập các hiệp hội hỗ trợ ngành hàng phát triển từ sản xuất, chế biến, thương mại, tiêu dùng.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, chính quyền địa phương cũng như chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp miền núi của Nhà nước.
- Tìm kiếm công nghệ mới và kêu gọi tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Kết hợp S-T
- Chính quyền cần có các biện pháp cụ thể để giảm thiểu rủi ro trong các khâu trong ngành hàng.
- Từng bước chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng thương hiệu ngày càng lớn mạnh và uy tín trên thị trường nhằm tăng giá bán của chính phẩm.
- Tăng cường khuyến khích các tác nhân trong ngành hàng, tuyên truyền tầm quan trọng của ngành hàng đối với lao động trẻ tại địa phương.
- Phân tích cho các tác nhân trong ngành hàng thấy được lợi ích khi áp dụng kỹ thuật công nghệ trong sản xuất và chế biến, chỉ ra được lợi ích kinh tế mà ngành hàng miến dong đem lại cho địa phương.
Kết hợp W-O
- Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật trồng và chế biến, phát triển tiềm lực sẵn có của địa phương.
- Tạo điều kiện cho các tác nhân hộ nông dân sản xuất nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển vùng nguyên liệu an toàn cho hoạt động chế biến miến dong.
- Hỗ trợ trong công tác xây dựng mô hình và công nghệ chế biến liên hoàn hiện đại.
- Hỗ trợ phát triển các hiệp hội nghiên cứu sản phẩm và thông tin thị trường giúp quảng bá thương hiệu miến dong rộng rãi trên thị trường tiêu dùng.
Kết hợp W-T
- Có các biện pháp hỗ trợ về kỹ thuật để khai thác tốt hơn những nguồn lực của địa phương, đẩy mạnh sản xuất trên quy mô rộng.
- Tuyên truyền cho các tác nhân sản xuất và chế biến biết tiết kiệm nguyên liệu sản xuất chế biến, tránh gây ô nhiễm môi trường.
- Phải tạo nhận thức tổng quát cho người dân để có thể tiếp cận và tạo môi trường thông thoáng trong các luồng hàng của ngành hàng từ đầu vào đến đầu ra, nhờ vậy đáp ứng được yêu cầu thực tế.